Hoạtđộng ngành ngân hàng tại Việt Nam thời gian qua và tính tất

Một phần của tài liệu 0701 mua lại và sáp nhập NH giải pháp cạnh tranh cho các NHTM việt nam trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 53 - 58)

Với những tác động mạnh mẽ của khủng hoảng kinh tế, tài chính ngân hàng là lĩnh vực gánh chịu những hậu quả hết sức nghiêm trọng: tăng trưởng tín dụng thấp, nợ xấu tăng mạnh, tình trạng vỡ nợ, lừa đảo gia tăng,... Dưới đây, tác giả sẽ điểm qua một số vấn đề nổi bật trong hoạt động của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam thời gian qua.

Ngân hàng Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Tổng nợ xấu Tổng dư nợ Tỷ lệ nợ xấu (%) SHB 1.053 1.725 2.067 4.846 56.813 8,53 BIDV 5.648 744 2.680 9.072 339.931 2,67 ACB 747 673 1.150 2.571 102.802 2,5 Vietcombank 2.926 1.224 1.312 5.462 241.163 2,26 MBBank 299 433 637 1.369 73.912 1,85 Vietinbank 995 1.789 2.106 4.890 333.356 1,47 Eximank 50 145 793 988 74.922 1,32 Sacombank 310 634 193 1138 96334 1,18 42 2.1.2.1. Tăng trưởng tín dụng thấp

Năm 2012, lần đầu tiên trong 20 năm, tăng trưởng tín dụng tại Việt Nam dưới 2 con số. Theo số liệu của NHNN, tín dụng của toàn hệ thống tăng trưởng 4,85% trong 11 tháng đầu năm và cả năm đạt 8,9%. Trong đó, tín dụng VNĐ tăng 11,51%, tín dụng ngoại tệ giảm 1,56% so với cuối năm 2011. Tín dụng nông nghiệp, nông thôn tăng khoảng 8%, tín dụng xuất khẩu tăng khoảng 14%, tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng khoảng 6,15%. Dư nợ cho vay các lĩnh vực không khuyến khích giảm và chiếm tỷ trọng khoảng 4,4% so tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Nguyên nhân tín dụng tăng thấp là do cầu yếu, khả năng tiêu thụ sản phẩm khó khăn, hàng tồn kho cao nên nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn; các TCTD phải kiểm soát chặt chẽ tín dụng nhằm ngăn chặn nợ xấu...

Biểu đồ 2.7: Tăng trưởng tín dụng qua các năm

Nguồn: Báo cáo ngành ngân hàng (2013) - PNS

Biểu đồ 2.8: Tăng trưởng tín dụng 6T/2013 của một số ngân hàng

Nguồn: VCBS tổng hợp

43

2.1.2.2. Nợ xấu tăng cao

Năm 2012, tốc độ tăng nợ xấu ở mức báo động, khi chỉ trong 9 tháng đầu năm đã tăng tới 66% so với cuối năm 2011. Tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống đến cuối tháng 9 là 8,82%. T uy nhiên theo báo cáo của các TCTD vào cuối năm 2012, nợ xấu khoảng 135.000 tỷ đồng, tương đương 4,86% tổng dư nợ (bằng ½ tỷ lệ nợ xấu theo công bố của NHNN) và tăng 67,25% so với 2011. Trong đó, 7 ngân hàng niêm yết trên sàn ngoại trừ Navibank, tổng nợ xấu đã lên đến 22.000 tỷ đồng. Nợ xấu tập trung ở nhóm các NHTM với 95,5% tổng nợ xấu của các TCTD trong nước (NHTM Nhà nước chiếm 50,5%).

Nợ xấu có tài sản đảm bảo bằng bất động sản và bất động sản hình thành trong tương lai chiếm đến hơn 70% tổng nợ xấu.

44

Biểu đồ 2.9: Diễn biến nợ xấu qua các năm

Nguồn: Báo cáo ngành ngân hàng (2013) - PNS

Biểu đồ 2.10: Diễn biến nợ xấu năm 2013

45

2.1.2.3. Sự sụt giảm đáng kể về lợi nhuận ngân hàng

Năm 2012, do tăng trưởng tín dụng ở mức thấp, lãi suất cho vay giảm, đồng thời chi phí dự phòng tăng mạnh, lợi nhuận ngân hàng sụt giảm đáng kể, nhiều ngân hàng có lợi nhuận âm. Theo thông tin NHNN công bố, tổng lợi nhuận toàn ngành ngân hàng năm 2012 là 28.600 tỷ đồng, sụt giảm gần 50% so với năm 2011. Hầu hết các ngân hàng đều bị sụt giảm lợi nhuận rất mạnh, ngay cả những ngân hàng lớn như Vietcombank, Vietinbank, BIDV, cũng không tăng trưởng đáng kể so với năm trước, dù vẫn đứng đầu toàn ngành về lợi nhuận.

Biểu đồ 2.11: Lãi ròng năm 2011 và 2012 của một số ngân hàng

Nguồn: Vietstock

Năm 2013, lợi nhuận ngành ngân hàng tiếp tục có dấu hiệu giảm sút khi 6 tháng đầu năm 2013, trừ Ngân hàng Công thương, các ngân hàng niêm yết đều có lợi nhuận sau thuế sụt giảm so với cùng kỳ, hầu hết các ngân hàng đều không đạt được mốc 50% kế hoạch lợi nhuận năm.

46

Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh 6T/2013 của một số ngân hàng

Nguồn: VCBS tổng hợp

Trước tình hình trên của nền kinh tế nói chung và hoạt động của hệ thống ngân hàng nói riêng, M&A vừa là xu hướng tất yếu, vừa là cơ hội để các TCTD thực hiện cơ cấu lại tổ chức, lành mạnh hóa hoạt động, tạo đà phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh, hướng tới sự phát triển bền vững và hiệu quả trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu 0701 mua lại và sáp nhập NH giải pháp cạnh tranh cho các NHTM việt nam trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w