Nguồn: VCBS tổng hợp
Trước tình hình trên của nền kinh tế nói chung và hoạt động của hệ thống ngân hàng nói riêng, M&A vừa là xu hướng tất yếu, vừa là cơ hội để các TCTD thực hiện cơ cấu lại tổ chức, lành mạnh hóa hoạt động, tạo đà phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh, hướng tới sự phát triển bền vững và hiệu quả trong thời gian tới.
2.2. M&A TRONG LĨNH Vực TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG TẠIVIỆT NAM VIỆT NAM
2.2.1. Khung pháp lý liên quan đến hoạt động M&A trong lĩnh vựcngân hàng ngân hàng
2.2.1.1. Pháp luật chung về hoạt động M&A tại Việt Nam
Ở Việt Nam, khung pháp lý điều chỉnh hoạt động M&A hiện nay chưa có sự thống nhất và nằm rải rác trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau, do vậy, hoạt động M&A bị chi phối bởi nhiều hệ thống văn bản luật: Luật Doanh nghiệp, Luật Cạnh tranh, Luật Đầu tư, Luật Thương mại,...
47
Pháp luật Việt Nam coi mua lại, sáp nhập là các hình thức của tập trung kinh tế, do đó đề cao việc kiểm soát tập trung kinh tế, chủ yếu thông qua Luật cạnh tranh và Luật chứng khoán.
- Luật cạnh tranh: Xuất phát từ sự cần thiết phải kiểm soát các hoạt động tập trung kinh tế để tránh tình trạng các doanh nghiệp lớn có sức mạnh khống chế thị trường, Luật cạnh tranh có các điều khoản tạo hành lang pháp lý cho phép các cơ quan nhà nước quản lý tập trung kinh tế. Nhìn chung, Luật này đã đưa ra một số khái niệm quan trọng như: thị trường liên quan, hành vi hạn chế cạnh tranh, vị thế độc quyền, tập trung kinh tế... và nguyên tắc bảo vệ quyền cạnh tranh hợp pháp.
- Luật chứng khoán do Quốc hội ban hành ngày 29/6/2006 có một số quy định liên quan đến mua bán, sở hữu cổ phần để tránh sự thâu tóm thông qua các hình thức đầu tư chứng khoán. Ngày 8/8/2007, Cục quản lý cạnh tranh và Ủy ban chứng khoán nhà nước đã tiến hành hội thảo về “Kiểm soát
tập trung kinh tế thông qua các giao dịch trên thị trường chứng khoán ”. Mục
đích cuộc hội thảo là nhằm quản lý hoạt động mua lại, sáp nhập thông qua thị trường chứng khoán, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh và các quy định về giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Các quy định trên phần nào đã hạn chế những hành vi thâu tóm thông qua thị trường chứng khoán.
Bên cạnh hai hệ thống luật trên, pháp luật có liên quan đến hành vi mua lại, sáp nhập còn được quy định trong một số văn bản luật hiện hành:
- Luật doanh nghiệp quy định M&A như một hình thức tổ chức lại doanh nghiệp bao gồm sáp nhập doanh nghiệp và hợp nhất doanh nghiệp. Ngoài ra còn điều chỉnh các cách thức và thủ tục mua cổ phần, mua phần vốn góp, mua lại doanh nghiệp tư nhân, sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp. Mục đích chính của Chính phủ khi ban hành quy định M&A theo nội dung của Luật này là để bảo vệ tính canh của thị trường.
48
- Luật Đầu tư xem xét M&A là một hình thức đầu tư trực tiếp bao gồm đầu tư mua lại và sáp nhập doanh nghiệp, mua cổ phần hoặc vốn góp để tham gia quản lý đầu tư; đưa ra các quy định về tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đối với một số lĩnh vực ngành nghề và điều kiện sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh. Luật Đầu tư đã tính đến yếu tố M&A trong các giao
dịch đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, trong luật và kể cả các Nghị định hướng dẫn
vẫn chưa quy định cụ thể về trình tự và thủ tục của các hình thức này.
- Luật Thương mại và Bộ Luật Dân sự chủ yếu điều chỉnh M&A dưới khía cạnh hợp đồng giữa các bên. Các loại hợp đồng này có thể là hợp đồng mua bán cổ phần, hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp, hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng liên doanh,...
- Luật Thuế: Khi thực hiện M&A thông thường sẽ thay đổi lớn về tài chính, các loại thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhận, thuế gia trị gia tăng.. ..sẽ phát sinh vì vậy các bên tham gia phải hoàn thành tất các nghĩa vụ thuế đối với nhà nước Việt Nam.
- Luật Kế toán quy định về việc hợp nhất báo cáo tài chính. Ngoài ra còn được quy định cụ thể tại các văn bản Thông tư số 21/2006/TT-BTC, Thông tư số 161/2007/TT-BTC, Chuẩn mực kế toán số 11 - Hợp nhất kinh doanh, Chuẩn mực kế toán số 25 - Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con.
- Luật Kiểm toán kiểm tra các hoạt động về tài chính của doanh nghiệp để xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp.
- Luật Lao động yêu cầu các bên tham gia M&A phải thực hiện đúng nghĩa vụ đối với người lao động, tức là các phương án sử dụng lao động khi
49
2.2.1.2. Pháp luật chung về M&A trong lĩnh vực ngân hàng
Là những doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực đặc biệt, hoạt động M&A của các TCTD tại Việt Nam không những bị chi phối bởi những văn bản luật trên mà còn phải tuân theo những quy định chung về Pháp luật ngân hàng, cụ thể:
- Luật các Tổ chức tín dụng: Nội dung cơ bản nhất của Luật về hoạt động M&A là NHNN sẽ can thiệp trực tiếp vào tất cả các hoạt động về chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, mua lại, giải thể các TCTD. Theo đó, việc các ngân hàng có được tiến hành mua lại, sáp nhập hay không sẽ phụ thuộc vào các chính sách cụ thể của NHNN. Luật các TCTD năm 2010 chưa hướng dẫn cụ thể việc liên kết giữa các tổ chức nói trên thực hiện theo phương thức và trình tự nào, có bị giới hạn bởi quy định nào hay không.
- Các văn bản hạn chế đầu tư: Thông tư số 13/2010/TT-NHNN thay thế, bổ sung cho Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN quy định về mức vốn góp, mua
cổ phần của các TCTD trong nước; Nghị định số 69/2007/NĐ-CP và thông tư hướng dẫn số 07/2007/TT-NHNN ngày 29/11/2007 của NHNN quy định về mức sở hữu tối đa mà nhà đầu tư nước ngoài được phép sở hữu đối với các NHTM Việt Nam. Các Quyết định, Nghị định và Thông tư trên đã góp phần tăng khả năng kiểm soát của của Nhà nước đối với các hoạt động tập trung kinh
tế không lành mạnh và gây bất lợi cho hoạt động các ngân hàng.
- Hướng dẫn về mua bán sáp nhập các TCTD:
Ngày 15/07/1998, NHNN đã ban hành kèm theo Quyết định số 241/1998/QĐ-NHNN5 “Quy chế sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín
dụng cổ phần Việt Nam ” quy định trách nhiệm, trình tự và thủ tục của các
TCTD tham gia hoạt động sáp nhập, hợp nhất và mua lại. Thông qua đó, nhằm bảo đảm lợi ích của người gửi tiền, sự ổn định của nền kinh tế, sự an
50
cơ cấu cho phù hợp với sự phát triển. Đây là tiền đề pháp lý quan trọng cho những cuộc M&A ngân hàng diễn ra từ các năm từ 1998 đến 2010.
Ngày 11/02/2010, NHNN ban hành Thông tư số 04/2010/TT-NHNN
“Quy định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng” trên cơ sở kế thừa và loại bỏ những hạn chế của “Quy chế về sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD cổ phần Việt Nam” nêu trên, theo đó phạm vi các đối tượng được/thuộc diện sáp nhập, hợp nhất được mở rộng; kế thừa tinh thần của Luật Doanh nghiệp năm 2005 về hợp nhất, sáp nhập, Luật Cạnh tranh năm 2004 về tập trung kinh tế, đồng thời đảm bảo tuân thủ các cam kết của Việt Nam đối với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, cụ thể:
Về hình thức mua lại và sáp nhập: Thông tư quy định việc sáp nhập,
hợp nhất và mua lại giữa các TCTD chỉ được tiến hành dưới một số hình thức nhất định.
Các hình thức sáp nhập bao gồm: Ngân hàng, công ty tài chính, TCTD hợp tác sáp nhập vào một ngân hàng; công ty tài chính sáp nhập vào một công ty
tài chính; công ty cho thuê tài chính sáp nhập vào một công ty cho thuê tài chính.
Các hình thức hợp nhất bao gồm: Ngân hàng được hợp nhất với ngân hàng, công ty tài chính, TCTD hợp tác để thành một ngân hàng; các công ty tài chính hợp nhất thành một công ty tài chính; các công ty cho thuê tài chính hợp nhất thành một công ty cho thuê tài chính.
Các hình thức mua lại bao gồm: Một ngân hàng được mua lại công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính; một công ty tài chính được mua lại công ty cho thuê tài chính.
Về điều kiện tiến hành mua lại và sáp nhập: Thông tư cũng quy định
51
tế bị cấm theo quy định của Luật Cạnh tranh. Các TCTD tham gia các hoạt động này phải phối hợp xây dựng một đề án thực hiện hợp nhất, sáp nhập, hoặc mua lại không trái với nội dung của hợp đồng đã ký. Ngoài ra, TCTD còn lại sau khi tiến hành hợp nhất, sáp nhập, hoặc mua lại phải đảm bảo đáp ứng điều kiện về vốn pháp định theo quy định của pháp luật.
về mặt thủ tục: NHNN sẽ lấy ý kiến tham gia của chi nhánh NHNN tại
địa phương, Uỷ ban nhân dân địa phương nơi TCTD tham gia mua lại đặt trụ sở chính và nếu thấy cần thiết sẽ lấy ý kiến của các Vụ, Cục thuộc NHNN có chức năng, nhiệm vụ liên quan đến một hoặc một số nội dung trong hồ sơ đề nghị mua lại và quan điểm về việc mua lại để ra quyết định chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận. Nếu được chấp thuận nguyên tắc, các TCTD tham gia phải lấy ý kiến của cơ quan có thẩm quyền của TCTD để thông qua lại các nội dung thay đổi tại đề án trước khi lập hồ sơ chính thức gửi lại cho NHNN để được chấp thuận chính thức. Sau đó, các tổ chức chấm dứt hoạt động cần phải hoàn tất thủ tục rút giấy phép kinh doanh, tổ chức mới phải hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng bố cáo hợp nhất v.v... Thông tư nghiêm cấm việc phân tán tài sản của TCTD dưới mọi hình thức trong quá trình xin chấp thuận.
Bên cạnh hệ thống quy định của pháp luật Việt Nam, hoạt động mua lại và sáp nhập ngân hàng còn phải tuân theo các thoả thuận, hiệp ước song phương và đa phương như cam kết của Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các quy định trong Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, các hiệp định đã ký kết trong ASEAN...
Nhìn chung, các cơ quan quản lý nhà nước ngày càng nhận thức rõ tầm quan trọng của khung pháp luật đối với hoạt động M&A và đang có những nỗ lực đổi mới đáng kể. Tuy nhiên, việc hoàn thiện khung pháp luật liên quan đến hoạt động này sẽ còn gặp nhiều khó khăn và bất cập.
Cho vay L/C và thư bảo lãnh Buôn bán ngoại hối Thị trường tính gộp 52
2.2.1.3. Một số hạn chế về khung pháp lý về hoạt động M&A tại Việt Nam
Mặc dù các văn bản luật về hoạt động M&A ở nước ta hiện đang được sửa đổi và hoàn thiện từng bước, nhưng có thể dễ dàng thấy hệ thống pháp lý về M&A vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế:
Thứ nhất, hoạt động M&A tại Việt Nam chịu sự điều chỉnh rải rác và rời rạc ở nhiều văn bản luật mà chưa có một khung pháp lý hoàn chỉnh, toàn diện. Mỗi văn bản nhìn nhận và điều chỉnh dưới một góc độ khác nhau và mang tính chất sơ lược, một số nội dung chưa đồng nhất (các khái niệm về M&A, giới hạn
xác định mức độ tập trung trong lĩnh vực ngân hàng,..). Điều này dẫn đến các chủ thể và cơ quan quản lý lúng túng trong việc xác định loại giao dịch và pháp
luật điều chỉnh giao dịch đó. Nếu mỗi cơ quan nhìn nhận mua lại và sáp nhập dưới góc độ riêng thì không thể xây dựng được cơ chế, chính sách thống nhất nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi cho hoạt động này.
Thứ hai, các quy định mới chỉ dừng lại ở việc xác lập về mặt hình thức của hoạt động M&A. Trong khi đó, mua lại và sáp nhập doanh nghiệp là một giao dịch thương mại, tài chính, đòi hỏi phải có những quy định cụ thể như kiểm toán, định giá, tư vấn, môi giới, cung cấp thông tin, bảo mật, chuyển giao và xác lập sở hữu, chuyển dịch tư cách pháp nhân, cổ phần, cổ phiếu, các nghĩa vụ tài chính, người lao động, thương hiệu, cơ chế giải quyết tranh chấp... Điều này gây khó khăn cho các chủ thể khi tham gia vào hoạt động M&A cũng như cơ quan nhà nước trong công tác kiểm soát hoạt động này.
Thứ ba, một số quy định đưa ra khó thực thi, nhất là trong điều kiện hệ thống thông tin dữ liệu về doanh nghiệp ở Việt Nam còn rải rác và chưa đáp ứng. Ví dụ, Luật cạnh tranh 2004 cấm hoạt động M&A đối với những doanh nghiệp có mức tập trung kinh tế trên 50%. Tuy nhiên, trên thực tế, một doanh nghiệp, tuỳ theo cách thức tiến hành M&A khác nhau sẽ có mức tập trung kinh tế lớn hơn hoặc nhỏ hơn 50%. Ví dụ, hai ngân hàng có thị phần các sản
Ngân hàng A 20 ĩ 2 23
Ngân hàng B 5 5 3 Ĩ3
Các ngân hàng khác 20 ĩỡ Ĩ5 45
Thị phân của Ngân hàng A+B
Ngân hàng A có thế mạnh về nghiệp vụ cho vay, ngân hàng B gần như yếu về mọi mặt.
- Cách tính 1: A và B kết hợp trên tất cả các mảng dịch vụ trên. Khi đó,
mức độ tập trung kinh tế sau khi kết hợp là 44%. Điều này không vi phạm quy định về cạnh tranh.
- Cách tính 2: khi xét riêng rẽ cho từng hoạt động, trong mảng dịch vụ
cho vay, thị phần kết hợp của A và B là 56%. Như vậy, nếu kết hợp sẽ vi phạm những quy định về cạnh tranh.
Như vậy, nếu A và B muốn kết hợp với nhau thì có được phép không?
Trên thực tế rất khó để xác định được “thị trường liên quan” của một doanh nghiệp đa ngành, cũng như việc đo lường thị phần của một doanh nghiệp mất khá nhiều thời gian và chi phí.
Thứ tư, hệ thống pháp luật chưa bắt nhịp được với thị trường. Trong khoảng thời gian các văn bản luật trên được ban hành, hoạt động M&A chưa phổ biến rộng rãi ở Việt Nam, các hình thức còn sơ khai, chưa phong phú. Trong vòng 2-3 năm trở lại đây, hoạt động này đã trở nên sôi động, nhu cầu mua bán, sáp nhập doanh nghiệp ngày càng bức thiết. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, vẫn chưa có nhiều sự thay đổi trong luật pháp chung về M&A.
Thứ năm, hiệu quả công tác giám sát chưa cao.
54
chưa đầy đủ và cụ thể. Do vậy, chưa có sự phối hợp giữa các cơ quan quan quản lý nhà nước trong việc giám sát hoạt động M&A.
Trong trường hợp M&A được các tổ chức tiến hành không công khai, Nhà nước chỉ có thể quản lý thông qua Luật đầu tư, Luật chứng khoán. Tuy nhiên, các luật này chỉ tập trung điều chỉnh các hành vi đầu tư, giao dịch chứng khoán nên đôi khi không giám sát hết được hành vi và ý đồ thâu tóm của các chủ thể.
Như vậy, giữa các văn bản luật chưa có sự liên hệ với nhau và còn khá nhiều kẽ hở. Chính điều này đã làm giảm hiệu quả của công tác giám sát.
Với hệ thống pháp luật và công tác quản lý còn nhiều bất cập như hiện nay, ngành ngân hàng tại Việt Nam sẽ còn phải đối mặt với nhiều khó khăn nếu muốn bắt nhịp ngay với thị trường đầy sôi động này.
2.2.2. Hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng ở nước ta từ