Các giải pháp vĩ mô

Một phần của tài liệu 0701 mua lại và sáp nhập NH giải pháp cạnh tranh cho các NHTM việt nam trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 94 - 100)

3.2.1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý và cơ chế giám sát hoạt động M&A

Việc hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về M&A nói chung và lĩnh vực ngân hàng nói riêng phải đảm bảo được các mục tiêu: Tạo môi trường thuận lợi, ổn định cho hoạt động mua bán, sáp nhập và tổ chức lại doanh nghiệp; Tạo hành lang pháp lý để thu hút vốn từ nước ngoài thông qua hoạt động mua bán, sáp nhập và tổ chức lại doanh nghiệp; Bảo đảm an ninh xã hội và đảm bảo quản lý, kiểm soát hiệu quả của nhà nước, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế; Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, phát huy tính cạnh tranh của các thành phần kinh tế.

81

Để đạt được những mục tiêu trên, Chính phủ cần nhanh chóng hoàn thiện các văn bản pháp lý cho hoạt động M&A.

Thứ nhất, cần ban hành một đạo luật riêng về M&A nhằm đảm bảo việc thực hiện thống nhất điều kiện và quy trình M&A đối với các loại hình doanh nghiệp. Trong đó sử dụng thống nhất khái niệm về mua bán, sáp nhập và tổ chức lại doanh nghiệp trong các văn bản pháp luật; đưa ra tiêu chí phân biệt các hình thức M&A; hướng dẫn chi tiết về phương thức cấu trúc giao dịch trong từng trường hợp M&A, thủ tục tiến hành áp dụng cho từng hình thức M&A; quy định về cấu trúc sở hữu của các doanh nghiệp sau M&A; quy định phạm vi và đối tượng được phép tham gia vào M&A; đưa ra các yêu cầu về tính minh bạch trong công bố thông tin của các doanh nghiệp khi muốn tham gia vào thị trường M&A và trách nhiệm của các doanh nghiệp sau hoạt động M&A.

Thứ hai, trong điều kiện việc thiết lập một đạo luật riêng cho M&A còn mất khá nhiều thời gian và ngay lập tức chưa thể áp dụng được trong thực tiễn, thì việc sửa đổi, hoàn thiện và đảm bảo tính thống nhất của hệ thống văn bản có liên quan đến hoạt động M&A là việc cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát triển của hoạt động này trong giai đoạn hiện nay. Theo đó, các văn bản luật cần thống nhất định nghĩa, khái niệm, hình thức, điều kiện và quy định rõ phạm vi điều chỉnh. Với tư cách là một hình thức tập trung kinh tế bị điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật cạnh tranh, các quy định về mua lại và sáp nhập ngân hàng cần phải phù hợp, đáp ứng các điều kiện về kiểm soát cạnh tranh không lành mạnh, về thị phần, thị trường liên quan... để tránh việc độc quyền, hạn chế cạnh tranh lành mạnh trên thị trường ngân hàng; kết hợp các tiêu chí để xác định thị phần của TCTD, phản ánh đúng bản chất của sự tập trung trong hoạt động ngân hàng; bổ sung quy định về việc mua lại và sáp nhập giữa một NHTM Việt Nam và một TCTD phi ngân hàng, đảm bảo khi

82

xảy ra mua lại và sáp nhập giữa hai tổ chức nói trên có thể sẽ không vi phạm quy định về tập trung kinh tế theo pháp luật hiện hành. Với những yêu cầu trên, tác giả mạnh dạn đề xuất một số ý kiến sau:

- Sửa đổi và hoàn thiện Luật cạnh tranh ở một số điểm sau: Bổ sung khái niệm và những quy định cụ thể về “thị trường liên quan”; các hình thức sở hữu sau tập trung kinh tế; chỉ ra các hành vi tập trung kinh tế và quy định các biện pháp ngăn chặn hành vi tập trung kinh tế nhằm thao túng thị trường.

- Hoàn thiện Luật chứng khoán, trong đó quy định hành vi cụ thể của các chủ thể không chỉ trên thị trường tập trung mà còn trên cả thị trường phi tập trung, ngăn chặn những hành vi mua bán không lành mạnh.

- Hoàn thiện Luật đầu tư, trong đó bổ sung các quy định pháp luật về mua

lại và sáp nhập khi ngân hàng Việt Nam niêm yết ở nước ngoài; TCTD nước ngoài hoặc nhà đầu tư nước ngoài tham gia mua vốn tại hai ngân hàng Việt Nam

trở lên.

- Hoàn thiện các văn bản luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, tránh việc các doanh nghiệp tham gia sáp nhập lợi dụng các kẽ hở trong luật pháp về thuế để thu lợi, do lúc này cơ cấu quản lý, cơ cấu hoạt động của doanh nghiệp có nhiều xáo trộn.

- Hoàn thiện Luật phá sản nhằm tách biệt giữa hai hình thức: thanh lý tài sản để giải thể doanh nghiệp và bán lại doanh nghiệp cho một doanh nghiệp khác. Sở dĩ cần phân biệt hai hoạt động này bởi bản chất và việc giải quyết các vấn đề phát sinh sau mỗi hoạt động là hoàn toàn khác nhau.

Thứ ba, đẩy mạnh công tác giám sát đối với hoạt động M&A. Để thực hiện tốt công tác giám sát đối với hoạt động M&A, bên cạnh việc thành lập một bộ phận chuyên theo dõi và giám sát hành vi của các chủ thể tham gia, cần có sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, các Bộ ngành có liên quan đến hoạt động này như Chính phủ, NHNN, Bộ Công thương, Bộ kế hoạch và đầu

83

tư... Đặc biệt, cần có sự phối kết hợp giữa Cục quản lý cạnh tranh và Ủy ban chứng khoán nhà nước trong công tác quản lý, giám sát hoạt động mua bán chứng khoán, ngăn ngừa hành vi thâu tóm thông qua thị trường chứng khoán.

3.2.1.2. Nâng cao tính minh bạch thông tin trên thị trường

Theo lý thuyết Thông tin bất cân xứng (asymmetric information) được đưa ra năm 1970 bởi các nhà khoa học là George Akerlof, Michael Spence và Joseph Stiglitz, khi những người tham gia giao dịch cố gắng che đậy thông tin, giá cả sẽ không phản ứng đúng giá cân bằng của thị trường mà có thể quá thấp, hoặc quá cao. Thông tin bất cân xứng sẽ gây nên những ảnh hưởng rất lớn cho thị trường, trước hết là hành vi đầu tư trên thị trường chứng khoán, từ đó ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Trong giao dịch M&A, thông tin bất cân xứng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc các chủ thể đưa ra quyết định M&A cũng như giá cả của thương vụ.

Vận dụng tầm quan trọng của lý thuyết trên vào thực tiễn, Việt Nam đã từng bước thực hiện công khai dữ liệu và thông tin kinh tế. Đến nay, bản thân các cơ quan quản lý và nhiều TCTD đã tiến hành cải tiến phương thức công bố thông tin và tận dụng nhiều hơn ứng dụng internet. Chẳng hạn, NHNN Việt Nam đã lần lượt đưa các thông tin quan trọng (văn bản, quy định, tin tức) lên trên website bằng cả tiếng Việt và ngôn ngữ quốc tế (tiếng Anh); Trung tâm Thông tin tín dụng CIC hoạt động tương đối hiệu quả, tuy chưa phản ánh hết bộ mặt tài chính của doanh nghiệp tham gia vào thị trường vốn trên thị trường nhưng phần nào đã cung cấp những thông tin sơ bộ phản ánh tình hình tài chính và uy tín của các doanh nghiệp; Các TCTD, đặc biệt là TCTD niêm yết trên HOSE và HNX thực hiện khá tốt việc công bố các thông tin quan trọng như kết quả kinh doanh, thay đổi quyền sở hữu, cơ cấu ban điều hành.

Tuy nhiên trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, đến nay vẫn chưa có một hệ thống thông tin riêng lưu trữ và công khai thông tin của tất cả các tổ chức

84

tài chính ngân hàng, đặc biệt là các tổ chức chưa thực hiện niêm yết trên thị trường chứng khoán (hiện mới chỉ có 8 ngân hàng thực hiện niêm yết cổ phiếu). Hạn chế trên khiến thông tin phục vụ cho hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính ngân hàng trở nên “mù mờ”, sai lệch và thiếu tính minh bạch. Đây là rào cản rất lớn đối với hoạt động M&A của các tổ chức này.

Để nâng cao tính minh bạch thông tin của các TCTD trên thị trường, cần thiết lập một hệ thống lưu trữ thông tin về tài chính và hoạt động của các TCTD. Các thông tin này phải được kiểm chứng và liên tục cập nhật để đảm bảo tính chính xác kịp thời, đồng thời, luôn sẵn sàng được công bố theo yêu cầu của các chủ thể liên quan. Bên cạnh đó, cần đẩy nhanh tiến độ IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng) của các TCTD nhằm minh bạch và lành mạnh hóa thông tin.

Ngoài ra, cần nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán, hoạt động đánh giá xếp hạng ngân hàng trên cơ sở:

- Đẩy nhanh sự hình thành và phát triển của các công ty kiểm toán độc lập.

- Đẩy mạnh việc liên kết giữa Hội kiểm toán viên Việt Nam với cơ quan kiểm toán quốc tế, tạo điều kiện cho việc học tập và áp dụng các tiêu chẩn kiểm toán quốc tế, giúp đánh giá tốt hơn năng lực hoạt động của các ngân hàng.

- Phát triển môi trường tin học, tạo điều kiện tốt nhất cho việc xử lý, lưu giữ và truyền tải các thông tin. Từ đó, hoạt động kiểm toán sẽ nhanh chóng và hiệu quả hơn.

- Lựa chọn mô hình và xây dựng công ty xếp hạng tín nhiệm theo mô hình của các tập đoàn lớn trên thế giới như Sandard & Poor, Moody’s, đảm bảo các công ty này hoạt động độc lập, an toàn và hiệu quả.

- Cần có những quy định bắt buộc về việc áp dụng các tiêu chuẩn xếp hạng tín nhiệm, đặc biệt quốc tế trong ngân hàng.

85

Chỉ khi nào hệ thống thông tin trong nền kinh tế nói chung và trong lĩnh vực tài chính nói riêng thực sự công khai, minh bạch và kịp thời, hoạt động M&A mới diễn ra thành công và hiệu quả.

3.2.1.3. Thành lập các Công ty tư vấn M&A hoạt động chuyên nghiệp

Khi thị trường M&A phát triển đến một mức độ nhất định, đòi hỏi phải có một tổ chức đứng ra thay các công ty phân tích tình hình tài chính và năng lực hoạt động của các đối tác, cung cấp các dịch vụ mua lại và sáp nhập doanh nghiệp với các khâu dự báo, tìm kiếm, thăm dò đối tác, thẩm định đầy đủ các nội dung về pháp lý/tài chính; thiết lập hợp đồng mua lại và sáp nhập trong từng trường hợp, từng yêu cầu cụ thể; các thủ tục với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau mua lại và sáp nhập; các vấn đề cần giải quyết sau mua lại và sáp nhập doanh nghiệp. Để cung cấp các dịch vụ mua lại và sáp nhập, nhất là mua lại và sáp nhập ngân hàng đòi hỏi các công ty tư vấn, chuyên gia tư vấn mua lại và sáp nhập phải là những công ty, chuyên gia hàng đầu về tài chính, ngân hàng và pháp luật, có kinh nghiệm thực tế.

Việc hình thành ngay các công ty với chức năng chính là tư vấn hiệu quả cho hoạt động M&A là không dễ, nhất là trong điều kiện thông tin chưa hệ thống, thiếu tính minh bạch, những hiểu biết về M&A và nhận thức về diễn biến thị trường của các chủ thể trong nền kinh tế còn nhiều hạn chế. Vì vậy, trước tiên cần đưa hoạt động này vào danh mục hoạt động của một tổ chức như ngân hàng, bảo hiểm, công ty chứng khoán, các tập đoàn tài chính. Khi hoạt động tư vấn trở nên phổ biến trong nền kinh tế, sẽ phát triển nó thành một hoạt động riêng lẻ và thành lập nên các công ty độc lập về lĩnh vực này, với những dịch vụ tư vấn đặc biệt.

3.2.1.4. Tạo hành lang hoạt động cho các thương vụ M&A có yếu tố nước ngoài

86

lẻ, hoạt động kém hiệu quả trong nước là yêu cầu cần thiết trong lộ trình tái cơ cấu. Tuy nhiên cơ quan quản lý và bản thân các TCTD cũng cần tìm kiếm và đặt mục tiêu vào những thương vụ M&A có yếu tố nước ngoài. Đây là cơ hội để các TCTD trong nước tận dụng nguồn vốn, công nghệ và năng lực quản lý, nhất là trong điều kiện nguồn vốn của các TCTD trong nước còn nhiều hạn chế như hiện nay.

Muốn vậy, Chính phủ và NHNN cần xem xét và nới lỏng tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ mà nhà đầu tư nước ngoài được phép nắm giữ đối với TCTD trong nước, tạo hành lang cho hoạt động M&A được diễn ra trong khuôn khổ rộng rãi hơn.

Một phần của tài liệu 0701 mua lại và sáp nhập NH giải pháp cạnh tranh cho các NHTM việt nam trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 94 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w