thương mại
1.2.1.1. Năng lực cạnh tranh của ngân hàng
a. Khái niệm năng lực cạnh tranh trong ngân hàng
Hiện nay, có nhiều khái niệm được đưa ra để mô tả về năng lực cạnh tranh nói chung và năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng. Trong phạm vi đề tài, tác giả đề cập đến khái niệm này theo cách hiểu phổ
19
biến nhất, Theo đó, năng lực cạnh tranh của ngân hàng được hiểu là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của một ngân hàng trên cơ sở phát huy các lợi thế cạnh tranh.
Các lợi thế cạnh tranh trong ngân hàng bao gồm: trình độ quản lý, năng lực tài chính, trình độ công nghệ,...
b. Các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng
- Nhân tố khách quan: Có nhiều nhân tố khách quan tác động và ảnh hưởng đến khả năng phát huy các lợi thế cạnh tranh của một TCTD nói chung và NHTM nói riêng. Trước hết phải kể đến là việc hình thành và mở rộng mạng lưới của các TCTD đã ảnh hưởng lớn đến thị phần hoạt động của TCTD hiện tại. Bên cạnh đó, với tham vọng hướng tới hình thành tập đoàn tài chính đa năng, cùng với sự phát triển của công nghệ, các sản phẩm tài chính mới ra đời đã mang đến cho người tiêu dùng nhiều lựa chọn đa dạng, điều này đe dọa lợi thế của các NHTM, đồng thời có tác động làm giảm thị phần và tốc độ phát triển của Ngân hàng.
- Nhân tố chủ quan: Bên cạnh các nhân tố khách quan, có nhiều nhân tố nội tại tác động đến năng lực cạnh tranh của các NHTM như: năng lực lãnh đạo của Ngân hàng, quy mô vốn và tài chính của Ngân hàng, công nghệ, chất lượng dịch vụ, thương hiệu,.
2.2.1.2. Vai trò của M&A trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại
a. Tăng lợi ích kinh tế từ quy mô, giảm chi phí
M&A là cơ hội để các NHTM tận dụng mạng lưới, thị phần hoạt động. Đồng thời, thông qua việc tận dụng các yếu tố trùng lắp như hệ thống phân phối, tiếp thị, nhân sự, hạ tầng kỹ thuật,.. .các NHTM đã cắt giảm được đáng kể chi phí hoạt động, tập trung nguồn lực vào các lợi thế kinh doanh.
20
có điều kiện để áp dụng công nghệ mới, mở rộng mạng lưới cũng như đa dạng
hóa các dịch vụ cung cấp cho khách hàng, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động.
Bên cạnh đó, với quy mô vốn lớn, ngân hàng sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay
vốn của khách hàng, đặc biệt là những khách hàng có nhu cầu lớn và tiềm năng phát triển mạnh. Lợi nhuận ngân hàng sẽ tăng lên mà ngân hàng vẫn đảm bảo được an toàn về thanh khoản.
- Hiệu quả từ việc giảm chi phí: Khi một ngân hàng mua lại hoặc sáp nhập với một ngân hàng khác, ngân hàng đó sẽ mặc nhiên có được thị trường rộng lớn mà không phải tốn nhiều chi phí cho việc gia nhập thị trường. Bộ máy quản lý thanh giảm, tài sản cố định được khai thác triệt để hơn làm giảm các chi phí cố định về nhà xưởng phòng ban, máy móc cũng như các chi phí quản lý. Bên cạnh đó, tổ chức thâu tóm có thể giảm được đáng kể khoản thuế thu nhập doanh nghiệp nhờ vào những khoản lỗ kinh doanh của ngân hàng mục tiêu.
- Tăng sức mạnh thị trường: Điều này xuất phát từ việc tăng hiệu quả kinh doanh của hoạt động ngân hàng. Quy mô vốn lớn, hiệu quả hoạt động cao, chi phí giảm, sản phẩm dịch vụ phong phú đa dạng, thị trường được mở rộng, ngân hàng sẽ nâng cao được khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường.
b. Cải thiện các yếu tố tài chính
M&A giúp các NHTM tăng vốn điều lệ, quy mô tổng tài sản, cơ cấu lại danh mục tài sản nợ - có, tạo điều kiện để NHTM mở rộng hoạt động kinh doanh, đầu tư,.. .mà vẫn đáp ứng được các tiêu chuẩn của NHNN về an toàn hệ thống. Bên cạnh đó, cải thiện các chỉ số tài chính giúp các NHTM có thể đứng vững trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay.
21
Nâng cao chất lượng dịch vụ và tính đa dạng của sản phẩm dịch vụ cung ứng
Với việc M&A, các NHTM có cơ hội tiếp cận, triển khai các sản phẩm dịch vụ mới, chắt lọc hoạt động; ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động kinh doanh. Từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa sản phẩm.
Đa dạng hóa sản phẩm, hướng tới hình thành tập đoàn đa năng giúp các NHTM đáp ứng được đầy đủ hơn nhu cầu thị trường, đứng vững dưới những tác động tiêu cực của nền kinh tế do không bị phụ thuộc vào một vài sản phẩm dịch vụ truyền thống.
Khai thác triệt để nguồn đầu tư nước ngoài
Vốn đầu tư từ nước ngoài vào các ngân hàng trong nước luôn bị hạn chế bởi một tỷ lệ nhất định theo quy định của NHNN, hiện nay, mức sở hữu cổ phần của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và người có liên quan của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài không được vượt quá 15% vốn điều lệ của TCTD và tổng mức sở hữu cổ phần của tất cả các nhà đầu tư chiến lược không vượt quá 30% vốn điều lệ của TCTD. Như vậy, khi quy mô của ngân hàng tăng, nguồn đầu tư từ nước ngoài vào các ngân hàng này cũng tăng lên, ngân hàng sẽ khai thác được triệt để nguồn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nhưng vẫn đảm bảo được tỷ lệ theo quy định này.
Từ những lợi ích trên, vị thế của NHTM trên thị trường được nâng cao, uy tín giao dịch được đảm bảo, tăng khả năng cạnh tranh của NHTM không những ở thị trường trong nước mà còn trên trường quốc tế.
1.2.1.3. Các yếu tố tác động đến hoạt động mua lại và sáp nhập ngân hàng a. Những yếu tố khách quan
- Môi trường pháp lý: Đây là điều kiện quan trọng cho việc tiến hành
M&A nói chung và trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng. Chỉ khi hành lang pháp lý thông thoáng, trong đó những quy định về sáp nhập và mua lại ngân hàng được đưa ra rõ ràng và đầy đủ, hoạt động M&A mới có thể được tiến hành một cách trôi chảy và hiệu quả.
22
- Sự phát triển của ngành ngân hàng và các định chế tài chính khác: M&A trong lĩnh vực ngân hàng là sự liên kết, hợp tác không chỉ giữa các ngân hàng với nhau mà còn giữa ngân hàng với các định chế tài chính khác trong nền kinh tế như công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, tập đoàn tài chính... Vì vậy, chỉ có thể tiến thành công M&A khi lĩnh vực tài chính - ngân hàng đã phát triển mạnh mẽ và đồng bộ.
- Sự phát triển của hạ tầng cơ sở phục vụ hoạt động M&A: M&A là một giao dịch thương mại, tài chính, đòi hỏi thông tin cung cấp về các tổ chức phải đầy đủ, kịp thời, minh bạch và có tính hệ thống. Điều này phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của hạ tầng công nghệ.
- Tính hiệu quả của các tổ chức có liên quan đến hoạt động định giá như các công ty kiểm toán, công ty đánh giá xếp hạng doanh nghiệp, công ty phân tích tài chính, các công ty chứng khoán... Một trong những yêu cầu đặt ra cho các bên khi tham gia vào hoạt động M&A là tính minh bạch của thông tin, bởi nguồn thông tin có liên qua trực tiếp đến việc định giá tài sản, từ đó quyết định đến giá trị giao dịch. Bên cạnh những yếu tố định lượng thì các giá trị vô hình đóng góp một phần quan trọng vào toàn bộ giá trị của ngân hàng. Thông tin nhận được từ các tổ chức kiểm toán, các công ty đánh giá xếp hạng tín nhiệm là cơ sở xác định những giá trị đó. Thông qua hiệu quả hoạt động của những tổ chức này, các TCTD có thể dễ dàng lựa chọn cho mình những đối tác lớn, đáng tin cậy để hợp tác và cùng phát triển.
b. Các yếu tố nội tại của các chủ thể tham gia M&A
- Năng lực quản trị điều hành: Trong quá trình chuẩn bị cho M&A, Các nhà quản trị ngân hàng cần xác định rõ mục đích của thương vụ M&A. M&A có thể vì những mục tiêu cụ thể như mở rộng thị trường, tận dụng công nghệ, nhân lực và các lợi thế cạnh tranh khác. Tuy nhiên cần nhận thức được rằng M&A không phải là mục tiêu cuối cùng mà chỉ là công cụ để TCTD đạt được những mục tiêu phát triển dài hạn của đơn vị. Ngoài ra,
Nước Số lượng ngân hàng Số lượng chi nhánh Số lượng sáp nhập và chuyển giao Trong đó xuyên 23
thông qua việc đánh giá hiệu quả hoạt động, phân tích mức độ rủi ro của đối tác và nhận định xu hướng, các nhà quản trị sẽ quyết định việc lựa chọn đối tác chiến lược, phương thức và hình thức tiến hành M&A thế nào cho phù hợp.
Các vấn đề nảy sinh sau mua bán, sáp nhập như: sự khác biệt về văn hóa, sự bất phân quyền trong một vụ hợp nhất, việc thống nhất phương án kinh doanh... cần phải được các nhà quản trị đưa ra bàn luận và giải quyết triệt để trước khi tiến hành một thương vụ mua lại hoặc sáp nhập.
- Nguồn lực tài chính: Tài chính được coi là yếu tố tiên quyết cho hoạt động M&A. Trong giới hạn tài chính của đơn vị mình, các nhà quản trị sẽ quyết định việc lựa chọn đối tác, phương thức và hình thức của M&A.
- Sự chủ động của các ngân hàng: M&A, một khi đã được vạch rõ kế hoạch và chuẩn bị những tiền đề cần thiết để tiến hành như nguồn tài chính, các tiêu chuẩn lựa chọn đối tác, phương thức tiến hành. bao giờ cũng sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Ngày nay trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các nhà quản trị ngân hàng cần nhanh chóng nắm bắt những cơ hội hợp tác có lợi cho mình, chủ động lên kế hoạch để tăng hiệu quả của hoạt động M&A.