Kiến nghị với Chính phủ vàcác Ban Ngành liên quan

Một phần của tài liệu 0711 mở rộng cho vay doanh nghiệp tại NH liên doanh việt nga chi nhánh sở giao dịch luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 108 - 110)

3.3.1.1. Đảm bảo tính ổn định, vững chắc của nền kinh tế vĩ mô

Tính ổn định của nền kinh tế vĩ mô giúp các doanh nghiệp phát huy hết tiềm năng của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, Chính phủ cần đảm bảo tính ổn định, vững chắc của nền kinh tế vĩ mô trong nước.

Đưa ra các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh, tổ chức kinh tế mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh như cho thuê đất xây dựng cơ sở, hỗ trợ về mặt đào tạo, tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Đưa ra các chính sách đầu tư trong nước, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút vốn đầu tư nước ngoài và phát huy tối đa các tiềm năng của các thành phần kinh tế.

Chính phủ cùng các Ban ngành liên quan cần tập trung đưa ra các giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát thông qua việc điều hành chính sách tiền tệ; Thường xuyên đánh giá tình hình cung - cầu các mặt hàng phục vụ sản xuất và đời sống, trước hết là các mặt hàng thiết yếu như gạo, đường, sữa, thuốc chữa bệnh, thức ăn chăn nuôi, phân bón, xăng dầu, xi măng, thép. Theo dõi sát diễn biến thị trường trong và ngoài nước để kịp thời áp dụng các giải pháp điều tiết, bình ổn thị trường, nhất là đối với những mặt hàng thiết yếu, không để xảy ra thiếu hàng, sốt giá; Tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ các chính sách đảm bảo an sinh xã hội; Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, xây

dựng thể chế, chính sách; Không để nợ, để chậm văn bản quy phạm phát luật, chủ động đề xuất bổ sung, sửa đổi, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mới phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội; làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra chống buôn bán hàng lậu, trốn thuế, đầu cơ nâng giá... Tăng cuờng công tác xúc tiến thuơng mại để mở rộng thị phần xuất khẩu cho các doanh nghiệp, mở rộng thị truờng, đồng thời có các cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khích các doanh nghiệp tăng luợng hàng hoá xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, tăng cuờng xuất siêu, cải thiện cán cân thanh toán quốc gia; Cùng với đó là đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình đầu tu xây dựng cơ bản, nhất là các công trình, dự án cấp thiết, có tác động, có ý nghĩa lớn đối với công cuộc phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời tăng cuờng cơ chế giám sát, kiểm soát tốt vốn đầu tu xây dựng cơ bản, tránh đầu tu dàn trải, gây thất thoát, lãng phí ngân sách Nhà nuớc.

3.3.1.2. Xây dựng hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất phục vụ hoạt động tín dụng

Việc xây dựng một hành lang pháp lý thống nhất, đồng bộ sẽ tạo một lối đi thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng nhu các NHTM, điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của hệ thống ngân hàng.

Để tạo lập môi truờng pháp lý hoàn thiện cho hoạt động tín dụng thì Chính phủ và các Ban ngành liên quan cần phải xây dựng các văn bản pháp lý đồng bộ, phù hợp với thực tiễn, xem xét đến tính đặc thù của các loại hình doanh nghiệp.

3.3.1.3. Tạo môi trường kinh doanh ổn định, bình đẳng cho hoạt động ngân hàng

- Tăng cuờng công tác giám sát thông tin báo cáo, chế độ hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt chuẩn mực kế

toán thống kê, minh bạch giữa các thông tin tài chính.

- Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, đảm bảo sự công bằng trong cạnh tranh.

Một phần của tài liệu 0711 mở rộng cho vay doanh nghiệp tại NH liên doanh việt nga chi nhánh sở giao dịch luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 108 - 110)