Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu 0749 mở rộng hoạt động huy động vốn tại NHTM CP phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh ba đình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 45)

Để tạo ra một sự hài hoà, đồng điệu giữa ngân hàng và khách hàng, HDBank Ba Đình đã bố trí cơ cấu bộ máy tổ chức của ngân hàng theo mô hình hiện đại hóa. Chi nhánh đã sắp xếp thành 06 phòng nghiệp vụ phù hợp với chức năng của từng phòng, dưới sự điều hành của 01 Giám đốc, 02 Phó Giám đốc và hơn 60 cán bộ công nhân viên.

Sơ đồ 2. 1. Cơ cấu tổ chức của HDBank Ba Đình

(nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh HDBank Ba Đình năm 2017 - 2019 và xử lý của tác giả)

Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

- Ban Giám đốc: gồm Giám đốc và 02 Phó Giám đốc; đảm nhiệm chức năng lãnh đạo, đưa ra các quyết định, phê duyệt theo thẩm quyền, tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Nhập 59 70 4 34% 4 % Tổng Chi Phí 2 40 1 62 18 3 (7 8) - 33% 2 1 13 % Lợi Nhuận ________ _________ 1 0 (1 1) - 58% _______ 30 %

- Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ: Là phòng ban đảm nhiệm chức năng kiểm soát các hoạt động tín dụng, giao dịch tiền tệ của Chi nhánh, đóng vai trò là chốt kiểm soát đảm bảo các hoạt động tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước.

- Phòng dịch vụ và marketing: Là phòng ban đảm nhiệm các công tác cung cấp dịch vụ văn phòng và triển khai các kế hoạch marketing theo chương trình chung của HDBank và các chiến dịch đặc thù của Chi nhánh

- Phòng kế toán và ngân quỹ: Là nơi thực hiện việc hạch toán tất cả các nghiệp vụ của ngân hàng, thực hiện các dịch vụ về ngân quỹ, chuyển tiền trong nước, chi trả kiều hối, dịch vụ thẻ, giao dịch chuyển tiền, nhận tiền gửi,...

- Phòng tín dụng: Là phòng tham mưu chủ lực về xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh của CN bao gồm mảng nghiệp vụ tín dụng, giải ngân, thu nợ, bảo lãnh,... phục vụ KHCN và KHDN có nhu cầu tiếp cận nguồn vốn HDBank

- Phòng thanh toán quốc tế: Là bộ phận chủ yếu thực hiên các dịch vụ thanh toán quốc tế tại chi nhánh, chuẩn bị hồ sơ, hướng dẫn KH làm thủ tục TTQT, riêng việc chuyển tiền ra nước ngoài sẽ được thực hiện tại trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh.

- Phòng tổng hợp: Là phòng đảm nhiệm chức năng hành chính, tổ chức nhân sự trong cơ quan, phòng lên kế hoạch và theo dõi tiến trình thực hiện kế hoạch kinh doanh của CN

2.1.3. Ket quả hoạt đ ộ ng kinh doanh của HDBank B a Đình

Là một Ngân hàng kinh doanh trên địa bàn có nhiều cạnh tranh, HDBank Ba Đình luôn nhận thức rõ ràng được những khó khăn sẽ phải đương đầu. Với việc nhìn nhận rõ ràng các đối thủ cạnh tranh, phân loại các đối tượng khách hàng... Chi nhánh đã thực hiện nhiều hình thức huy động vốn bằng nhiều sản

phẩm dịch vụ tiện ích như huy động tiết kiệm lũy tiến, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm lãi suất linh hoạt, nhiều hình thức trả lãi linh hoạt, phù hợp. Công tác cho vay luôn lựa chọn đơn vị có uy tín, dự án có hiệu quả kết hợp với quản lý chặt chẽ, tuân thủ đúng quy trình nghiệp vụ, thu nợ thu lãi đạt kết quả cao.

Về cơ bản, chi nhánh đã hoạt động hiệu quả hoàn thành 93% chỉ tiêu kế

hoạch tài chính do Trụ sở chính giao, tuy nhiên cũng có một số chỉ tiêu hoàn thành vượt kế hoạch. Lợi nhuận toàn Chi nhánh năm 2017 đạt 19 tỷ, năm 2018 đạt 8 tỷ đồng, đến cuối năm 2019, lợi nhuận của HDBank Ba Đình tăng 30% tương đương 10 tỷ. Lợi nhuận năm 2018 giảm -11 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 57.9% so

năm 2017.

Qua đây, ta có thể thấy chi nhánh kinh doanh có lãi chênh lệch thu- chi đạt thấp, hiệu quả kinh doanh chưa cao phần lớn do tỷ lệ nợ xấu tăng cao, Chi nhánh thực hiện Bán nợ cho VAMC nên dư nợ giảm thấp, các chỉ tiêu tài chính

cũng giảm sút so năm 2017.

Bảng 2. 1: Ket quả hoạt đ ộ ng kinh doanh tại HDB an k B a Đình

7 1 6 % Vốn chủ sở hữu - - - - - Huy động vốn nợ 1,60 4 2,14 7 34% 2,81 8 31 %

Tiền gửi tiết kiệm 8 68

1,457 68% 1,798 23

% Tiền gửi thanh toán 7

36

690 -6% 1,020 48

%

Huy động vốn vay - - - - -

Huy động vốn khác 13 24 90% 98 305%

Tiền gửi ký quỹ 8 10 22% 8 -

21%

Tiền gửi để bảo lãnh 5 14 210% 91 532%

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD HDBank Ba Đình 2017 - 2019)

Trong năm 2017 và 2018 tình hình huy động và sử dụng vốn của chi nhánh chưa cân đối, huy động thấp hơn sử dụng vốn do đó chi nhánh phải sử dụng vốn điều chuyển của HDBank để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn trên địa bàn. Đến năm 2019, chi nhánh đã đẩy mạnh huy động vốn đạt kết quả cao (tăng trưởng trên 11% so năm 2018).

Tuy nhiên tình hình sử dụng vốn lại có sự biến động giảm, do tỷ lệ nợ xấu tăng cao, chi nhánh phải bán nợ cho VAMC số lượng lớn nên tỷ lệ dư nợ sụt giảm nhanh chóng. Điều đó ảnh hưởng ngay đến thu nhập của chi nhánh,

lợi nhuận giảm sút do không tận thu được lãi vay, vốn không được quay vòng hiệu quả đã tác động trực tiếp đến thu nhập của cán bộ công nhân viên.

2.2. THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - CHI NHÁNH BA ĐÌNH

2.2.1. Thực trạng quy mô và cơ cấu nguồn vốn tại HDBan k B a Đình

Xác định được vai trò của mở rộng hoạt động huy động vốn, trong những năm gần đây, HDBank Ba Đình đã hoạch định chiến lược và nỗ lực để đảm bảo tăng trưởng nguồn vốn. Công tác huy động vốn trở nên ngày càng hiệu quả hơn với các chiến lược về đa dạng hoá các phương thức huy động cũng như các kênh huy động vốn từ mọi thành phần kinh tế.

Để đánh giá về kết quả huy động vốn của HDBank Ba Đình, đầu tiên ta căn cứ vào quy mô nguồn vốn qua các năm. Bảng 2.2 cho thấy quy mô nguồn vốn của HDBank Ba Đình tương đối lớn, đạt mức trên 1500 tỷ trong giai đoạn 2017-2019 với tốc độ tăng trưởng trung bình của nguồn vốn là 34%/ năm

Bảng 2. 2. Quy mô và tố c độ tăng trưởng vốn của HDBank B a Đình năm 2017 - 2019

Chỉ Tiêu 2017 2018 2019 2018 so với 2017 2019 so với 2018 Số tiền % Số tiền % Tổng huy độ ng vốn 1,6 04 472,1 8 2,81 543 34% 1 67 % 24 I. Loại tiền__________ 1.Nội Tệ____________ 1,5 19 2,0 63 2,68 9 544 36% 62 6 23 % 2.Ngoại Tệ___________ 8 5 84 12 9 ______ -1% 4 5 35 %

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD HDBank Ba Đình giai đoạn 2017-2019)

Trong cơ cấu tổng nguồn vốn của HDBank Ba Đình, nguồn vốn huy động từ KH chiếm tỷ trọng lớn nhất, trung bình trên 95% tổng nguồn vốn do mô hình là Chi nhánh cấp 1 trực thuộc hệ thống. Quy mô vốn huy động của HDBank Ba Đình không ngừng tăng qua các năm và luôn vượt kế hoạch đặt ra hằng năm. Năm 2018 kế hoạch huy động vốn là 2,000 tỷ đồng, thực tế đạt được là 2,147 tỷ đồng (vượt kế hoạch đặt ra). Năm 2019, kế hoạch huy động vốn là 2,300 tỷ đồng, thực tế đạt được là 2,818 tỷ đồng (vượt kế hoạch đề ra). Tiếp theo đó là sự đóng góp của các hoạt động huy động vốn khác (tiền gửi ký quỹ và tiền gửi bảo lãnh của KHDN), tỷ trọng huy động vốn từ nguồn khác không lớn, chiếm từ 1-3% so với tổng nguồn vốn HDBank Ba Đình

Có thể thấy công tác huy động vốn tại HDBank Ba Đình đã đạt được những kết quả khá cao trong giai đoạn 2017 - 2019. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn đạt trung bình gần 34%. Đây là mức tăng trưởng tương đối cao so với các ngân hàng TMCP khác. Thành tựu này càng trở nên đặc biệt hơn trong giai đoạn kinh tế Việt Nam đang gặp khó khăn do những tác động của cuộc các cuộc khủng hoảng nợ trên toàn thế giới.

2.2.2. Thực trạng nguồn vốn huy độ ng tại HDBan k Ba Đình

2.2.2.1. Quy mô nguồn vốn huy động

Hoạt động huy động vốn là một trong những mặt mạnh của Chi nhánh, đặc biệt là trong thời gian gần đây, mặc dù đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trên cùng địa bàn, nhưng tổng nguồn huy động vẫn không ngừng tăng trưởng. HDBank Ba Đình luôn xác định huy động vốn là công tác quan trọng thường xuyên và lâu dài, khẳng định thế mạnh của chi nhánh. Bên cạnh việc tích cực duy trì mối quan hệ với các khách hàng cũ, chi nhánh còn không ngừng mở rộng thu hút thêm những khách hàng mới.

Bảng 2. 3. Mộ t số chỉ tiêu về huy độ ng vốn của HDBan k Ba Đình giai đoạn 2017- 2019

1.TG KKH__________ 1 94 1 82 26 2 (12) -6% 8 0 31 % 2.TG CKH dưới 12T 7 42 1,4 30 1,76 2 688 93% 33 2 19 % 3.TG CKH từ 12 - 24T 2 9 4 15 51 7 386 1331% 10 2 20 % 4.TG CKH >24T 6 39 1 20 27 6 ( 519) -81% 15 6 57 %

trong dân cư và tổ chức kinh tế trên địa bàn để huy động lượng vốn tăng cao so năm 2017. Đến năm 2019, Chi nhánh đã tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng nguồn vốn, tổng nguồn vốn huy động 2019 so 2018 đã tăng 24%, đây là kết quả của chiến dịch tăng trưởng và mở rộng huy động được HDBank Ba Đình đẩy mạnh thực hiện.

Tăng trưởng nguồn vốn huy động là một trong các chỉ tiêu quan trọng phản ánh chiến lược và tầm nhìn mở rộng huy động vốn của Ban lãnh đạo HDBank Ba Đình. Có thể thấy công tác huy động vốn tại HDBank Ba Đình đã đạt được những kết quả tốt trong giai đoạn 2017 - 2019.

Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn đạt trung bình gần 29%. Đây là mức tăng trưởng tương đối cao so với các ngân hàng TMCP khác. Thành tựu này càng trở nên đặc biệt hơn trong giai đoạn kinh tế Việt Nam đang đứng trước nhiều

thách thức của nền kinh tế xã hội như tình hình dịch bệnh toàn cầu, xung đột thương mại, sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM nội địa và NH quốc tế,...

Để giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới, HDBank không ngừng tìm hiểu nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng và cung cấp những sản phẩm nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu đó. Giai đoạn 2017-2019, nhằm gia tăng thu hút tiền gửi không kỳ hạn từ khách hàng dân cư đồng thời đẩy mạnh bán chéo các sản phẩm dịch vụ bán lẻ, HDBank đã triển khai gói tài khoản thanh toán đa tiện ích dành cho khách hàng cá nhân. Đây là tập hợp các sản phẩm dịch vụ của HDBank cung cấp cho khách hàng những giải pháp tài chính toàn diện, đáp ứng tối đa nhu cầu giao dịch thường xuyên qua tài khoản thanh toán của khách hàng. Hiện tại, HDBank triển khai các sản phẩm huy động vốn dưới các hình thức sau:

- Tài khoản thanh toán;

- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn thông thường; - Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thông thường, - Tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất lũy tiến;

- Tiền gửi tiết kiệm lãi suất linh hoạt;

- Tiền gửi tiết kiệm dự thưởng, bảo ngân an phúc; - Tiết kiệm online,

- Tiết kiệm gửi góp linh hoạt.

2.2.2.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động

C Phân theo loại tiền

Năm 2017 nguồn nội tệ là 1.519 tỷ đồng chiếm 94,7% tổng nguồn vốn huy động thì đến năm 2018 nguồn vốn nội tệ tăng 544 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng 36% so năm 2017 và đến cùng kỳ năm 2019 nguồn vốn nội tệ đạt 2.689 tỷ đồng, tăng 626 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng 23 % so 31/12/2018.

Huy động vốn bằng VND là sản phẩm chính của HDBank Ba Đình, theo quy định của NHNN, các NHTM hạn chế tiếp nhận tiền gửi ngoại tệ, chính vì vậy HDBank Ba Đình luôn triển khai các chương trình, chiến lược mở rộng huy động vốn như: lãi suất ưu đãi tiền gửi đối với KH có sổ tiết kiệm trên 1 tỷ đồng, tặng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ...

Biểu đồ 2. 1: Biểu đồ cơ cấu huy độ ng vốn ph ân theo loại tiền

(đơn vị :tỷ đồng)

(Nguồn : Báo cáo kết quả HĐKD HDBank Ba Đình năm 2017-2019)

S Phân theo thành phần kinh tế

Tiền gửi dân cư năm 2017 là 1.373 tỷ đồng chiếm 85,6 % tổng nguồn vốn huy động, đến năm 2018 tiền gửi dân cư là 1.959 tỷ đồng và đến 31/12/2019 tiền gửi dân cư đạt 2.394 tỷ đồng, tỷ trọng tiền gửi dân cư trên tổng nguồn vốn lần lượt trong năm 2018 và 2019 là 91,2% và 84,9% tổng nguồn vốn huy động. Trong khi đó tiền gửi từ các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn huy động năm 2017 là 14,4%, năm 2018 và 2019 lần lượt giảm xuống còn 8,8% và 15% tổng nguồn vốn huy động. Như

vậy, Chi nhánh có tỷ lệ huy động tiền gửi dân cư cao, tạo tính ổn định của nguồn vốn.

Tỷ lệ tiền gửi dân cư của hầu hết các chi nhánh HDBank ở mức 50%/ tổng nguồn vốn. Nhằm hoàn thành tốt KHKD, quyết tâm khắc phục tình trạng khó khăn, Giám đốc chi nhánh đã triển khai các giải pháp (tăng cường, mở rộng, đa dạng hóa hoạt động dịch vụ; Có chính sách chăm sóc, ưu đãi đối với khách hàng truyền thống, khách hàng có số dư tiền gửi lớn, khai thác các nguồn vốn có tính ổn định, đặc biệt là nguồn vốn từ dân cư.

Biểu đồ 2. 2: Biểu đồ cơ cấu huy đ ộ ng vốn theo th ành phần kinh t ế

(đơn vị: tỷ đồng)

3,000 ---

(Nguồn : Báo cáo kết quả HĐKD HDBank Ba Đình năm 2017-2019)

S Phân theo kỳ hạn

Tập trung chủ yếu vào tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng năm 2017 là 46% tổng nguồn vốn huy động và tăng qua các năm 2018 và năm 2019 lần lượt là 67% và 63% tổng nguồn vốn huy động. Tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn liên tục có sự biến động qua các năm tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn vốn.

2.2.2.3. Thị phần vốn huy động trên địa bàn

Theo số liệu thống kê tại website tapchinganhang.gov, kết quả phân tích từ báo cáo tài chính của 5 NHTM được lựa chọn cho thấy, chỉ sau 3 năm từ năm 2017 đến năm 2019, quy mô tổng tiền gửi khách hàng đã tăng gấp 3,6 lần (Tổng tiền gửi khách hàng của các NHTM tại 31/12/2019 là 8.318 nghìn tỷ đồng so với 6.104 nghìn tỷ đồng cùng kỳ năm 2017).

Mức độ tăng trưởng tiền gửi khách hàng trung bình của giai đoạn 2017 - 2019 là 17,2%, trong đó, mức tăng trưởng cao nhất vào năm 2019 với mức tăng 22,2%. Tăng trưởng tiền gửi được duy trì ổn định ở mức 2 chữ số, tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng có xu hướng chậm lại trong những năm gần đây. Năm 2018, tăng trưởng tiền gửi khách hàng tại các NHTM đạt 11,8%, thấp nhất trong giai đoạn 2017-2019.

Biểu đồ 2. 3. Tố C độ tăng trưởng tiền gửi của top 5 NHTM gia i đoạn 2017-2019

(đơn vị: tỷ đồng)

2017 2018 2019

Chi phí lãi của hoạt động huy động 91.4 117.0 149.9

Tổng vốn huy động 1,604.0 2,147.0 2,818.0

Lãi suất huy độ ng bình quân 5.70% 5.45% 5.32%

Xét theo địa bàn, HDBank Ba Đình là CN có vị trí thương mại đắc địa tại trung tâm Quận Ba Đình với số lượng dân cư gần 250 nghìn người, trong đó 65% dân cư có nhu cầu giao dịch qua NHTM và có xu hướng gửi tiết kiệm tích lũy tại các NHTM có uy tín, dịch vụ chăm sóc KH tận tình. Với ưu thế là

Một phần của tài liệu 0749 mở rộng hoạt động huy động vốn tại NHTM CP phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh ba đình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w