VRB - CN SGD là một trong 6 chi nhánh của Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga nên chịu sự ràng buộc nhất định về vốn, trang thiết bị, quy trình nghiệp vụ, lãi suất, phí dịch vụ. cũng nhu chiến lược phát triển chung của toàn hệ thống VRB. Để mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp nói riêng, luận văn đưa ra một số đề
xuất đối với Hội Sở chính nhằm thúc đẩy hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp
tại Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga - Chi nhánh Sở Giao dịch.
3.3.3.1. Xây dựng chiến lược phát triển khách hàng phù hợp
Việc lựa chọn khách hàng có ý nghĩa quyết định đến việc phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng. Phân loại khách hàng cần đặt lên hàng đầu, ưu
tiên lựa chọn khách hàng có năng lực sản xuất kinh doanh tốt, có uy tín, có thiện chí trong việc thanh toán nợ cho ngân hàng. Việc lựa chọn khách hàng cũng cần dựa trên cơ sở đánh giá thị trường, đánh giá biến động giá cả, lãi suất để cân đối phù hợp, linh hoạt giữa cơ cấu vốn dành cho các ngành kinh tế. Thông qua chiến
lược khách hàng, Ngân hàng có thể xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa Ngân
hàng và doanh nghiệp, đảm bảo đồng hành, cùng nhau phát triển.
3.3.3.2. Hoàn thiện chính sách tín dụng
VRB - Hội Sở chính cần điều chỉnh, cập nhật chính sách tín dụng phù hợp với thực tiễn, đồng thời vẫn tuân thủ quy định của pháp luật và phù hợp với quy định của NHNN. Xây dựng chính sách tín dụng phải dựa trên cơ sở khoa học trong đó, phân định rõ ràng, phù hợp nhiệm vụ của các bộ phận, tránh hiện tượng chồng chéo giữa các quy định, nội dung không rõ ràng dễ gây hiểu lầm khi thực hiện, tránh việc cán bộ tín dụng thực hiện tất cả các bước chủ yếu của hoạt động tín dụng. Đồng thời, chính sách tín dụng phải đảm bảo an toàn vốn kinh doanh và khả năng sinh lời cho ngân hàng.
Sản phẩm tín dụng được VRB triển khai còn rất khiêm tốn, đơn giản, chưa phong phú. Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của Ngân hàng với các đối thủ cạnh tranh. Các doanh nghiệp đa dạng về quy mô hoạt động, ngành nghề sản xuất kinh doanh, nhu cầu về vốn. Do đó, VRB cần xây dựng chính sách tín dụng cho KHDN trên cơ sở đa dạng, và phong phú, cần đưa ra những nội dung sau:
- Trên cơ sở đánh giá năng lực của chi nhánh, Hội sở chính có thể tạo ra cơ chế mở cho Chi nhánh trong việc tiếp cận và chủ động áp dụng chính sách ưu đãi với khách hàng, về lãi suất, phí,. trong biên độ cho phép để Chi nhánh chủ động trong quá trình đàm phán với khách hàng.
- Chính sách lãi suất phù hợp, đảm bảo tính cạnh tranh: Để thu hút khách hàng vay vốn, Ngân hàng cần đưa ra những mức lãi suất linh hoạt trên cơ sở đánh giá khối lượng vốn vay của khách hàng, mức độ bán chéo sản phẩm dịch vụ ngân hàng, dự báo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng,. để đưa ra những mức lãi suất phù hợp, vừa đảm bảo tính cạnh tranh vừa đảm bảo đem lại nguồn thu nhập cho Ngân hàng. Một những trường hợp cụ thể có thể tham khảo thêm như:
+ Với khách hàng truyền thống, có uy tín: chính sách tín dụng nên đảm bảo việc có thể đua cho khách hàng một cơ chế lãi suất ưu đãi hơn. Điều đó góp phần củng cố mối quan hệ giữa khách hàng và Ngân hàng, đồng thời khuyến khích khách hàng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.
+ Đối với những ngành nghề, khu vực hoạt động sản xuất kinh doanh nằm trong chiến lược phát triển tín dụng của Ngân hàng trong từng thời kỳ: có thể xây dựng các gói lãi suất riêng biệt, tạo điều kiện mở rộng quy mô tín dụng, đa dạng hóa lĩnh vực cho vay.
+ Đối với sản phẩm cho vay bổ sung vốn lưu động phục vụ SXKD, có thể giảm bớt một số điều kiện theo hướng linh hoạt hơn dành cho KHDN, tạo cơ hội vay vốn cho cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới hoạt động.
- Tập trung cho vay các KHDN vừa và nhỏ để phù hợp với quy mô vốn còn khiêm tốn của Ngân hàng, hạn chế tài trợ vốn cho các doanh nghiệp lớn, phức tạp, hoạt động sản xuất kinh doanh không đảm bảo.
- Thực hiện cơ cấu cho vay theo hướng tập trung ngắn hạn nhằm hạn chế rủi ro cho Ngân hàng. Bên cạnh đó, vẫn xem xét những phương án đầu tư trung dài hạn hợp lý (mua máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất, xây dựng nhà xưởng,...) nhằm tiếp tục mở rộng quy mô tín dụng.
3.3.3.3. Rút ngắn thời gian ban hành các quy trình, quy định, sản phẩm, dịch vụ mới
VRB - Hội Sở chính cần tập trung nghiên cứu, xây dựng và phát triển nhanh chóng, kịp thời các quy định, quy trình cũng như các sản phẩm, dịch vụ mới nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh với các NHTM trong cùng địa bàn hoạt động; rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ khách hàng do Chi nhánh trình, đặc biệt các khách hàng trọng tâm, đã có lịch sử giao dịch.
3.3.3.4. Hỗ trợ Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga - Chi nhánh Sở Giao dịch
thông tin về tình hình kinh tế - chính trị trong nước và quốc tế, thông tin về
ngnàh nghề, các biện pháp phòng ngừa rủi ro để giúp các chi nhánh nắm bắt
được thông tin kịp thời, cần thiết về khách hàng vay vốn, tình hình biến động
của nền kinh tế - chính trị từ đó có những điều chỉnh nhằm đưa ra các giải pháp ứng phó kịp thời.
- Hỗ trợ về công tác đào tạo: Tăng cường công tác đạo kỹ năng bán hàng, chăm sóc khách hàng, thẩm định dự án cho vay, kỹ năng chuyên môn, quản trị trước và sau khi cho vay, quản lý rủi ro,... thông qua việc mời các chuyên gia đào tạo tại Chi nhánh, hoặc tiếp nhận và đào tạo trực tiếp các cán bộ của Chi nhánh.
- Hô trợ giải đáp, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc: Hội sở chính cần tạo ra kênh tương tác giữa Chi nhánh và Hội sở chính, cập nhật và thông báo công khai tới các chi nhánh đầu mối giải quyết các vấn đề thắc mắc, phát sinh, tiếp nhận ý kiến phản hồi từ Chi nhánh liên quan đến từng vấn đề cụ thể, tránh tình trạng khi có vấn đề cần hỗ trợ, phối hợp giải quyết, Chi nhánh không xác định được đối tượng và các thức tương tác, dẫn đến chậm trễ và kém hiệu quả trong giải quyết các vấn đề.
3.3.3.5. Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát
Hội sở chính cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát, kiểm soát việc tuân thủ các quy định nội bộ của ngân hàng, mở rộng quy mô cho vay và chất lượng hoạt động tín dụng doanh nghiệp của Chi nhánh để đảm bảo phát hiện kịp thời sai phạm, hay nhận định các rủi ro có thể phát sinh để có những cảnh báo kịp thời với chi nhánh.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Hoạt động cho vay đối với KHDN tại VRB - CN SGD bên cạnh những mặt đạt được vẫn còn những bất cập, hạn chế. Trên cơ sở những tồn tại đã phân tích ở chương 2, Luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng cho vay doanh nghiệp tại VRB - CN SGD ở Chương 3. Đồng thời, Luận văn cũng đưa ra kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga - Hội sở chính nhằm góp phần hoàn thiện các giải pháp để mở rộng cho vay doanh nghiệp tại VRB - CN SGD, đưa hoạt động của VRB - CN SGD ngày càng hiệu quả.
KẾT LUẬN
Xu thế toàn cầu hóa và tự do hóa thuơng mại nhu hiện nay diễn ra nhanh chóng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự hội nhập sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam đối với thế giới. Các doanh nghiệp trong nuớc đang ngày một bắt nhịp hơn với nền kinh tế thị truờng theo định huớng của đất nuớc.
Phạm vi luận văn đã đua ra và phân tích đuợc phần nào thực trạng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại VRB - CN SGD. Trong thời gian qua những kết quả đạt đuợc trong công tác mở rộng cho vay doanh nghiệp đã đuợc Ban lãnh đạo Chi nhánh ghi nhận, và góp phần vào thành công chung của Chi nhánh. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn đang tồn tại một số hạn chế cần đuợc giải quyết để giúp cho hoạt động cho vay doanh nghiệp nói riêng và hoạt động tổng thể của Chi nhánh nói chung ngày càng phát triển hơn nữa. Bởi vậy, cần có những biện pháp thích hợp để mở rộng cho vay đối với KHDN, tận dụng tối đa tiềm năng cũng nhu cơ hội nhằm đua hoạt động tín dụng đối với KHDN trở thành mũi nhọn phát triển của VRB - CN SGD.
Nhận thức đuợc tính thiết thực của việc mở rộng cho vay doanh nghiệp trong hiệu quả hoạt động kinh doanh tại VRB - CN SGD, luận văn đã tập trung giải quyết đuợc một số vấn đề chủ yếu sau: Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về mở rộng cho vay doanh nghiệp của NHTM; các chỉ tiêu đánh giá việc mở rộng cho vay doanh nghiệp; phân tích thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp tại VRB - CN SGD giai đoạn 2017 - 2019, qua đó đua ra những giải pháp, kiến nghị để mở rộng cho vay doanh nghiệp tại VRB - CN SGD. Hy vọng với những nghiên cứu và đề xuất trên sẽ giúp ích cho việc mở rộng cho vay doanh nghiệp tại VRB - CN SGD.
Do hạn chế về thời gian, nguồn tài liệu, số liệu cũng nhu kiến thức nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận đuợc sự đóng góp quý báu của các nhà khoa học, quý thầy cô, các anh chị và các bạn để luận văn đuợc bổ sung hoàn chỉnh hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt
1. Hồ Diệu, Lê Thẩm Dương, Lê Thị Hiệp Thương, Phạm Phú Quốc, Hồ Trung Bửu, Bùi Diệu Anh (2011), Giáo trình tín dụng Ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội.
2. Nguyễn Văn Tiến (2010), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê, Hà Nội.
3. Tô Kim Ngọc (2012), Giáo trình Tiền tệ - Ngân hàng, Nxb Dân trí, Hà Nội. 4. Quốc hội (2010), Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, Hà Nội. 5. Quốc hội (2014), Luật doanh nghiệp, số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014, Hà Nội.
6. Ngân hàng nhà nước (2016), Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng nhà nước Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
7. Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga - Chi nhánh Sở Giao dịch (2017 - 2019),
Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh.
8. Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga - Chi nhánh Sở Giao dịch (2019), Báo cáo định hướng hoạt động của VRB - CN SGD.
9. Ngân hàng Liên doanh Việt Nga - Chi nhánh Sở Giao dịch (2020), Báo cáo chỉ đạo triển khai kế hoạch kinh doanh năm 2020.
10. Ngân hàng liên doanh Việt Nga (2017), Báo cáo tổ chức bộ máy của VRB- Phòng Kế toán tổng hợp.
11. Ngân hàng liên doanh Việt Nga (2016), Quyết định 162/2016/QĐ-HĐTV ngày 10/08/2016 của VRB, tr16-17.
H.Tiếng Anh
12. Peter S. Rose, Mc. Graw - Hill (1999), Commercial Bank Management.
III. Trang Web:
13. http://sbv.gov.vn 14. http://thoibaonganhang.vn 15. ttp://Cafef.vn 16. http://vneconomy.vn 17. https://dangkykinhdoanh.gov.vn 18. http://thongkehanoi.gov.vn 19. https://vrbank.com.vn 20. Tapchitaichinh.vn