Lịch sử hình thành:

Một phần của tài liệu 0732 mở rộng dịch vụ bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 1 luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 39 - 41)

2.1. Tổng quan về Chi nhánh Sở giao dịch 1 Ngân hàng TMCP Đầu tu và

2.1.1. Lịch sử hình thành:

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (tên giao dịch quốc tế: Bank for Investment and Development of Vietnam; tên gọi tắt: BIDV) là một trong bốn ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam.

BIDV được chính thức thành lập ngày 26 tháng 4 năm 1957 theo quyết định 177/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trong thời kì từ khi thành lập đến năm 1981 BIDV lần lượt hoạt động với với chức năng:

- Thay thế cho vụ cấp phát vốn kiến thiết cơ bản: Trong thời kỳ này ngân hàng làm nhiệm vụ chủ yếu là quản lý và cấp phát vốn do nhà nước cấp cấp cho kiến thiết, xây dựng cơ bản, nhằm thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế và và hỗ trợ công cuộc chiến đấu, bảo vệ tổ quốc.

- Tập trung vào kiểm soát và thanh toán các công trình xây dựng cơ bản hơn là cho vay, nặng về quản lý vốn trước và trong khi cấp phát vốn.

- Hầu hết là cấp phát vốn của nhà nước mà không có những hoạt động nhận tiền gửi của khách và cho vay.

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, để phù hợp với sự phát triển chung của nền kinh tế trong nước và thế giới, ngày 23/04/2012 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có Giấy phép số 84/GP-NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Theo đó Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập trên cơ sở cổ phần hóa và chuyển đổi Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 100% vốn Nhà nước với đầy đủ tất cả các chức năng.

BIDV hoạt động với đầy đủ chức năng của một ngân hàng thương mại điển hình bên cạnh đó còn đóng vai trò một doanh nghiệp công đồng cụ thể:

- Hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, để phù hợp theo quy định của Luật doanh nghiệp và Luật các tổ chức tín dụng, kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng, làm ngân hàng đại lý, phục vụ các dự án từ các nguồn vốn, các tổ chức kinh tế, tài chính, tiền tệ trong và ngoài nuớc.

- Là công cụ đắc lực của Đảng và Chính phủ trong việc thực thi các chính sách phát triển kinh tế - xã hội.

Tính đến thời điểm hiện tại, mô hình tổ chức của BIDV thiết kế gồm 5 khối: - Khối Công ty gồm: Công ty CP Chứng khoán BIDV (BSC), Tổng công ty

CP Bảo hiểm BIDV (BIC), Công ty cho thuê tài chính TNHH MTV BIDV (BLC), Công ty CP Đầu tu Công đoàn BIDV (BUC),...

- Khối Ngân hàng gồm: Trụ sở chính, Sở giao dịch III, 114 chi nhánh cấp một, 349 phòng Giao dịch, 135 Quỹ tiết và hơn 1000 máy ATM và hàng nghìn máy POS.

- Khối đơn vị sự nghiệp gồm: Trung tâm đào tạo BIDV, Trung tâm CNTT, Trung tâm thanh toán, Trung tâm thẻ,.

- Khối liên doanh: Ngân hàng liên doanh VIP-Public (đối tác với Malaysia), Ngân hàng Lào Việt (LVB - đối tác với Lào), Ngân hàng Đầu tu và Phát triển Capuchia (BIDC - đối tác với Campuchia), Ngân hàng Liên doanh Việt Nga (VRB - đối tác với Nga), Công ty Liên doanh quản lý quỹ BVIM (đối tác với Mỹ), Công ty Liên doanh tháp BIDV (đối tác với Singapore).

- Khối đầu tu: Ngân hàng TMCP Nông thôn Đại Á, Ngân hàng TMCP phát triển nhà TPHCM, Ngân hàng TMCP nhà Hà Nội,..

Đặc biệt nhất trong khối Ngân hàng thuộc BIDV, chúng ta không thể không kể đến 01 cánh tay kéo dài của Hội sở chính đó là chi nhánh Sở giao dịch 1 (tiền thân có tên gọi là Sở giao dịch).

Một phần của tài liệu 0732 mở rộng dịch vụ bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 1 luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 39 - 41)

w