1.2.3.1. Chỉ tiêu phản ánh quy mô cho vay doanh nghiệp
a) Quy mô dư nợ cho vay doanh nghiệp
- Quy mô dư nợ cho vay doanh nghiệp: là tổng số tiền mà khách hàng doanh nghiệp còn nợ ngân hàng tại một thời điểm nhất định, cho thấy lượng tiền mà ngân hàng chưa thu hồi được. Số dư nợ càng lớn và dư nợ kỳ sau tăng hơn so với dư nợ kỳ trước phản ánh mức độ mở rộng cho vay càng cao.
Tỷ trọng dư nợ cho vay Dư nợ cho vay doanh nghiệp
' ' = ____L,_______________ x 100%
doanh nghiệp Tổng dư nợ cho vay
Chỉ tiêu này tăng cho thấy mức độ mở rộng cho vay doanh nghiệp tăng. Ngoài ra để đánh giá được tốc độ tăng dư nợ cho vay doanh nghiệp cũng cần xem xét nó trong mối tương quan với tổng dư nợ cho vay của cả ngân hàng tại một thời điểm nhất định.
Tỷ trọng dư nợ cho vay trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng đối với từng nhóm khách hàng thể hiện chính sách của ngân hàng trong hoạt động cho vay. Sự biến động về dư nợ của từng nhóm khách hàng và tỷ trọng của dư nợ từng nhóm khách hàng trong tổng dư nợ phản ánh năng lực, thế mạnh cũng như điểm yếu của ngân hàng trong các mảng khách hàng mục tiêu nhất
định hoặc phản ánh chính sách của ngân hàng trong việc tiếp cận cho vay. Chỉ tiêu này càng cao thì khách hàng doanh nghiệp vay nợ của ngân hàng tại thời điểm cuối kỳ càng cao. Dư nợ giảm là dấu hiệu của hoạt động tín dụng của ngân hàng không hiệu quả, không có khả năng mở rộng khách hàng, khả năng tiếp thị của ngân hàng kém, trình độ cán bộ công nhân viên không cao... Tuy nhiên, chỉ tiêu này tăng cũng chưa thể đánh giá được sự tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng là tốt hay không, vì còn phụ thuộc vào sự tăng trưởng của chỉ tiêu này có đều đặn hay không và còn phụ thuộc vào chất lượng khoản vay.
- Tốc độ tăng trưởng dư nợ KHDN: được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm, dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng của KHDN qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng
Tốc độ tăng trưởng dư nợ KHDN (%)
Dư nợ năm t ’ - Dư nợ năm t ________x100% Dư nợ năm t
Với t là năm gốc và t’ là năm so sánh
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng đối với đối tượng KHDN cũng như uy tín của ngân hàng đối với đối tượng này. Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của NH càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại NH đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng doanh nghiệp và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.
Việc kết hợp phân tích chỉ tiêu này với chỉ tiêu về quy mô dư nợ cho vay doanh nghiệp sẽ cho thấy bản chất của sự mở rộng quy mô là dựa trên nền khách hàng cũ, phát triển khách hàng mới, hay ngành nghề lĩnh vực ngân hàng đang đẩy mạnh cho vay; đồng thời đánh giá được dư nợ có tập trung vào một hay một nhóm khách hàng nhất định hay không.
Tùy vào từng điều kiện cụ thể của thị trường và nền kinh tế để đánh giá cơ cấu dư nợ cho vay doanh nghiệp của ngân hàng có hợp lý hay không, thông qua: Cơ cấu dư nợ theo quy mô doanh nghiệp, cơ cấu dư nợ theo thành phần và lĩnh vực kinh tế, cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn,...
Chỉ tiêu cơ cấu dư nợ theo quy mô doanh nghiệp phản ánh việc Ngân hàng
đang tập trung cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ đó đưa ra định hướng mở rộng cho vay với đối tượng khách hàng
nào để đảm bảo cơ cấu tín dụng ổn định, bền vững, đem lại hiệu quả cao.
Chỉ tiêu cơ cấu dư nợ theo ngành nghề phản ánh sự phân bổ dư nợ đối với từng lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp đang được Ngân hàng tài trợ vốn là thuộc ngành nghề sản xuất, công nghiệp chế biến chế tạo; khai khoáng; thương mại dịch vụ; xây dựng; vận tải kho bãi và thông tin liên lạc hay nông, lâm, thủy hải sản. Chỉ tiêu này đo lường mức độ tập trung của dư nợ tín dụng đối với từng thành phần, từng lĩnh vực và mức độ hợp lý của cơ cấu dư nợ này so với tình hình thị trường, tình hình kinh tế, nhận định các rủi ro tiềm ẩn và tương lai phát triển đối với cơ cấu tín dụng hiện tại.
Chỉ tiêu cơ cấu dư nợ theo thời hạn cho biết Ngân hàng đang tập trung cho vay ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn, qua đó tính toán mức độ sử dụng nguồn vốn huy động vào hoạt động cho vay cũng như khả năng cân đối nguồn vốn huy động tại chỗ cho hoạt động cho vay của Ngân hàng để đảm bảo an toàn vốn, chất lượng tín dụng và vẫn đạt hiệu quả sinh lời cho Ngân hàng.
Từ xu hướng thay đổi trong cơ cấu dư nợ tín dụng qua các năm, Ngân hàng sẽ đánh giá định hướng và khả năng mở rộng cho vay doanh nghiệp qua các giai đoạn, cho từng lĩnh vực hay thời hạn một cách thích hợp.
c) Số lượng khách hàng doanh nghiệp
Số lượng khách hàng là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá mức độ mở rộng hoạt động cho vay doanh nghiệp. Số lượng khách hàng có
Chỉ tiêu đánh giá Công thức
Tỷ lệ nợ quá hạn (%) = Dư nợ quá hạn 1 nnn.
rrΓ √√τ% × 100% Tổng dư nợ
thể tính trong một khoảng thời gian nhất định (quý, năm). Điều này thể hiện khả năng của ngân hàng trong việc tiếp cận và phát triển mối quan hệ với khách hàng bao gồm phát triển khách hàng mới và duy trì mối quan hệ với các khách hàng hiện có.
Mức gia tăng số lượng KH = Số lượng KH năm (t) - Số lượng KH năm (t-1)
Chỉ tiêu này càng lớn càng phản ánh khả năng thu hút khách hàng của ngân hàng. Số luợng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng càng nhiều, càng kích thích cho NH mở rộng các hình thức dịch vụ phục vụ khác, quy mô các khoản vay sẽ càng lớn, đồng thời chứng tỏ hiệu quả của sự mở rộng hoạt động cho vay doanh nghiệp.
d) Đa dạng hóa các loại hình sản phẩm cho vay doanh nghiệp
Đa dang hóa sản phẩm, dịch vụ giúp ngân hàng phân tán và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay, đồng thời thu hút khách hàng từ đó làm gia tăng lợi nhuận của các ngân hàng. Trên cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ cán bộ sẵn có, khi thực hiện đa dạng hóa các loại hình sản phẩm cho vay doanh nghiệp, ngân hàng sẽ giảm chi phí quản lý, chi phí hoạt động, từ đó gia tăng lợi nhuận cho Ngân hàng.
Đa dạng hóa sản phẩm cho vay doanh nghiệp giúp ngân hàng thúc đẩy các nghiệp vụ liên quan cùng phát triển. Ví dụ, huy động vốn tạo nguồn cho hoạt động tín dụng và góp phần thúc đẩy mở rộng cho va cũng nhu các dịch vụ chuyển tiền trong nuớc, thanh toán quốc tế, đổ luơng qua tài khoản, phát hành thẻ... đi kèm. Ngoài ra, khi phát triển hoạt động chiết khấu bộ chứng từ thì nghiệp vụ về ngoại tệ, tài trợ thuơng mại cũng sẽ phát sinh thêm. Chỉ khi đa dạng hóa các loại hình dịch vụ ngân hàng thì mới đáp ứng các nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Đồng thời, việc đa dạng hóa các loại hình sản phẩm cho vay doanh nghiệp giúp ngân hàng tăng khả năng cạnh tranh. Trong hoàn cảnh ngày càng có nhiều các ngân hàng như hiện nay đã tạo ra sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, ngân hàng nào muốn tồn tại, phát triển, đạt được lợi nhuận mong muốn đều phải thay đổi, cải tiến hoạt động, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách hàng.
1.2.3.2. Chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay doanh nghiệp
Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trên tổng dư nợ
Mở rộng cho vay và chất lượng cho vay có quan hệ hữu cơ với nhau. Mục đích cuối cùng của việc mở rộng cho vay là gia tăng lợi nhuận. Để lợi nhuận gia tăng thì mức gia tăng về thu nhập từ hoạt động cho vay phải tăng nhanh hơn mức chi phí cho hoạt động cho vay. Để có được điều đó thì phải có chất lượng tín dụng tốt.
Nếu không có quản trị rủi ro tín dụng tốt thì khi mở rộng cho vay không những không tăng tương ứng về doanh thu mà còn gia tăng quá mức về chi phí. Không quản trị rủi ro tín dụng tốt để phát sinh quá nhiều nợ xấu sẽ tác động tiêu cực đến thu nhập từ hoạt động cho vay. Khi nợ xấu gia tăng các ngân hàng không
những không thu được những khoản tiền lãi từ dư nợ xấu mà còn phải bỏ ra các chi phí như chi phí xử lý nợ xấu, chi phí trích lập quỹ dự phòng rủi ro cụ thể.
Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu vượt quá giới hạn cho phép phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng còn yếu kém, chứa đựng nhiều rủi ro và ngược lại tỷ lệ nợ quá hạn thấp và được kiểm soát phản ánh chất lượng các khoản cho vay của ngân hàng được coi là tốt.
Cơ cấu nhóm nợ (%) = Dư nợ theo nhóm nợJ--- × 100%1 nnn. Tổng dư nợ
Chỉ tiêu đánh giá Công thức
Sự gia tăng về lợi nhuận LNTD t - LNTD t-1 Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận
từ hoạt động tín dụng
LNTD t - LNTD t-1 --
_______._____________ × 100% LNTD t-1
Tỷ suất lợi nhuận/thu nhập từ hoạt động tín dụng
L TDt --
___ × 100%
TNTDt Tỷ suất lợi nhuận /Dư nợ tín
dụng
LNTDt
____ ^ ____ × 100% Dư nợ tín dụng
25
1.2.3.3. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả cho vay doanh nghiệp
Thu nhập mang lại từ cho vay doanh nghiệp: Tất cả các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng trước hết phải xuất phát từ lợi ích của khách hàng nhưng cuối cùng cũng nhằm mục đích chính là phải đem lại lợi nhuận thực tế cho Ngân hàng bởi Ngân hàng là doanh nghiệp kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận. Tỷ trọng đóng góp của thu nhập từ hoạt động cho vay doanh nghiệp vào tổng lợi nhuận trong hoạt động Ngân hàng cũng giống như chỉ tiêu số lượng khách hàng doanh nghiệp, cho thấy sự chuyên môn hóa, chuyên nghiệp và thế mạnh trong việc cung cấp dịch vụ tín dụng doanh nghiệp, chứng tỏ các khoản vay thu hồi được gốc và có lãi, đảm bảo được an toàn của đồng vốn đầu tư, thể hiện sự phát triển của sản phẩm dịch vụ Ngân hàng phong phú và đa dạng.
Nếu ngân hàng chỉ chú trọng việc giảm và duy trì một tỷ lệ nợ quá hạn mà không gia tăng được thu nhập từ hoạt động cho vay thì điều đó cũng không có ý nghĩa. Chất lượng tín dụng được nâng cao chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó gia tăng được khả năng sinh lời của ngân hàng.
LNTD t-1: Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng năm (t-1) TNTD t: Thu nhập Tín dụng năm t