Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB đối với nghiệp vụ tín dụng tạ

Một phần của tài liệu 0686 kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng tại NHTM CP việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 77 - 83)

vụ tín dụng tại VPBank.

3.2.1. Hoàn thiện môi trường kiểm soát 3.2.1.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản

- Ngân hàng cần xây dựng chính sách, quy định cụ thể, rõ ràng hơn, tính đến các vuớng mắc có thể xảy ra để tránh việc khó khăn trong quá trình vận hành.

-Hoàn thiện hệ thống văn bản lưu trữ để có thể dễ dàng tìm kiếm và nghiên cứu. Thường xuyên hệ thống hóa danh mục văn bản quy định còn hiệu lực phục vụ cho việc cập nhật kiến thức cho nhân viên đặc biệt là các nhân viên mới.

-Các bộ phận phụ trách ban hành văn bản, mẫu biểu như Khối Pháp chế, Phòng Phát triển sản phẩm... cần phối hợp chặt chẽ, thường xuyên cập nhật những thay đổi trong chính sách của Ngân hàng Nhà nước để chủ động ban hành các quy định phù hợp tạo thuận lợi cho quá trình vận hành. Trước khi các thay đổi trong chính sách của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực cần chủ động phân tích, xây dựng quy định của Ngân hàng tham khảo ý kiến của các bộ phận liên quan nhằm hạn chế những khó khăn trong quá trình áp dụng thực tế.

-Xây dựng cơ chế vận hành chung cho các quy định sản phẩm hiện nay nhằm thống nhất tránh việc có nhiều văn bản trùng lặp về nội dung, tiếp thu quá nhiều văn bản gây khó khăn, nhầm lẫn kiến thức giữa các quy định.

-Hạn chế việc xây dựng các quy định sản phẩm có tính chất tương tự nhau, đánh giá lại chất lượng và tính khả thi của các sản phẩm hiện nay những chương trình nào không còn phù hợp thì loại bỏ, thay thế bằng các quy định phù hợp hơn với xu hướng phát triển của ngân hàng và nhu cầu khách hàng

3.2.1.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự

-Có kế hoạch bồi dưỡng và nâng cao phẩm chất đạo đức của cán bộ kiểm tra, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng kiểm tra của từng người, giúp họ có đủ năng lực trình độ, phẩm chất đạo đức trình độ nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

-Từng cán bộ kiểm tra phải ý thức vai trò, trách nhiệm của mình, tự phấn đấu rèn luyện phẩm chất đạo đức, trình độ nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu đổi mới trong toàn hệ thống.

-Thường xuyên rà soát các thủ tục kiểm soát trong các hoạt động như hoạt động tín dụng, kinh doanh nguồn vốn .. nhằm đảm bảo các quy trình thực hiện của các nghiệp vụ này luôn phù hợp với mục tiêu quản lý rủi ro và tạo tiện ích cho Khách hàng.

-Tính hiệu quả và mức độ chặt chẽ, độc lập của hệ thống phân công, phân nhiệm giữa các chức năng trong quy trình thực hiện từng nhiệm vụ.

-Tổng hợp rủi ro của từng hoạt động, đặc biệt là rủi ro tín dụng và rút ra kinh nghiệm quản lý rủi ro cho toàn hệ thống.

-Kiểm tra, đánh giá lại trình độ nghiệp vụ, mức độ hiểu biết quy trình và cập nhật kiến thức của đội ngũ nhân viên trong Ngân hàng

-Đánh giá lại bộ chỉ tiêu cho từng bộ phận phù hợp với tình hình phát triển của ngân hàng và mức độ đáp ứng nhu cầu khách hàng của các quy định chính sách sản phẩm. Việc xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá hợp lý sẽ tạo động lực cho các nhân viên mà không tạo áp lực quá lớn ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Việc tăng các chỉ số đánh giá cần ở mức vừa phải để cho nhân viên có thể đạt được chứ không nhất thiết phải tăng cao nhanh chóng đảm bảo mục tiêu của ngân hàng tăng trưởng tín dụng đi đôi với kiểm soát rủi ro.

3.2.2. Hoàn thiện hoạt động kiểm soát tín dụng

3.2.2.1. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong thẩm định và quyết định cho vay

Tăng cường nhân sự cho bộ phận thực địa nhằm khai thác, đánh giá thông tin một cách có hiệu quả nhất phục vụ công tác thẩm định hồ sơ tín dụng.

Tăng cường công tác thẩm định thực tế khách hàng thông qua nhiều biện pháp như đánh giá thực địa, tham khảo ý kiến từ các đối tác, các nhà đầu tư của khách hàng nhằm đánh giá đúng năng lực khách hàng.

công tác đánh giá tình hình thực tế của khách hàng giúp đưa ra những quyết định khách quan, chính xác, hạn chế rủi ro trong quyết định cấp tín dụng.

- Phối hợp với một số cơ quan chức năng khác như Sở Kế

hoạch và Đầu tư, Cục Thống Kê, Cục Thuế để có thông tin nhanh nhất về các doanh nghiệp mới thành lập, giải thể, phá sản,... để nắm bắt tính xác thực thông tin để có biện pháp xử lý kịp thời nhằm hạn chế rủi ro. Thực hiện truyền thông rộng rãi hơn thông tin đến các đơn vị liên quan.

3.2.2.2. Tăng cường công tác kiểm soát sau vay

Vấn đề gian lận, rủi ro trong kinh doanh là khó tránh khỏi trong cơ chế thị trường hiện nay. Do đó, công tác kiểm tra đánh giá, giám sát cần được thực hiện nghiêm túc nhất là giai đoạn trong và sau khi cho vay. Cụ thể:

Bổ sung thêm nhân sự có chuyên môn nghiệp vụ cho bộ phận thẩm định, hỗ trợ xử lý tín dụng và bộ phận kiểm soát sau.

Tăng cường công tác thẩm định thực địa khách hàng sau khi cấp tín dụng nhằm kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay và tình trạng hoạt động của khách hàng để đưa ra các cảnh báo, biện pháp thu hồi nợ kịp thời nếu khách hàng có dấu hiệu hoạt động không tốt có nguy cơ quá hạn trả nợ ngân hàng.

Khi phát hiện những món vay biểu hiện có vấn đề, như khách hàng vay cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng tín dụng, cán bộ tín dụng phải lập biên bản và báo cáo ngay lãnh đạo ngân hàng để có biện pháp xử lý kịp thời.

3.2.3. Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin tín dụng

Xây dựng ngân hàng dữ liệu về khách hàng, cập nhật thường xuyên, liên tục phục vụ cho công tác thẩm định cho vay, đánh giá khách hàng

Các dự án ứng dụng công nghệ thông tin của từng bộ phận phòng ban mặc dù do đặc trưng chức năng sẽ khác nhau nhưng cần phải được thực

hiện đồng bộ và phải được cung cấp bởi các đối tác có uy tín trên thị trường.

-Hệ thống truyền thông phải đảm bảo cho nhân viên ở mọi cấp độ đều có thể hiểu và nắm rõ các nội quy, chuẩn mực của ngân hàng, đảm bảo thông tin được cung cấp kịp thời, chính xác đến các cấp có thẩm quyền theo quy định.

-Cần hoàn thiện hệ thống lưu trữ tất cả văn bản quy phạm bên ngoài và nội bộ ngân hàng, cập nhật đầy đủ tính hiệu lực của hệ thống văn bản

-Ngân hàng phải thường xuyên cập nhật các thông tin quan trọng cho Ban lãnh đạo và những người có thẩm quyền thông qua hệ thống báo cáo quản trị theo định kỳ hàng ngày, tuần.

-Trao đổi , làm việc với Khối Công nghệ thông tin và các đối tác trong lĩnh vực công nghệ thông tin cải thiện những nhược điểm của hệ thống, nâng cao chất lượng hệ thống tránh tình trạng quá tải, hay xảy ra lỗi ảnh hưởng đến

KẾT LUẬN

Nền kinh tế toàn cầu trong năm 2018 được kỳ vọng sẽ duy trì đà phục hồi với tăng trưởng khả quan ở hầu hết các nền kinh tế chủ chốt. Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF dự báo tăng trưởng toàn cầu ở mức 3,7%. Tuy nhiên tăng trưởng được dự báo là không đồng đều và còn yếu ở một nước (châu Phi, Trung Đông, Mỹ La Tinh) đồng thời tiềm ẩn một số rủi ro như xu hướng bảo hộ hay các bất ổn chính trị. Kinh tế châu Á được dự đoán tăng trưởng khả quan nhờ tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng trong khu vực và trên thế giới cộng với chính sách tiền tệ nới lỏng của các quốc gia.

Trong bối cảnh đó, Việt Nam được đánh giá sẽ là điểm sáng trong các nền kinh tế ASEAN (Theo Moody’s Investors). Tuy nhiên, những thách thức cho kinh tế Việt Nam là giữ được tăng trưởng trong môi trường lạm phát thấp, thay đổi chính sách thương mại của các quốc gia làm ảnh hưởng đến xuất khẩu. Mục tiêu tăng trưởng 6,5%-6,7% do Quốc Hội đặt ra được đánh giá là khá thận trọng và khả thi. Tăng trưởng tín dụng mục tiêu sẽ ở mức 18-20% (gấp 2.5-3 lần tăng trưởng kinh tế) được cho là mức hợp lý đề thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà không làm gia tăng lạm phát.

Năm 2018, bên cạnh các chính sách để điều tiết kinh tế, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục các nỗ lực cấu trúc ngành tài chính ngân hàng, đặt trọng tâm vào an toàn hiệu quả hoạt động của hệ thống. Đầu năm 2018, Luật các Tổ chức tín dụng sửa đổi chính thức có hiệu lực, theo đó cho phép phá sản ngân hàng, quy định mới sẽ gây các áp lực tích cực lên các ngân hàng để minh bạch hóa, cải thiện chất lượng tài sản, tăng vốn, nâng cao chất lượng dịch vụ. Do đó, việc xây dựng và hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại các NHTM luôn có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn. Nó mang lại sự đảm bảo hợp lý về sự hoạt động an toàn và lành mạnh của ngân hàng. Từ việc tìm hiểu thực trạng hoạt động kiểm soát nội bộ của Ngân hàng TMCP Việt

Nam Thịnh Vượng và yêu cầu của thực tiễn tác giả đã đưa ra các điểm mạnh và hạn chế của kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm soát nội bộ. Một số giải pháp đã nêu chắc chắn chưa thật sự đầy đủ nhưng với mong muốn góp một phần công sức nhỏ bé giúp hoạt động kiểm soát nội bộ của ngân hàng trong thời gian tới tiếp tục hoàn thiện và đạt hiệu quả hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đinh Thị Thu Phương - 2014, Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Chi nhánh Bắc Đà Nằng.

2. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, Báo cáo tài chính thường niên 2016, 2017.

3. TS. Phạm Thanh Thủy - 2016, Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại Việt Nam và một số khuyến nghị.

4. TS. Trần Huy Hoàng- 2003, Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Thống kê

5. TS. Vũ Hữu Đức, Tổng quan về kiểm soát nội bộ.

6. ThS. Vũ Thuý Ngọc- 2006, Hệ thống Kiểm soát nội bộ của một ngân hàng hiện đại, Tạp chí ngân hàng số 9/2006.

7. Tạp chí tin học ngân hàng-2014, Tổng quan Basel II

8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - 2013 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

9. Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng, Basel I

10. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, Quy định 10-2016/Qđi-TGĐ về vay cầm cố 100% giấy tờ có giá do VPBank phát hành

11. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, Quy định 1029-2015/Qđi- TGĐ Quy định phê duyệt tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng.

Một phần của tài liệu 0686 kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng tại NHTM CP việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w