Giải pháp về sản phẩm, dịch vụ bán chéo

Một phần của tài liệu 0739 mở rộng hoạt động bán chéo sản phẩm tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hải phòng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 106 - 109)

Hai yếu tố ảnh hưởng đến SPDV bán chéo là giá cả và chất lượng. Trong đó giá cả thể hiện là phí dịch vụ của SPDV bán chéo. Khách hàng có xu hướng so sánh phí ngân hàng này với ngân hàng khác, phí so với chất lượng SPDV mang lại và phí so với kỳ vọng của khách hàng. Các ngân hàng thường triển khai miễn phí đăng ký, phí duy trì thời gian đầu khi mới tung ra SPDV, tuy nhiên thường là sau đó phí này cũng bị loại bỏ khỏi SPDV vì các ngân hàng khác cùng triển khai như vậy, sự cạnh tranh như vậy khiến cho một ngân hàng dừng miễn phí đăng ký hay phí duy trì thì sẽ ngay lập tức bị ngân hàng khác “vượt mặt”. Đối với vấn đề nhạy cảm nhưng quan trọng như phí dịch vụ, ngân hàng cần có những chiến lược ngay từ ban đầu, không nên để nước đến chân mới nhảy, chạy theo ngân hàng khác khiến ngân hàng hoàn toàn bị động. BIDV Hải Phòng cần định hình và xác định ngay những loại phí dịch vụ của SPDV, những phí nào có khả năng duy trì và những phí nào sẽ không thể duy trì, so sánh với mặt bằng chung của thị trường, dựa trên sự so sánh về tương quan SPDV với đối thủ để đưa ra mức phí phù hợp, đảm bảo tính cạnh tranh và không gây ảnh hưởng xấu tới lợi nhuận của ngân hàng.

Trong năm, vào một số thời điểm, BIDV Hải Phòng nên có những hình thức khuyến mãi giảm phí dịch vụ, như vậy sẽ kích thích cầu của khách hàng đối với SPDV, đồng thời gia tăng số lượng khách hàng.

Đối với từng SPDV bán chéo, ngân hàng chỉ nên thiết lập một loại phí duy nhất, trong đó bao gồm những phí dịch vụ cần thiết để mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Điều này sẽ giúp khách hàng có tâm lý ít phải trả tiền hơn, dễ dàng tiếp nhận SPDV hơn.

Các SPDV phụ trợ của BIDV Hải Phòng rất đa dạng, bao quát được các nhu cầu gia tăng của khách hàng, tuy nhiên thiếu tính đồng bộ và tiện lợi. Chỉ riêng Mobile Banking nhưng hiện tại có tới 3, 4 SPDV. Điều này gây tâm lý khó chịu, phải cài đặt nhiều chương trình trên điện thoại. Đã có những SPDV với tính năng đặc biệt nhưng chỉ tồn tại được một thời gian ngắn và bị “khai tử” vì SPDV đó chỉ có duy nhất một chức năng và không thể đồng bộ vào dịch vụ Mobile Banking hiện tại. Xu thế hiện nay đang là một sản phẩm nhiều tính năng. Đối với SPDV ngân hàng cũng vậy. Các tính năng trên cùng nền tảng nên được tích hợp vào một SPDV để tạo sự tiện lợi cho khách hàng. Khi khách hàng muốn dùng tính năng mới không phải đăng ký thêm SPDV khác hay học cách sử dụng SPDV mới. Mỗi lần thêm tính năng mới là một lần nâng cấp chương trình. Qua đó cho khách hàng cảm thấy SPDV đang được ngân hàng cải tiến từng ngày, thấy được sự thay đổi từng ngày này sẽ giúp khách hàng gắn bó với ngân hàng hơn.

Ngoài tính năng SPDV là nhân tố quan trọng nhất trong chất lượng sản phẩm, BIDV Hải Phòng cũng cần quan tâm đến quy trình, quy định đăng ký sử dụng SPDV bán chéo. Hiện nay, BIDV Hải Phòng đang áp dụng quy trình, quy định khá truyền thống và thủ công, đó là khách hàng đến trực tiếp ngân hàng để đăng ký bằng mẫu giấy. Điều này có thể gây rườm rà và mất công sức đi lại của khách hàng. Xu hướng số hóa ngân hàng đang diễn ra trong cuộc cách mạng 4.0. Xu hướng mà khách hàng có thể giao dịch với ngân hàng trực tuyến mà không cần đến ngân hàng. BIDV Hải Phòng cần số hóa quy trình đăng ký, cho phép khách hàng đăng ký dịch vụ trực tuyến hoặc thông qua mạng viễn thông, không chỉ tạo sự tiện lợi cho khách hàng mà còn giúp giảm tải công việc cho nhân viên ngân hàng, giúp nhân viên ngân hàng tập trung được vào các công việc như tìm kiếm khách hàng, chăm sóc khách hàng và kiểm soát nội bộ. Một số ngân hàng hiện nay đã cho phép khách hàng đăng

ký mở tài khoản và thẻ trực tuyến như MBBank, Techcombank... Đây là bước tiến lớn trong số hóa ngân hàng mà BIDV Hải Phòng cần sớm nắm bắt.

Chất lượng SPDV bán chéo cũng thể hiện qua khâu sau bán hàng, đó là chăm sóc khách hàng. BIDV Hải Phòng cần không ngừng tiếp thu phản ánh của khách hàng, từ những thắc mắc, khó khan, phàn nàn đến những lời khen, để từ đó làm căn cứ cải tiến, nâng cấp SPDV, bởi những SPDV này được làm ra để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Nếu khách hàng không thỏa mãn, dù SPDV có nhiều tính năng như thế nào cũng sẽ không được đón nhận, và sẽ không mang lại lợi ích cho ngân hàng.

Trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0, BIDV phải không ngừng phát triển các SPDV tài chính hiện đại, bắt kịp và đi trước để không chỉ đáp ứng nhu cầu gia tăng trong cuộc sống số mà còn là tiên phong, dẫn đầu để mang về những lợi thế, lợi ích lớn hơn cho ngân hàng. Với sự bùng nổ của Fintech, đặc biệt là ví điện tử, thị phần cung ứng dịch vụ thanh toán của ngân hàng đã bị chia sẻ với các công ty Fintech. Trong khi những tính năng mà ví điện tử có thì ngân hàng số cũng có, nhưng có bộ phận không nhỏ người dùng hiện nay mở thẻ ngân hàng chỉ để liên kết với ví điện tử. Từ đó có thể thấy được rằng, nếu ngân hàng không có cái nhìn đúng đắn hơn, trọng tâm hơn về cuộc cách mạng 4.0 thì sẽ có khả năng bị “thua” ngay trong chính trận đấu SPDV của mình.

Ví điện tử là sản phẩm Fintech đang bùng nổ hiện nay. Trước đó, BIDV đã

thử đưa ra sản phẩm ví điện tử của riêng mình, nhưng không thành công, sau đó

đã thay đổi định hướng thành liên kết với các công ty Fintech để cùng phát triển

Ví điện tử. Tuy nhiên sự liên kết này còn khá lỏng lẻo, khi không có những chương trình cụ thể. Mặc dù BIDV liên kết với hầu hết Ví điện tử nhưng phải thấy

được rằng: một ví điện tử liên kết với rất nhiều ngân hàng, và nếu BIDV

không có

những định hướng, chủ trương rõ ràng trong vấn đề này thì sẽ không thể tạo ra lợi

Một phần của tài liệu 0739 mở rộng hoạt động bán chéo sản phẩm tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hải phòng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w