Tình hình kinh tế Việt Nam sau khủng hoảng tài chính thế giớ

Một phần của tài liệu 0701 mua lại và sáp nhập NH giải pháp cạnh tranh cho các NHTM việt nam trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 49 - 53)

năm 2008

Năm 2008, khủng hoảng tài chính thế giới diễn ra và kéo dài suốt 5 năm qua đã tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế thế giới. Cuộc khủng hoảng đã ảnh hưởng tiêu cực, đẩy nền kinh tế Việt Nam rơi vào đáy suy thoái.

2.1.1.1. Tăng trưởng kinh tế thụt lùi

Theo thống kê của Tổng Cục thống kê, từ năm 2008, Việt Nam chìm trong vòng xoáy tăng trưởng chậm khi các thị trường xuất khẩu lớn bị ảnh hưởng, sức mua trong nước giảm. Cả giai đoạn này, tăng GDP luôn thấp hơn 7%

và ngày càng đi xuống, đến năm 2012 chỉ còn 5,03%, chưa bằng hai phần ba so

với mức trước khi khủng hoảng. Năm 2009, Chính phủ tung ra gói kích cầu 1 tỷ,

tuy nhiên vẫn chưa thể kéo được nền kinh tế ra khỏi vũng lầy của khủng

38

2.1.1.2. Lạm phát diễn biến khó lường

Năm 2008, chỉ số lạm phát ở Việt Nam lên tới gần 20% và duy trì ở hai con số suốt năm 2010 và 2011. Từ năm 2012, Chính phủ tiến hành thắt chặt chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát và luôn đặt mục tiêu n ày lên hàng đầu. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã giảm về một con số, song kèm theo đó là những hệ quả như tăng trưởng tín dụng thấp, vốn đầu tư toàn xã hội suy giảm. Ngoài ra, một số chuyên gia phân tích, lạm phát thấp thời gian qua chủ yếu do sức cầu kiệt quệ, rủi ro tăng giá vẫn luôn hiện hữu.

Biểu đồ 2.2: Chỉ số giá tiêu dùng từ năm 2008 - 2011

Nguồn: www.vcci.com.vn

Năm 2012, chỉ số CPI tại Việt Nam là 6,81%, giảm mạnh so với năm 2011 và thấp hơn so với mục tiêu của Quốc hội và Chính phủ là 8%. Nguyên nhân do tác động của nhiều yếu tố như lượng hàng hóa tồn kho lớn, sức mua giảm bởi hàng chục ngàn doanh nghiệp phải đóng cửa và thu hẹp sản xuất, kinh doanh,... Chỉ số CPI 6 tháng đầu năm 2013 tăng 6,69% so với cùng kỳ năm trước. Cả năm 2013, CPI được dự báo vào khoảng 8,5%.

39

2.1.1.3. Đầu tư toàn xã hội giảm mạnh

Suy thoái kinh tế, thắt chặt đầu tư công để kiểm soát lạm phát dẫn tới tỷ lệ đầu tư trên GDP liên tục suy giảm 3 năm qua, xuống dưới 30% GDP trong nửa đầu năm 2013 so với mức trên 40% GDP trước đó.

Biểu đồ 2.3: Vốn đầu tư toàn xã hội từ năm 2008

I IThực hiện %GDP

Nguồn: www.vcci.com.vn

2.1.1.4. Sản xuất công nghiệp ʃ trệ

Từ trước năm 2007, ngành công nghiệp của Việt Nam tăng trưởng rất mạnh và được coi là trụ đỡ để tiến hành công nghiệp hóa xong vào năm 2020. Tuy nhiên, trong 5 năm trở lại đây, lĩnh vực này đã có sự suy yếu dần do ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu, sức mua trong nước và nhu cầu xuất khẩu giảm. Đến năm 2012, tăng trưởng nhóm ngành công nghiệp ở mức báo động khi chỉ số sản xuất công nghiệp tăng dưới 5% .Nhiều ngành công nghiệp chủ chốt như khai khoáng, chế tạo sắt thép lao đao, thể hiện qua những con số tồn kho cao của toàn ngành. Từ đó, Chính phủ đã phải đưa ra nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng như hạ lãi suất, tạo điều kiện giảm hàng tồn kho cho doanh nghiệp... Với hành động này, sản xuất công nghiệp của Việt Nam 8 tháng đầu năm 2013 đã nhích lên, song vẫn còn ở mức rất thấp.

40

Biểu đồ 2.4: Chỉ số sản xuất công nghiệp từ năm 2008

Nguồn: www.vcci.com.vn

2.1.1.5. Giảm sức mua trong nền kinh tế

Trước khủng hoảng kinh tế, tổng mức hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tăng tới 31%, song khi thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, tăng trưởng kinh tế giảm, đời sống người dân khó khăn, tốc độ tăng của chỉ tiêu này liên tục giảm từ năm 2010 đến nay, phản ánh sức cầu ngày càng đi xuống.

Biểu đồ 2.5: Tổng mức hàng hóa bán lẻ và dịch vụ từ năm 2008

I I Giá trị —♦— Tốc độ

41

2.1.1.6. Thu hút vốn nước ngoài khó khăn

Khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong những năm kinh tế thế giới biến động đã giảm sút rất rõ rệt. Từ mức gần 72 tỷ USD năm 2008, đến nay trung bình chỉ còn khoảng 13 tỷ USD mỗi năm.

Biểu đồ 2.6: Thu hút và giải ngân vốn FDI từ năm 2008

□ Thu hút □ Giải ngân

Nguồn: www.vcci.com.vn

Tăng trưởng GDP chậm nhất 10 năm qua, lạm phát cao, tốc độ tăng trưởng của công nghiệp và dịch vụ ngày càng đi xuống cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang bộc lộ rõ những điểm yếu kém và chỉ khi khắc phục hết những yếu điểm này, Việt Nam mới mong thoát khỏi vòng xoáy khủng hoảng.

2.1.2. Hoạt động ngành ngân hàng tại Việt Nam thời gian qua và tính tấtyếu phải tiến hành M&A trong lĩnh vực ngân hàng

Một phần của tài liệu 0701 mua lại và sáp nhập NH giải pháp cạnh tranh cho các NHTM việt nam trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w