Quy trình cho vay doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 0711 mở rộng cho vay doanh nghiệp tại NH liên doanh việt nga chi nhánh sở giao dịch luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 60 - 66)

Hoạt động cho vay doanh nghiệp về cơ bản dựa trên quy trình cấp tín dụng đối với doanh nghiệp, đuợc VRB quy định cụ thể nhu sau:

Buớc 1: Tiếp nhận yêu cầu vay vốn của KH

Khi doanh nghiệp A phát sinh nhu cầu vay vốn tại VRB - CN SGD, bộ phận tìm kiếm khách hàng thực hiện tiếp cận khách hàng, tìm hiểu thông tin sơ bộ về khách hàng đối chiếu danh sách “Stop Factor”, nếu vi phạm một trong những nội dung của “Stop Factor” thì dừng tiếp cận. Danh sách "“Stop Factor" đuợc xem là buớc chọn lọc khách hàng sao nhằm hạn chế những rủi ro ban đầu. Trong truờng hợp khách hàng vuợt qua “Stop Factor”, bộ phận tìm kiếm khách hàng huớng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn và chuyển nhu cầu của khách hàng qua cho bộ phận Thẩm định và quản lý khách hàng.

Bộ phận Thẩm định và Quản lý Khách hàng, căn cứ hồ sơ tín dụng của Khách hàng do Bộ phận Tìm kiếm và Hỗ trợ Khách hàng cung cấp, thực hiện nghiên cứu, đánh giá, phân tích theo các nội dung:

+ Đánh giá chung về khách hàng: Đánh giá về lịch sử hoạt động, tu cách và năng lực pháp lý, mô tình tổ chức lao động, năng lực sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn; yếu tố đầu ra, đầu vào, thị truờng, tiểm năng phát triển hoạt động kinh doanh,....

+ Đánh giá tình hình tài chính: Kiểm tra tính khớp đúng, hợp lý của báo cáo tài chính; Phân tích tình hình tài chính dựa trên một số chỉ tiêu cơ bản: Chỉ tiêu thanh khoản, chỉ tiêu hoạt động; chỉ tiêu cân nợ và cơ cấu tài sản, nguồn vốn; chỉ tiêu thu nhập,.

+ Chấm điểm tín dụng khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

để định hạng khách hàng và áp dụng chính sách khách hàng phù hợp. Bên cạnh

đó có thể tham khảo thông tin khách hàng qua Trung tâm thông tin tín dụng. + Phân tích, đánh giá về Phuơng án sản xuất, kinh doanh; Dự án đầu tu; Khả năng trả nợ của khách hàng để xác định hình thức cấp tín dụng phù hợp.

+ Định giá tài sản đảm bảo: Bộ phận thẩm định và quản lý khách hàng chuyển hồ sơ tài sản cho Bộ phận Định giá & Quản lý TSBĐ để thực hiện định giá tài sản theo quy định bảo đảm tiền vay hiện hành. Để đảm bảo hạn chế rủi ro trong quá trình đánh giá và thẩm định, cán bộ thực hiện công tác định giá TSBĐ không đuợc đồng thời là cán bộ tìm kiếm & hỗ trợ khách hàng hoặc cán bộ thẩm định & quản lý khách hàng.

+ Đánh giá toàn diện rủi ro và các biện pháp phòng ngừa bao gồm: Rủi ro khách quan, rủi ro xuất phát từ chủ quan của khách hàng, rủi ro xuất phát từ chủ quan của khách hàng, rủi ro xuất phát từ VRB, các biện pháp phòng ngừa rủi ro của khách hàng, các biện pháp phòng ngừa rủi ro của ngân hàng.

47

TSBĐ lập Báo cáo đề xuất cấp tín dụng với các nội dung trên trình lên cấp có thẩm quyền sẽ xem xét phê duyệt tín dụng cho KH.

Buớc 3: Kiểm soát cấp tín dụng và phê duyệt tín dụng

* Đề xuất tín dụng:

Tại Phòng KH/Phòng Giao dịch:

- Lãnh đạo Phòng KH/ Phòng Giao dịch thực hiện kiểm tra lại các nội dung trong Báo cáo đề xuất tín dụng, ghi ý kiến vào Báo cáo đề xuất, ký kiểm soát và trình Phó Giám đốc Chi nhánh phụ trách KH/hoặc Phó Giám đốc Chi nhánh phụ trách Phòng Giao dịch phê duyệt đề xuất tín dụng. Lãnh đạo Phòng KH sau khi nhận đuợc báo cáo đề xuất cấp tín dụng của chuyên viên KH trình lên sẽ thực hiện thẩm định và kiểm tra lại hồ sơ để tránh những sai sót, hạn chế rủi ro.

Phê duyệt/Đồng ý báo cáo đề xuất tín dụng của Phòng KH/Phòng Giao dịch:

- Báo cáo đề xuất tín dụng với đầy đủ chữ ký của Cán bộ Thẩm định & Quản lý Khách hàng và Lãnh đạo Phòng KH/Lãnh đạo Phòng Giao dịch cùng toàn bộ hồ sơ tín dụng của khách hàng đuợc trình Phó Giám đốc Chi nhánh phụ trách KH/hoặc Phó Giám đốc phụ trách Phòng giao dịch xem xét phê duyệt đề xuất tín dụng. Phó Giám đốc Chi nhánh phụ trách KH/hoặc Phó Giám đốc phụ trách Phòng giao dịch phải ghi rõ ý kiến đồng ý/đồng ý với điều kiện/từ chối/ý kiến khác trong Báo cáo đề xuất tín dụng.

+ Truờng hợp khoản vay không phải qua rà soát của Phòng quản lý rủi ro: Trình Giám đốc Chi nhánh phê duyệt đối với khoản vay.

+ Truờng hợp khoản vay bắt buộc phải qua Phòng quản lý rủi ro: Thực hiện theo mục rà soát rủi ro tín dụng duới đây.

(Nguồn: Quyết định phân cấp thẩm quyền phán quyết hoạt động tín dụng số 162/2016/HĐTVngày 10/08/2016 của VRB, tri 7)

* Rà soát rủi ro tín dụng

Theo quy định hiện hành của VRB, tất cả các khoản cấp tín dụng đối với doanh nghiệp tại Chi nhánh đều phải qua Phòng QLRR rà soát truớc khi trình Giám đốc/Hội đồng tín dụng Chi nhánh phê duyệt, trừ các khoản vay đuợc đảm bảo bằng 100% giấy tờ có giá do VRB phát hành.

Tiếp nhận hồ sơ:

- Phòng QLRR tiếp nhận Báo cáo đề xuất tín dụng và Hồ sơ tín dụng từ Phòng KH và Phòng Giao dịch trực thuộc Chi nhánh.

- Thời gian xét duyệt hồ sơ sẽ đuợc tính từ thời điểm Phòng QLRR nhận đuợc đúng, đầy đủ hồ sơ tín dụng theo Quy định.

- Trong vòng 01 ngày làm việc, Phòng QLRR phải có thông báo cho Phòng KH danh mục các hồ sơ cần bổ sung, nếu quá thời hạn 01 ngày thì coi nhu hồ sơ cung cấp cho Phòng QLRR đã đầy đủ.

Rà soát hồ sơ:

Phòng QLRR thực hiện rà soát rủi ro trên cơ sở Báo cáo đề xuất tín dụng của Phòng KH và hồ sơ tín dụng của Khách hàng. Phòng QLRR ghi rõ ý kiến Đồng ý/Không đồng ý/Ý kiến khác tại từng nội dung đánh giá của Phòng KH và ghi ý kiến kết luận Đồng ý/ Đồng ý với điều kiện/Từ chối/Ý kiến khác theo đề xuất của Phòng KH. Cán bộ QLRR và Lãnh đạo QLRR ký trên Báo cáo rà soát rủi ro, sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ cho cấp có thẩm quyền phê duyệt ra quyết định tín dụng.

Thẩm quyền phê duyệt căn cứ giá trị khoản tín dụng cấp cho khách hàng: Giám đốc Chi nhánh đuợc phê duyệt những khoản cấp tín dụng doanh nghiệp tối đa 100,000 USD; Hội đồng tín dụng Chi nhánh (HĐTD CN) đuợc phê duyệt các khoản cấp tín dụng tối đa trị giá 1,000,000 USD. Các khoản cấp tín dụng vuợt thẩm quyền phê duyệt của CN SGD sẽ đuợc chuyển trình Hội Sở chính xem xét ra quyết định.

Nếu khoản vay thuộc thẩm quyền của Giám đốc chi nhánh, căn cứ ý kiến phê duyệt của Giám đốc, Phòng QLRR thực hiện ra Quyết định phê duyệt/từ chối nhu cầu cấp tín dụng chuyển qua Phòng KH để thông báo cho khách hàng Nếu khoản vay thuộc thẩm quyền phê duyệt của HĐTD CN, Chủ tịch Hội đồng tín dụng sẽ ra quyết định Họp trực tiếp hoặc xin ý kiến bằng văn bản các thành viên Hội đồng tín dụng. Sau khi HĐTD CN có ý kiến phê duyệt hoặc từ chối, thu ký hội đồng tín dụng sẽ soạn quyết định của HĐTD CN gửi Phòng KH để thông báo cho khách hàng.

Buớc 4: Các thủ tục sau phê duyệt

Cấp có thẩm quyền phê duyệt tín dụng là cấp có thẩm quyền ký trên Quyết định cấp tín dụng. Truờng hợp Cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro tín dụng là Hội đồng thì đại diện ký trên Quyết định cấp tín dụng theo quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng

Quyết định cấp tín dụng của cấp có thẩm quyền cùng toàn bộ hồ sơ tín dụng đuợc chuyển lại cho Phòng KH/PGD (Bộ phận Thẩm định & Quản lý Khách hàng) để thực hiện các buớc tiếp theo

+ Ký kết hợp đồng tín dụng.

+ Giải ngân: Chuyên viên khách hàng tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra mục đích, điều kiện giải ngân, hạn mức tín dụng của khách hàng; chịu trách nhiệm đầy đủ về việc kiểm tra nội dung, tính chất của hồ sơ giải ngân (tính hợp pháp, hợp lệ của hoá đơn, chứng từ giải ngân, hợp đồng kinh tế...); soạn tờ trình đề xuất giải ngân trình Phó giám đốc phụ trách khách hàng cho ý kiến đồng ý/ từ chối và chuyển bộ phận QTTD giải ngân. Việc giải ngân đuợc thực hiện tập trung tại bộ phận QTTD thuộc Chi nhánh, các PGD không thực hiện nghiệp vụ giải ngân tín dụng.

Buớc 5: Giám sát và kiểm soát tín dụng

ST T

Chỉ tiêu

Năm

2017 Năm 2018 Năm 2019 Chênh lệch

Giá trị Tỷ trọn g Giá trị Tỷ trọn g Giá trị Tỷ trọng 2018-2017 2019-2018 Tuyệ t đối Tươn g đối Tuy ệt đối Tươn g đối Dư nợ 2,33 4 100 % 2,49 5 100 % 2,63 7 100% Ĩ6T 6.9% 1 42 5.7%

cam kết, điều kiện cho vay như: tỷ lệ vốn tự có của khách hàng tham gia, cam kết về tài sản đảm bảo,... Ngoài ra, Phối hợp Bộ phận Định giá & Quản lý TSBĐ kiểm tra/kiểm tra lại/định giá lại thực trạng tài sản bảo đảm theo quy định về bảo đảm tiền vay của VRB.

Việc kiểm tra, rà soát được thực hiện thông qua hồ sơ tín dụng, sổ sách chứng từ kế toán của khách hàng hoặc kiểm tra thực địa và được thực hiện theo hàng tháng hoặc đột xuất. Bộ phận thẩm định và quản lý khách hàng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của KH, kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, kiểm tra hiện trạng tài sản bảo đảm, định kỳ định giá lại TSBĐ (6 tháng/lần đối với tài sản là động sản, 1 năm/lần đối với tài sản là bất động sản),. để đảm bảo khả năng thu hồi nợ. Từng lần kiểm tra đều phải lập thành biên bản và có đầy đủ chữ ký của Ngân hàng và khách hàng lưu lại hồ sơ vay.

Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng

Khi KH tất toán toàn bộ các nghĩa vụ tại Ngân hàng, Ngân hàng sẽ tiến hành giải chấp tài sản bảo đảm và làm các thủ tục xóa nợ.

2.2.3. Thực trạng mở rộng cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Liêndoanh Việt - Nga - Chi nhánh Sở Giao dịch

Một phần của tài liệu 0711 mở rộng cho vay doanh nghiệp tại NH liên doanh việt nga chi nhánh sở giao dịch luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w