2.2.3.1. Chỉ tiêu phản ánh quy mô cho vay doanh nghiệp a) Quy mô dư nợ cho vay doanh nghiệp
Mặc dù thời gian qua, VRB - CN SGD vẫn luôn chú trọng chăm sóc, tìm kiếm, tiệp cận các doanh nghiệp với định hướng là đối tượng khách hàng mục tiêu đem lại nguồn thu chính cho Ngân hàng, tuy nhiên việc mở rộng quy mô tín dụng doanh nghiệp vẫn gặp rất nhiều khó khăn, dư nợ cho vay doanh nghiệp có xu hướng giảm dần, cụ thể:
Bảng 2.4: Tình hình dư nợ cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga - Chi nhánh Sở Giao dịch
2 Hộ kinh doanh cá thể, 3 16 14 % 627 25 % 847 32% 311 98.4% 2 20 35.1%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của VRB - CN SGD)
Năm 2017, dư nợ tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh là 2,018 tỷ đồng tương ứng với 86% tổng dư nợ toàn Chi nhánh. Năm 2018, dư nợ cho vay KHDN là 1,868 tỷ đồng và tương ứng 75% tổng dư nợ tín dụng của Chi nhánh. Sang năm 2019, dư nợ KHDN tiếp tục giảm còn 1,790 tỷ đồng, giảm 78 tỷ đồng so với năm trước, chiếm 68% tổng quy mô dư nợ của toàn chi nhánh.
Nguyên nhân dư nợ cho vay KHDN giảm và tỷ trọng dư nợ tín dụng KHDN giảm là do những năm gần đây xu hướng phát triển của các NHTM là đẩy mạnh triển khai mô hình ngân hàng bán lẻ. VRB cũng không nằm ngoài xu hướng đó và để bám sát thực hiện chỉ tiêu kinh doanh do Hội sở chính giao, trong năm 2018 - 2019, VRB - CN SGD phải vừa phát triển dư nợ bán lẻ đối với khách hàng cá nhân và hộ kinh doanh cá thể, vừa phải đảm bảo quy mô và chất lượng tín dụng doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, quy mô dư nợ giảm do đa phần KH hiện hữu đang có quan hệ tại nhiều ngân hàng, rất nhiều khách hàng được cấp hạn mức nhưng không giải ngân hết hạn mức được phê duyệt nên dư nợ cuối kỳ bị giảm so với kế hoạch. Mặt khác, sau khi thực hiện khảo sát và rà soát lãi suất với một loạt KH hiện hữu có lịch sử giao dịch tốt, đặc biệt là KH vay vốn bằng USD theo chương trình cho vay với doanh nghiệp xuất nhập khẩu và chương trình tài trợ vốn sản xuất kinh doanh bằng VND cho doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ, kết quả cho thấy lãi suất hiện tại của VRB - CN SGD cao hơn 0.3- 1% so với lãi suất thị trường. Điều này đã ảnh hưởng đến việc giải ngân hạn mức tín dụng của các khách hàng nhạy cảm về lãi suất, do đó dư nợ của nhóm khách hàng này đã giảm 32 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Một số khách hàng tuy có nhu cầu về giải ngân hạn mức nhưng tài sản bảo đảm bị giảm giá trị do định giá lại định kỳ theo quy định của Ngân hàng nên buộc phải trả nợ trước hạn Ngân hàng, giảm dư nợ để đủ tài sản đảm bảo nợ vay.
Ngoài ra, trong 2 năm trở lại đây, Chi nhánh Sở Giao dịch định hướng sàng lọc các khách hàng hiện hữu tiến tới thoái lui quan hệ với một số khách hàng đang hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế tiềm ẩn nhiều rủi ro, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả cũng như giảm dần dư nợ đối với nhóm khách hàng có biên lợi nhuận cho vay thấp để tăng lợi nhuận cho Chi nhánh. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp bị thu hẹp về quy mô dư nợ tín dụng.
Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay doanh nghiệp của VRB - CN SGD trong 3 năm gần đây đều âm do quy mô dư nợ năm sau giảm so với năm trước đó.
b) Cơ cấu dư nợ cho vay doanh nghiệp
Trong cơ cấu dư nợ KHDN, nhằm tận dụng được lợi thế về nguồn USD, VRB - CN SGD cũng đẩy mạnh phát triển nhóm khách hàng có vốn đầu tư nước ngoài. Đây là nhóm khách hàng có điểm mạnh là báo cáo tài chính kiểm toán theo quy định, có doanh thu chuyển qua tài khoản và đa phần là nguồn thu bằng ngoại tệ USD. Tỷ trọng dư nợ từ các này (Hàn Quốc, Đài Loan,...) luôn duy trì ở mức ổn định là 27-30% trong tổng dư nợ KHDN của VRB - CN SGD, cụ thể:
Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ cho vay DN theo quy mô và vốn đầu tư tại Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga - Chi nhánh Sở Giao dịch giai đoạn 2017 -
2019
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
Theo vốn đầu tư 2,01
8
100 %
1,868 100% 1,790 100%
Doanh nghiệp có vốn đầu tư
trực tiêp nước ngoài (FDI) 2 61 % 30 540 29% 488 27% Doanh nghiệp có vốn đầu tư
trong nước 1,406 % 70 1,328 71% 1,302 73%
Theo quy mô 2,01
8 100 % 1,868 100% 1,790 100% Doanh nghiệp lớn 91 2 45 % 1,009 54% 967 54%
Doanh nghiệp nhỏ và vừa 1,10 6
55 %
thị trường liên ngân hàng, dẫn đên lãi suât USD giảm tính cạnh tranh so với các ngân hàng khác. Điều này khiên cho việc tiêp cận và phát triển những doanh nghiệp FDI, những doanh nghiệp có hoạt động xuât nhập khẩu trở nên khó khăn hơn. VRB chưa có sự linh hoạt và kịp thời trong việc áp dụng giảm
Ngành nghề 2017 2018 2019
55
lãi suất để cạnh tranh so với các Ngân hàng khác khiến một số khách hàng lớn chỉ thực hiện giải ngân tại VRB - CN SGD khi hạn mức của các KH này tại các TCTD đã được sử dụng tối đa hoặc không giải ngân nên dư nợ cuối kỳ giảm so với cùng kỳ năm trước.
Hiện nay với các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu thay vì sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng để nhập khẩu hàng hóa thì các doanh nghiệp có xu hướng sử dụng sản phẩm L/C UPAS kỳ hạn trả chậm từ 3 - 6 tháng. Đây là sản phẩm cho phép doanh nghiệp được trả chậm với chi phí thấp hơn so với lãi vay cùng kỳ hạn (thông thường phí UPAS chỉ từ 4%/năm - 5%/năm), thấp hơn từ 2.5% - 3.5% so với vay thông thường. VRB hiện chỉ cung cấp sản phẩm L/C trả ngay cho khách hàng mà không có sản phẩm L/C trả chậm hay L/C UPAS. Bởi vậy, đây cũng là 1 trong những nguyên nhân khiến cho VRB - CN SGD khó tiếp cận và khai thác các KHDN mới để mở rộng quy mô cho vay doanh nghiệp.
Ngoài ra, đối với khách hàng trọng tâm quy mô vừa và nhỏ, đa phần những đối tượng khách hàng này đều đã vay vốn tại các ngân hàng khác, mặc dù
có nhu cầu vay vốn tuy nhiên tài sản không có nhiều, tín chấp cao, điều này dẫn
đến rủi ro cho ngân hàng. Đây là đối tượng nhạy cảm với lãi suất, trong khi lãi suất của VRB cao hơn so với mặt bằng chung lãi suất của các ngân hàng, chính
sách về tài sản, tín chấp vẫn còn chưa linh hoạt. Do vậy, mặc dù đây là đối tượng
khách hàng trọng tâm, tuy nhiên Chi nhánh vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận những khách hàng này, kéo theo đó dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa có xu hướng giảm trong 2 năm gần đây. Một số khách hàng khác tất toán không vay vì chính sách VRB chưa phù hợp, chưa đáp ứng nhu cầu
của khách hàng.
Xét về ngành nghề hoạt động, cơ cấu cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh như sau:
56
Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ cho vay Khách hàng Doanh nghiệp theo ngành nghề tại Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga - Chi nhánh
Sở Giao dịch giai đoạn 2017 - 2019
Sản xuất, công nghiệp chế biến, chế tạo 1,355 % 67 1,290 69% 1,131 63% Khai khoáng 63 3 % 34 2% V^ 10%" Thương mại và dịch vụ 24 1 % 109" 6% 4 4 2% Xây dựng 149^ 7 % ĨĨ5 6% 130 7%
Vận tải, kho bãi và thông
tin liên lạc 107 % 5 85 5% 54 3%
Nông, lâm, thủy hải sản ĨÕ Ỡ" 5 % 4Ĩ 2% 4 8 3%" Các ngành nghề khác 22 0 ĨĨ% 194 10% 204 π%" Tổng 2,018 100% 1,868 100% 1,790 100%
ST
T Chỉ tiêu
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng 1 Ngắn hạn 1,5 54 77% 1,350 72% 1,361 76% 2 Trung hạn 387 19% 396 21% 315 18% 3 Dài hạn 77 4% 122 7% 114 6% Tổng cộng 2,0 18 100% 1,868 100% 1,790 100%
(Nguồn: Báo cáo tông kêt hoạt động kinh doanh của VRB - CN SGD)
Trong quá trình triển khai hoạt động tín dụng doanh nghiệp, VRB - CN SGD đẩy mạnh cho vay với các đối tượng doanh nghiệp trong các lĩnh vực dệt may, sản xuất bao bì, vận tải hành khách bằng đường bộ, sản xuất kim khí, công nghi ệp phụ trợ, các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử, camera,....và nh ững khách hàng có tình hình tài chính ổn định, có tài sản đảm bảo, để giảm thiểu rủi ro tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng.
Do vậy, có thể thấy, cơ cấu cho vay doanh nghiệp theo ngành nghề của VRB - CN SGD chiếm chủ yếu là Sản xuất, Công nghiệp chế biến chế tạo và
57
Thương mại, dịch vụ (chiếm khoảng 70%); ngành khai khoáng, xây dựng và nông, lâm thủy hải sản ở mức thấp. VRB - CN SGD không phát triển tín dụng dàn trải mà tập trung vào một số nhóm ngành chính: sản xuất, gia công chế biến; thương mại và dịch vụ; vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc, xây dựng. Đây là những nhóm ngành được đánh giá là nhóm ngành chính của nền kinh tế. Qua các năm, tỷ trọng dư nợ của các nhóm ngành này cũng tương đối ổn định.
Xét về thời hạn tín dụng, cơ cấu dư nợ cho vay KHDN tại Chi nhánh như sau:
Bảng 2.7. Cơ cấu dư nợ cho vay doanh nghiệp theo thời hạn tại Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga - Chi nhánh Sở Giao dịch
1. Quy mô Doanh nghiệp 139 122 115 -
12% -6%
Doanh nghiệp lớn 15 17 18 13
%
6% Doanh nghiệp nhỏ và vừa 12
4 10 5 97 - 15% -8% 2. Tính chất khách hàng 139 122 115 - 12% -6% Khách hàng hiện hữu 13 2 11 7 11Õ - 11% -6% Khách hàng mới 7 5 5 - 29% Õ% 3. Vốn đầu tư 139 122 115 - 12% -6%
Doanh nghiệp FDI 15 19 18 27
%
-5%
Doanh nghiệp trong nước 12 4 1 Õ2 97 - 17% -6%
(Nguồn: Báo cáo tông kêt hoạt động kinh doanh của VRB - CN SGD)
Đối với một ngân hàng nhỏ, việc tập trung quá nhiều nguồn vốn cho kỳ hạn dài sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, do đó VRB - CN SGD chú trọng việc phát triển dư nợ ngắn hạn để đẩy mạnh luân chuyển nguồn vốn. Trong cơ cấu dư nợ cho vay doanh nghiệp của VRB - CN SGD, dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu (trên 70%), điều đó cho thấy VRB - CN SGD chú trọng phát triển nhóm khách hàng có phương thức sản xuất, thời gian luân chuyển vốn ngắn, vòng quay vốn lưu động nhanh.
Phần lớn các khoản cấp tín dụng trung dài hạn nhằm tài trợ thực hiện
58
các dự án đầu tư thêm máy móc thiết bị hoặc xây dựng nhà xưởng để mở rộng năng lực sản xuất tập trung ở các nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn có quan hệ truyền thống, phát sinh giao dịch thường xuyên và đã có dư nợ tín dụng ngắn hạn tại VRB - CN SGD. Mặc dù các khoản vay trung dài hạn phải chịu mức lãi suất cao hơn cũng như đem lại cho Chi nhánh nhiều lợi nhuận hơn nhưng ngược lại độ an toàn tín dụng lại thấp hơn so với các khoản vay ngắn hạn. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các ngành công nghiệp nặng vốn, xây dựng, bất động sản, thì việc cho vay dài hạn đem đến nhiều rủi ro cho Chi nhánh. Định hướng của VRB - CN SGD cũng hạn chế phát triển các khách hàng mới có dự án quy mô lớn, thời gian thu hồi vốn chậm.
c) Số lượng khách hàng doanh nghiệp
Bảng 2.8. Số lượng KHDN có dư nợ tín dụng tại Ngân hàng Liên doanh Việt Nga - Chi nhánh Sở Giao dịch giai đoạn 2017 - 2019
Quy mô số lượng khách hàng doanh nghiệp có dư nợ vay tại VRB - CN SGD không nhiều và giảm qua các năm do một số khách hàng hiện hữu của Chi nhánh đã tất toán dư nợ. Chi nhánh có phát triển thêm khách hàng mới mỗi năm nhưng số lượng khá ít ỏi, chỉ từ 5-7 khách hàng doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, mức độ cạnh tranh của VRB so với các ngân hàng cổ phần khác cùng phân khúc khách hàng trên địa bàn vẫn còn yếu, điển hình về sản phẩm dịch vụ và lãi suất cho vay. Tại hội nghị Triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2019, 4 ngân hàng thương mại nhà nước cam kết sẽ giảm lãi suất để hỗ trợ các doanh nghiệp vay vốn thuộc lĩnh vực ưu tiên theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, bắt đầu từ 10/01/2019. Theo đó, các khoản vay ngắn hạn sẽ có lãi suất tối đa 6% một năm. Việc giảm lãi suất sẽ áp dụng cho các khoản vay đang còn dư nợ và khoản vay mới từ năm 2019. Đồng thời, giảm đồng loạt 0,5%/năm trong năm 2019 đối với các khoản vay trung dài hạn VND hiện tại của doanh nghiệp. Trong khi đó, lãi suất cho vay VND doanh nghiệp của VRB hiện nay đang khá cao so với mặt bằng chung nên một số khách hàng lớn chỉ thực hiện giải ngân tại VRB khi hạn mức của các KH này tại các TCTD khác đã được sử dụng tối đa hoặc không giải ngân.
Như vậy, mặc dù số lượng khách hàng doanh nghi ệp mới của chi nhánh vẫn tăng nhưng quy mô không tăng do khách hàng hi ện hữu giảm khá nhiều.
Xét về góc độ tăng trưởng, nhóm KH doanh nghi ệp lớn có tốc độ tăng trưởng khá tốt, năm 2018 là 13%, năm 2019 là 6%; nhóm KH doanh nghiệp nhỏ và vừa có giảm qua mỗi năm. Qua đó có thể thấy việc giữ chân, duy trì mối quan hệ với các khách hàng cũ của VRB - CN SGD chưa thực sự hiệu quả.
Chỉ tiêu 2017 2018 2019
60
Dưới áp lực cạnh tranh ngày càng cao, các ngân hàng không ng ừng đa dạng sản phẩm để gia tăng thị phần. VRB cũng đã từng bước tối ưu hóa dịch vụ, đa dạng sản phẩm để tăng năng lực cạnh tranh và đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Trên cơ sở đó, rất nhiều sản phẩm đã được triển khai giành cho KHDN: s ản phẩm tiền gửi, mua bán ngoại tệ, tín dụng, thư tín dụng và bảo lãnh ngân hàng, dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước...
Danh mục các loại hình sản phẩm cho vay doanh nghiệp tại VRB trong giai đoạn 2017 - 2019 bao gồm: Cho vay ngắn hạn theo món; Hạn mức tín dụng ngắn hạn; Vay vốn trung, dài hạn; Chương trình tín dụng SME; Chương trình tín dụng Xuất nhập khẩu; Triển khai sản phẩm dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu qua kênh thanh toán song phương Việt Nga và 2 sản phẩm mới được triển khai trong năm 2019 là: Chương trình tài trợ vốn sản xuất kinh doanh bằng VND cho doanh nghi ệp có nguồn thu ngoại tệ; Cho vay đầu tư phương tiện vận tải ô tô đối với khách hàng doanh nghiệp.
Nếu những năm trước đây sản phẩm tín dụng của VRB chỉ có tín dụng cho vay ngắn hạn theo món, theo hạn mức, phát hành L/C, bảo lãnh, cho vay trung dài hạn thì trong những năm gần đây VRB đã chú trọng phát triển các sản phẩm, dịch vụ, đến khách hàng.
Tùy theo từng phân khúc, các gói sản phẩm được VRB xây dựng dựa trên những nghiên cứu nhằm giải quyết nhu cầu tài chính cụ thể của khách hàng: Gói tín dụng SME có những ưu đãi về lãi suất cho vay, giảm