Phần 2 : NỘI DUNG
2.2. Thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động cấp tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt
2.2.5. Thực tế vận hành hoạt động kiểm soát nghiệp vụ cấp tín dụng tại VPBank
dụng tại VPBank
- Nhìn chung việc xây dựng chính sách và thủ tục kiểm soát tại VPBank khá chặt chẽ. VPBank tiếp tục tập trung rà soát và hoàn thiện các tiêu chí thẩm định tín dụng nhằm kiểm soát nợ xấu. Nhờ áp dụng thẻ điểm cho các hồ sơ tín dụng của khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ và mô hình xếp hạng tín dụng với khách hàng doanh nghiệp lớn và định chế tài chính, VPBank đã lựa chọn được những khách hàng có chất lượng tín dụng tốt. Bên cạnh đó, hệ thống thu hồi nợ đã được hoàn thiện và chuyên môn hóa theo khách hàng, tuổi nợ và đã đạt được những kết quả khả quan. Nhờ đó, tỷ lệ nợ xấu của toàn Ngân hàng được kiểm soát tốt, luôn duy trì ở mức dưới 3%.
Đơn vị tính: tỷ đồng
Dư nự Ngân hàng mẹ FE Credit VPBank hựp nhất (31/3/2017) VPBank hợp nhất (31/12/2016) Nự nhóm 1 108,106,6 48 83 28,561,4 ____________ ____________ Ny nhóm 2 __________5 868,335 _________562 4 292 ______________896 10 160 _______________955,500 7 Nợ nhóm 3 __________ __________ _______________3 013 467 _______________ Ny nhóm 4 ___________ ___________ _______________1 192,592 _________________ Nự nhóm 5 __________ _____________30 174 _______________1 119 717 _________________896 303 lăm_____ 117,335,8 04 01 34,819,0 ___________ ___________ Tổng nự xấu r 3 360 821 " F 5325 776 " 207053 4 Tỷ lệ nự xấu ______________ ______________ ________________ 3.50⅜ ___________________
Nguồn: Bao cao tài Chtnh hop nhát kiém toan
Bảng 2.1: Tỷ lệ nợ xấu của VPBank các năm 2016, 2017
(Nguồn báo cáo tài chính VPBank năm 2017)
- Kiểm soát vận hành: khung kiểm tra và đánh giá, kiểm soát rủi ro vận hành đã được áp dụng cho tất cả các bộ phận xử lý giao dịch ở các đơn vị. Bộ phận kiểm soát sau đã nâng cấp hệ thống giám sát nhằm có được dữ liệu chất lượng hơn, giúp kiểm soát và giám sát tín dụng của khách hàng hiệu quả hơn.
- Tuy nhiên trong thực tế vận hành vẫn còn những bất cập gây rủi ro cho Ngân hàng, có thể kể đến một số sự việc như sau:
Câu chuyện thực tế 1:
Ngày 14/2/2017, ông Nguyên Trọng Tân (SN 1976, trú tại Thôn Xuân Cước, xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, Thái Bình) phản ánh do bị bệnh hiểm nghèo nên đã đến ngân hàng VPBank và được ngân hàng cho vay 110 triệu đồng với lãi suât 27% một năm theo hình thức vay tín châp, các thủ tục vay được ký theo đúng quy định của ngân hàng, sau đó ông đã tât toán trước hạn khoản vay này.Đến ngày 28/12/2016, ông Tân nhận được tin nhắn VPBank với nội dung: "VPBank đã nhận hồ sơ câp tín dụng của Quý khách (QK) và sẽ liên hệ với QK trong vài giờ. QK vui lòng chuẩn bị săn hồ sơ, thông tin cá nhân. Xin cảm ơn QK".Sau đó bât ngờ ông Tân lại nhận được tin nhắn tài khoản tại VPBank tăng 132.000.000 VND do nhận nợ theo hợp đồng tín dụng đã ký.
Câu chuyện thực tế 2:
Ông Dương Văn Hải bị nhân viên ngân hàng lợi dụng thông tin cá nhân lập hồ sơ giả để mở thẻ tín dụng phục v ụ mục đích cá nhân. Sau đó thẻ tín dụng đã bị lên nợ quá hạn nhóm 5, điều này gây ảnh hưởng rât xâu đến lịch sử tín dụng của Khách hàng, cùng với đó là uy tín của ngân hàng, sự nghi ngờ của khách hàng đối với việc bảo mật các thông tin cá nhân của ngân hàng.
Bảng 2.2: Phân loại nợ VPBank
- Vụ việc trên cho thấy việc vận hành kiểm soát nội bộ đang gặp vấn đề và ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của ngân hàng, cụ thể:
+ Rủi ro do con người: đã có nhân viên ngân hàng lợi dụng thông tin của khách hàng lập hồ sơ giả mạo. Lỗ hổng trong khâu quản lý của ban lãnh đạo trực tiếp chi nhánh/ phòng giao dịch trong quá trình kiểm soát hoạt động tín dụng.
+ Quá trình thẩm định hồ sơ rất khó phát hiện việc ký và lập hồ sơ giả mạo khi hồ sơ scan cung cấp qua hệ thống luân chuyển.
Từ hai ví dụ trên cho vay việc thiết kế các hoạt động kiểm soát nội bộ tốt thôi chưa đủ mà quan trọng hơn là vận hành thực tế như thế nào. Việc áp dụng thực tế kiểm soát nội bộ tại VPBank đang gặp khó khăn mà yếu tố chính là con người.
Bản thân tác giả trong quá trình vận hành cũng thấy những điều hạn chế sau:
+ Văn bản còn chồng chéo, cùng 1 vấn đề liên quan đến sản phẩm mà có nhiều văn bản quy định cùng có tình trạng hiệu lực.
+ Lượng chỉ tiêu tín dụng (KPI) được giao cho cán bộ tín dụng tăng cao hàng năm khoảng 10-15% chỉ tiêu năm cũ -> việc tăng chỉ tiêu này dẫn đến áp lực rất lớn cho đơn vị kinh doanh, khách hàng tốt ngày càng ít và rất khó cạnh tranh với các Ngân hàng mạnh như Vietinbank, BIDV hay Vietcombank, điều này dẫn đến phải tìm kiếm những khách hàng đang có nhu cầu nhưng có thể chưa đủ điều kiện vay vốn tại các ngân hàng khác. Điều này dễ dẫn đến giả mạo, sửa hồ sơ sao cho khách hàng được vay vốn.
+ Chỉ tiêu của cán bộ tín dụng tăng dẫn đến lượng công việc của các bộ phận thẩm định cũng tăng theo đặc biệt là thời điểm cuối năm lượng hồ sơ tăng đột biến có thể dẫn đến quá tải ảnh hưởng đến chất lượng làm việc khi phải làm việc liên tục cho kịp tiến độ. Điều này cũng dẫn đến thời gian cập
nhật thông tin quy định sản phẩm mới không có nhiều có thể dẫn đến rủi ro trong quá trình hoạt động.
+ Ngoài công việc chính là thẩm định và hỗ trợ tín dụng các bộ phận độc lập này còn phải làm rất nhiều các công việc ngoài khác nhu các báo cáo, góp ý ban hành sửa đổi sản phẩm quy trình... các công việc ngoài này cũng tốn khá nhiều thời gian và tâm sức vì thế có thể bị phân tâm khi thực hiện các công việc chuyên môn chính.
+ Cán bộ tín dụng thuờng chỉ chú tâm đến việc tìm kiếm khách hàng mà chua thuờng xuyên tìm hiểu, cập nhật kiến thức các sản phẩm ảnh huởng đến đánh giá ban đầu các điều kiện của khách hàng có đáp ứng quy định hay không khi đơn vị kinh doanh là chốt chặt đầu tiên và vô cùng quan trọng trong quy trính tín dụng.
+ Các hệ thống, phần mềm sử dụng trong quy trình tín dụng nhiều khi bị lỗi, quá tải ảnh huởng đến kết quả thẩm định và kiểm soát hồ sơ trong quá trình cấp tín dụng nhu phần mềm kiểm soát chứng từ sau giải ngân.