3.2.2.1. Xác định mục tiêu dài hạn và đưa ra định hướng phù hợp
Các TCTD cần xác định rõ đâu là mục tiêu dài hạn của tổ chức. Chẳng hạn: mục tiêu nâng cao năng lực tài chính, mở rộng thị trường, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, hay tận dụng công nghệ, mạng lưới,... Trên cơ sở xác định rõ mục tiêu dài hạn của tổ chức, dựa trên khả năng và các nguồn lực hiện có, các TCTD sẽ lựa chọn đối tượng, phương thức phù hợp để M&A đạt kết quả cao với chi phí thấp nhất. Dưới đây, tác giả mạnh dạn đưa ra một số gợi ý cho các ngân hàng trong việc xác định định hướng M&A như sau:
a. Định hướng cho hoạt động M&A của những ngân hàng hoạt động lành mạnh
Đây là những ngân hàng đã có lợi thế hơn hẳn so với đối thủ cạnh tranh về nguồn tài chính, thị phần hoạt động, trình độ công nghệ và khả năng cung ứng các dịch vụ hiện đại tới khách hàng. Đối với hoạt động M&A tại các ngân hàng này, cần có những định hướng cụ thể sau:
- Xây dựng kế hoạch và chủ động thực hiện M&A, coi kế hoạch M&A là một trong những kế hoạch dài hạn của ngân hàng. Ngân hàng cần xác định rõ những hoạt động cụ thể là: sáp nhập với các tổ chức tài chính có nguồn tài
87
chính và thị phần hoạt động đủ mạnh; mua lại những tổ chức tài chính có lợi thế về thị trường, sản phẩm nhưng năng lực quản lý kém.
- Chủ động nắm bắt những thông tin về đối tác thông qua hoạt động của đối tác trên thị trường chứng khoán; những đánh giá, nhận xét của các công ty đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp có uy tín trên thị trường về đối tác và thông tin
từ phía khách hàng và các bạn hàng của đối tác để có nguồn thông tin trung thực
và khách quan nhất, phục vụ cho việc đánh giá về thực lực của đối tác.
- Bản thân ngân hàng cũng cần đẩy nhanh việc áp dụng các chuẩn xếp hạng quốc tế và công bố kết quả xếp hạng định kỳ một cách công khai thông tin với các ngân hàng và các tổ chức tài chính trong ngoài và nước. Thông qua đó, ngân hàng sẽ có điều kiện tìm kiếm được những đối tác phù hợp và cùng có chung chiến lược phát triển.
- Tăng cường năng lực tài chính, tạo tiền đề cho việc mua lại, sáp nhập thông qua các hình thức: tăng vốn tự có, phát hành cổ phiếu và các công cụ nợ ra
thị trường trong nước và quốc tế; tăng cường công tác quản trị rủi ro trong ngân
hàng nhằm lành mạnh hóa thông tin, tạo nên nền tảng tài chính bền vững. - Để thực hiện thành công các kế hoạch M&A có quy mô lớn, trước hết ngân hàng nên tìm kiếm chỗ đứng trong các đối tác chiến lược bằng các hình thức như mua cổ phần, mua lại đại lý, góp vốn liên doanh, hợp tác trong việc cung ứng dịch vụ ngân hàng đến khách hàng.
- Tiến hành M&A theo hướng mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực khác như chứng khoán, bảo hiểm, chủ yếu là với các đối tác trong nước để tận dụng lợi thế của nhau và đa dạng hoá hoạt động kinh doanh.
- Hướng tới việc tìm kiếm các đối tác đầu tư nước ngoài để tận dụng những thế mạnh về công nghệ, trình độ và năng lực.
88
nghiệm trong công tác kiểm toán, phân tích để đánh giá, lựa chọn đối tác cho phù hợp.
b. Định hướng cho hoạt động M&A của những ngân hàng vừa và nhỏ, ngân hàng có tính hình tài chính yếu
Đối với những ngân hàng trung bình, và nhất là những ngân hàng nhỏ, tiềm lực tài chính, công nghệ, năng lực quản lý đều ở mức thấp, việc chủ động thâu tóm tổ chức khác là điều rất khó. Không những vậy, các ngân hàng này còn phải đối mặt với nguy cơ trở thành mục tiêu thâu tóm của các ngân hàng và tổ chức tài chính mạnh hơn. Vì vậy, những ngân hàng vừa và nhỏ, một mặt, cần nắm bắt những cơ hội M&A có lợi cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, mặt khác, lên kế hoạch phòng và tránh những vụ thâu tóm bất lợi. Cụ thể:
- Cần xác định rõ mục tiêu chiến lược của ngân hàng là bảo vệ thị phần hiện có, từ đó ngân hàng sẽ thực hiện các biện pháp cụ thể để giữ chân khách hàng.
- Cắt bỏ những sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng không có khả năng cung
ứng hoặc cung ứng không tốt, tập trung vào những sản phẩm dịch vụ truyền thống như dịch vụ huy động tiền gửi, cho vay, dịch vụ thanh toán... tạo chỗ đứng vững chắc cho ngân hàng trong một phân đoạn thị trường nhất định.
- Tăng cường công tác giám sát và nắm bắt tình hình hoạt động của các cổ đông, nhất là cổ đông chiến lược để phòng tránh việc các tổ chức tài chính mạnh hơn tiến hành thâu tóm ngầm thông qua việc lôi kéo, chào mời cổ đông và thu gom cổ phiếu của ngân hàng trên thị trường chứng khoán; sắp đặt các nhiệm kỳ của ban quản trị và ban điều hành xen kẽ nhau để tránh việc đồng thời ban quản trị và ban điều hành cùng bị thay thế trong thương vụ M&A diễn ra theo phương thức thu gom cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
89
hạn chế việc một tổ chức nắm giữ quá nhiều cổ phần của ngân hàng.
- Chủ động lên kế hoạch và lộ trình sáp nhập với các ngân hàng có tiềm lực tài chính tương đương hoặc lớn hơn. Đối tác chiến lược để sáp nhập là những
ngân hàng có tình hình tài chính lành mạnh, thị trường hoạt động gần và cung ứng những sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng đang còn yếu hoặc chưa có.
- Tăng cường công tác giám sát rủi ro, nâng cao tính an toàn trong hoạt động kinh doanh, tạo sự phát triển bền và vững.
3.2.2.2. Tạo tiền đề tài chính đủ lớn cho hoạt động M&A
Có nhiều biện pháp để các TCTD lựa chọn nhằm tăng tiềm lực tài chính như: tăng vốn chủ sở hữu, phát hành các công cụ nợ, vay dài hạn các TCTD... Tuy nhiên, M&A một quá trình lâu dài, đòi hỏi nguồn tài chính lớn, hơn nữa, hoạt động này luôn tiềm ẩn nguy cơ thất bại. Vì thế, để không làm tăng thêm áp lực rủi ro có thể xảy ra, các TCTD cần lựa chọn những nguồn tài trợ có độ an toàn cao, chi phí thấp. Các biện pháp chủ yếu để tăng tiềm lực tài chính, phục vụ cho hoạt động M&A như: bổ sung vốn góp của cổ đông, phát hành thêm cổ phiếu, sử dụng lợi nhận để lại.
- Đối với các NHTM Nhà nước, cần đẩy nhanh việc ổn định hoạt động sau cổ phần hoá, một mặt đáp ứng được yêu cầu của NHNN về tỷ lệ an toàn vốn
tối thiểu, mặt khác, đảm bảo nguồn tài chính để ngân hàng thực hiện các chiến lược kinh doanh, trong đó, M&A là một trong những chiến lược hàng đầu.
- Đối với các NHTM Cổ phần: tiếp tục đẩy mạnh việc niêm yết và phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Ngoài ra, các TCTD cũng cần thực hiện các biện pháp để hạ thấp tỷ lệ nợ xấu, giảm rủi ro tín dụng.
- Thận trọng trong chính sách tín dụng, lựa chọn những lĩnh vực kinh doanh không ít bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế, những lĩnh vực sản xuất,
90
những lĩnh vực có mức độ rủi ro cao như cho vay đầu tư bất động sản, cho vay kinh doanh chứng khoán,...
- Xử lý nợ tồn đọng:
+ Đối với những khoản nợ có tài sản bảo đảm: ngân hàng cần nhanh
chóng thanh lý tài sản bảo đảm, thu hồi nhanh vốn kinh doanh, giảm thiểu những tổn thất về tài sản.
+ Đối với những khoản nợ không tài sản bảo đảm và con nợ không có khả năng trả nợ: thực hiện bán lại cho công ty mua bán nợ (VAMC); miễn giảm lãi suất để khuyến khích khách hàng trả nợ; chuyển thành vốn góp liên doanh nếu con nợ vẫn có tiềm năng phát triển.
+ Đối với những khoản nợ mà con nợ đã phá sản: ngân hàng có thể đề
xuất Chính phủ phê duyệt xử lý.
Bên cạnh đó, hàng năm, việc trích lập dự phòng phải được quan tâm sát sao trên cơ sở dự đoán một cách tương đối các rủi ro có thể phát sinh.
Ngoài những vấn đề nêu trên, để M&A không trở thành những phép cộng trừ số học, các chủ thể tham gia vào quá trình M&A cần xem xét những vấn đề và đưa ra kịch bản giải quyết những vấn đề nảy sinh sau thương vụ M&A như: Quan điểm và tầm nhìn của những người lãnh đạo, sự xáo trộn về hệ thống nhân sự, sự khác biệt về văn hóa,.