thời gian tới
3.1.3.1. Mục tiêu xử lý nợ xấu
Với những diễn biến không mấy khả quan của nền kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng, việc xử lý nợ xấu được coi là mục tiêu hàng đầu của các ngân hàng trong những năm tới.
Ngày 09/07/2013, Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, được thành lập với vốn điều lệ ban đầu 500 tỷ đồng. Công ty hoạt động với hình thức mua lại nợ xấu của các TCTD, giá trị mua bằng 100% giá trị sổ sách của các khoản nợ xấu, dưới dạng trái phiếu có thời hạn 5 năm với lãi suất 0%. Trong năm 2013, NHNN kỳ vọng VAMC sẽ xử lý khoảng 80.000-100.000 tỷ đồng nợ xấu (khoảng 4-5 tỷ USD, tương đương 60%-70% tổng nợ xấu) với tỷ lệ thu hồi ước đạt 20%- 40%. Đến tháng 10/2013, theo thống kê chưa đầy đủ, VACC đã mua vào khoảng 5.000 tỷ đồng nợ trên sổ sách (tương đương giá trị trái phiếu phát hành ra để mua số nợ này vào khoảng 3.800 tỷ đồng), trong đó có gần 2.000 tỷ đồng nợ xấu của Agribank, 1.191 tỷ đồng nợ xấu của SCB, 206 tỷ đồng từ Ngân hàng Phương Nam, và một số ngân hàng khác như SHB, PGBank,... Đến 15/11/2013, VAMC đã xử lý hơn 17.300 tỷ đồng nợ xấu trên giá trị sổ sách cho 20 ngân hàng.1 Với khoản nợ xấu đã mua, VAMC đã tính đến phương án bán lại cho các tổ chức quốc tế.
NHNN đặt kế hoạch đến năm 2015 sẽ xử lý toàn bộ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng.
3.1.3.2. Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng
Theo “Đề án Cơ cấu lại hệ thống các Tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 -
80
2015”, một trong những giải pháp cơ cấu lại các TCTD là khuyến khích, tạo điều kiện để các TCTD sáp nhập, hợp nhất, mua lại trên nguyên tắc tự nguyện để tăng quy mô hoạt động và khả năng cạnh tranh. Lộ trình tái cấu trúc cụ thể như sau: Từ năm 2011- 2012, tập trung hỗ trợ thanh khoản; rà soát, phân loại TCTD và thực hiện mua bán sáp nhập ngân hàng yếu kém và đến năm 2014 hoàn thành căn bản tái cơ cấu tài chính (xử lý nợ xấu) và 2015 hoàn thành căn bản tái cơ cấu hoạt động và quản trị.
Theo đánh giá của Chính phủ, nếu như năm 2012, việc cơ cấu lại chủ yếu tập trung vào một số NHTM cổ phần yếu kém có nguy cơ đổ vỡ thì sang năm 2013, việc cơ cấu các TCTD đã mang tính chủ động và tự nguyện từ phía các TCTD. Xu hướng sáp nhập, hợp nhất diễn ra không chỉ ở TCTD yếu kém mà còn giữa các ngân hàng lành mạnh với nhau. Điều này cho thấy tư duy quản trị của các TCTD đã có sự thay đổi căn bản theo hướng thừa nhận sự tất yếu khách quan phải tái cơ cấu để vượt qua những hạn chế, yếu kém và nâng cao năng lực cạnh tranh.