1.2.3.1. Nhân tố khách quan
a. Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý được hiểu là một hệ thống luật và văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động của NH nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.
Trong nền kinh tế thị trường có điều tiết của nhà nước, pháp luật có vai trò quan trọng, là một hàng rào pháp lý tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng thuận lợi, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh tế, nhà nước, cá nhân công dân, bắt buộc các chủ thể phải tuân theo.
Nhân tố pháp lý ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, đó là sự đồng bộ thống nhất của hệ thống pháp luật, ý thức tôn trọng chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật và cơ chế đảm bảo cho sự tuân thủ pháp luật một cách nghiêm minh triệt để.
Quan hệ tín dụng phải được pháp luật thừa nhận, pháp luật quy định cơ chế hoạt động tín dụng, tạo ra những điều iện thuận lợi cho hoạt động tín dụng lành
19
mạnh, phát huy vai trò đối với sự phát triển kinh tế xã hội, đồng thời duy trì hoạt động tín dụng đuợc ổn định, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia quan hệ tín dụng. Những quy định pháp luật về tín dụng phải phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển kinh tế xã hội, trên cơ sở đó kích thích hoạt động tín dụng có hiệu quả hơn.
Hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật chua đồng bộ, gây khó khăn cho NH khi kí kết thực hiện hợp đồng tín dụng. Luật NH còn nhiều sơ hở, chua đồng bộ với các văn bản luật khác. Điều này ảnh huởng đến việc quản lý chất luợng cũng nhu mở rộng tín dụng của NH.
b. Môi trường kinh tế
Khi nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tín dụng ngân hàng phát triển. Nền kinh tế ổn định, lạm phát thấp không có khủng hoảng, hoạt động SXKD của DN tiến hành tốt có hiệu quả mang lại lợi nhuận cao, DN hoàn trả đuợc vốn vay NH cả gốc và lãi, nên hoạt động tín dụng của NH phát triển, chất luợng tín dụng đuợc nâng cao. Nguợc lại trong thời kỳ suy thoái kinh tế, SXKD bị thu hẹp, đầu tu, tiêu dùng giảm sút, lạm phát cao, nhu cầu tín dụng giảm, vốn tín dụng đã thực hiện cũng khó có thể sử dụng có hiệu quả hoặc trả nợ đúng hạn cho NH. Hoạt động tín dụng NH giảm sút về quy mô và chất luợng.
Mức độ phù hợp giữa lãi suất NH với mức lợi nhuận của doanh nghệp SXKD và dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân cũng ảnh huởng đến chất luợng tín dụng, lợi tức của NH thu đuợc bị giới hạn bởi lợi nhuận của DN sử dụng vốn vay NH, nên với mức lãi suất cao các DN vay vốn ngân hàng không có khả năng trả nợ ảnh huởng tới SXKD của DN nói riêng và tới toàn bộ nền kinh tế nói chung. Hoạt động tín dụng NH lúc này không còn là đòn bẩy để thúc đẩy SXKD phát triển và chất luợng tín dụng cũng giảm sút.
Ngoài ra những sự biến động về lãi suất thị truờng, tỷ giá thị truờng cũng ảnh huởng trực tiếp đến lãi suất của NH. Bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam Á đã cho thấy sự mất giá của đồng nội tệ ảnh huởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng ngân hàng.
20
c. Môi trường văn hóa xã hội
Các xu hướng của xã hội sẽ ảnh hưởng đến các hệ thống tài chính nói chung và của hệ thống NH nói riêng. Chẳng hạn sự thay đổi trong phân bố dân cư sống ở các thành thị tăng và vì thu nhập tăng, nhiều người sẽ sống tách ra độc lập với gia đình hơn và nhiều người sẽ sống sau tuổi về hưu không có bảo trợ của con cái. Những thay đổi này sẽ tăng nhu cầu về cho vay để xây dựng nhà cửa và các nhu cầu về một vài loại tài sản tài chính.
Do xu hướng cạnh tranh gay gắt trong hoạt động NH nên NHTM đang phát triển mạnh các dịch vụ bán lẻ cho đối tượng khách hàng là cá nhân. Do vậy, các yếu tố về môi trường văn hóa, xã hội như: dân số, yếu tố tâm lý, thói quen có ảnh hưởng lớn đến việc phát triển dịch vụ bán lẻ của NH.
d. Môi trường công nghệ
Công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi vào hoạt động các NHTM đã làm thay đổi nhanh chóng hoạt động của NH truyền thống. Công nghệ đã giúp cho NHTM cung ứng các dịch vụ đa dạng và hiện đại như các dịch vụ ngân hàng điện tử, ngân hàng qua mạng...Ngoài ra công nghệ còn giúp NH quản lý dữ liệu tốt hơn, tập trung hóa nguồn lực. Hiện nay, đa số dịch vụ, trong đó có tín dụng của ngân hàng dựa trên những công nghệ hiện đại. Do đó bất cứ một sản phẩm, dịch vụ nào mới ra đời thì ngay lập tức nó được áp dụng tại các NH khác. Như vậy lợi thế trong cạnh tranh nhờ sản phẩm khác biệt hoàn toàn là không thể có giữa các NHTM nếu xét về mặt thời gian.
e. Nhân tố khách hàng và nhu cầu của khách hàng
Tín dụng là một trong những dịch vụ của NHTM có tính xã hội hoá cao và có sự tham gia của đa dạng đối tượng khách hàng. Khách hàng của NHTM bao gồm: cá nhân, các loại hình doanh nghiệp, tổ chức hoạt động phi lợi nhuận. Mỗi một khách hàng lại có nhu cầu đa dạng và khác nhau, do vậy các NHTM phải không ngừng nghiên cứu các đối tượng khách hàng để đưa ra các dịch vụ phù hợp.
Đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng, nhân tố khách hàng còn thể hiện là yếu tố quyết định đến việc mở rộng cho vay của NHTM. Các NHTM có cho vay đối
21
với khách hàng là hộ sản xuất, cá nhân hay không phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm của từng khách hàng vay vốn. Hoạt động tín dụng phải trên cơ sở đánh giá kỹ càng về nguời vay, có sự lựa chọn cẩn thận, đảm bảo việc phát triển khách hàng mới nằm trong tầm kiểm soát tuơng ứng với năng lực phục vụ của NH và luôn duy trì chất luợng phục vụ khách hàng tốt.
NHTM chỉ có thể xem xét cho vay đối với những khách hàng có nhu cầu vay vốn phù hợp với chính sách cho vay của mình. Khi thẩm định và xét duyệt cho vay, các NHTM thuờng xem xét đến các nhân tố về phía khách hàng vay, đây là yếu tố quyết định đến việc mở rộng cho vay của NHTM. Khách hàng vay vốn ảnh huởng đến hoạt động cho vay thông qua những yếu tố sau:
Về trình độ và nhận thức của khách hàng: Trình độ và nhận thức càng cao thì việc đáp ứng các yêu cầu trong thủ tục vay vốn giúp ngân hàng tiết kiệm các chi phí về huớng dẫn và giải thích về các thủ tục, hồ sơ vay vốn. Nguợc lại nếu trình độ dân trí còn hạn chế thì NHTM phải tốn ém chi phí hơn trong các hâu này, và càng thấy phức tạp trong thủ tục vay vốn, càng không đáp ứng đuợc các thủ tục vay vốn thì khách hàng càng ngần ngại trong việc vay vốn, và thuờng t m đến các nguồn vốn khác để đơn giản hơn trong thủ tục cho vay. Điều này làm cho NH không thể mở rộng cho vay đuợc khi số luợng khách hàng có nhu cầu vay vốn giảm.
Về năng lực của khách hàng (khả năng tài chính của khách hàng): Năng lực của khách hàng càng cao, càng có những dự án kinh doanh tốt, hạn chế đuợc rủi ro trong kinh doanh của chính m nh. Năng lực hách hàng càng cao càng đánh giá đuợc những thuận lợi của môi truờng kinh doanh để từ đó vay vốn và sử dụng vốn có hiệu quả. Nếu luợng khách hàng này gia tăng NH càng có điều kiện, tiền để tốt để mở rộng cho vay. Nguợc lại nếu, khách hàng không có những dự án, những kế hoạch SXKD tốt, sẽ tạo ra những bất lợi cho NH trong hoạt động cho vay.
Về sự trung thực, đạo đức của khách hàng: Vấn đề đạo đức và độ trung thực của khách hàng ảnh huởng rất lớn đến chất luợng của các khoản vay, nếu NH mở rộng cho vay càng nhiều rủi ro sẽ càng lớn. NH sẽ dựa vào khẩu vị rủi ro của mình trong đánh giá hách hàng để quyết định cho vay và mở rộng tín dụng.
22
về tài sản bảo đảm: Tài sản bảo đảm được xem là nguồn thu nhập thứ hai khi nguồn thu nhập thứ nhất không được đảm bảo. Do đó, nó mang tích chất ngăn ngừa rủi ro và làm tăng tính an toàn của khoản vay. Vì vậy, việc xem xét đánh giá tài sản bảo đảm là vấn đề quan trọng. Một tài sản có tính chất pháp lý rõ ràng, dễ quản lý, dễ thanh khoản và có giá trị cao (trong mối tương quan với món vay) cũng là một yếu tố đảm bảo hơn cho chất lượng một món vay, hay tài sản bảo đảm giúp NH dễ dàng hơn trong việc mở rộng cho vay vì càng an toàn, NH càng dễ chấp nhận cho vay hơn. Tuy nhiên, phải nhận thức rõ ràng rằng, hiệu quả dự án, phương án mới là yếu tố chính để cho vay chứ không phải là yếu tố bảo đảm tốt.
Xét cho cùng thì nhân tố khách hàng là nhân tố quan trọng nhất tác động đến hoạt động cho vay và mở rộng cho vay của NHTM.
f. Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, đến bảo quản và chế biến sản phẩm.. .Những biến động bất khả kháng xảy ra trong môi trường tự nhiên như thiên tai (hạn hán, lũ lụt, động đất), hỏa hoạn làm ảnh hưởng xấu tới hoạt động SXKD của khách hàng, đặc biệt lĩnh vực nghiệp nông thôn chịu ảnh hưởng gần như toàn bộ từ môi trường tự nhiên. Vì vậy hi môi trường tự nhiên không thuận lợi thì khách hàng sẽ gặp khó khăn, khả năng tiếp cận nguồn vốn vay giảm, vốn đã vay sử dụng không hiệu quả, như vậy NHTM sẽ gặp khó khăn trong việc mở rộng cho vay.
g. Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh của NHTM bao gồm: các NHTM hiện tại, các công ty tài chính, NHTM mới tham gia thị trường. NHTM phải quan tâm nhiều đến đối thủ cạnh tranh là các NHTM hiện tại v đối tượng này có sự cạnh tranh trực tiếp và làm ảnh hưởng tới chiến lược của NH. Với sự phát triển mạnh mẽ của các tổ chức tài chính nên ngoài sự cạnh tranh lẫn nhau, các NHTM còn chịu sự cạnh tranh của các tổ chức tài chính. Một loạt các sản phẩm dịch vụ được các công ty tài chính cung ứng như: dịch vụ cho vay của công ty bảo hiểm; các dịch vụ huy động vốn kèm các sản phẩm bảo hiểm...
23
ngoài tham gia vào thị trường NH trong nước. NH trong nước phải cạnh tranh với NH nước ngoài với ưu thế về vốn lớn, công nghệ hiện đại, dịch vụ đa dạng, kinh nghiệm quản lý.
Để mở rộng tín dụng phải đánh giá được đối thủ cạnh tranh của mình là ai, chiến lược của họ thế nào, có phát triển về tín dụng hay không, sản phẩm dịch vụ của họ cho đối tượng khách hàng này thế nào, chính sách quảng cáo của họ ra sao để từ đó đưa ra được chính sách cho ngân hàng mình.
1.2.3.2. Nhân tố chủ quan
Mở rộng tín dụng là mục đích hướng tới của ngân hàng, nó vừa chịu ảnh hưởng từ các nhân tố khách quan từ môi trường bên ngoài ngân hàng, vừa bị tác động từ các nhân tố chủ quan từ bản thân các NHTM. Các nhân tố chủ quan tác động tới mở rộng cho vay của NHTM bao gồm những nhân tố sau:
a. Mạng lưới và quy mô của NHTM
Mạng lưới các Chi nhánh của NH càng rộng thì càng thu hút được số lượng khách hàng đến giao dịch với NH lớn, ngân hàng sẽ có cơ hội tiếp cận với nhiều địa bàn dân cư để triển khai các sản phẩm mới. Tại các Chi nhánh có thể dễ dàng cho vay, thẩm định, giải ngân... có nhiều điều kiện thuận lợi đi sâu, đi sát với khách hàng để có thể mở rộng cho vay và nâng cao hiệu quả kinh doanh, từ đó phát triển mạnh mẽ chính sách marketing.
Quy mô của NH được đánh giá qua các chỉ tiêu: vốn tự có, tổng nguồn vốn (tổng tài sản) và mạng lưới các chi nhánh.
Quy mô của NH lớn thể hiện vốn tự có của NH lớn, tổng nguồn vốn lớn, khi quy mô lớn thì NH sẽ có điều kiện thuận lợi để mở rộng cho vay, cụ thể như sau:
Vốn tự có là một trong những tiêu chí quan trọng nhất khi đánh giá năng lực của một NH, vốn tự có càng lớn thì tiềm lực của ngân hàng mạnh và có điều kiện để phát triển hoạt động kinh doanh đặc biệt là mở rộng hoạt động tín dụng. Vốn tự có của NH phải đảm bảo theo hệ số CAR (tỷ lệ an toàn vốn tự có tối thiểu trên tổng tài sản có rủi ro là 9%), vì thế khi mở rộng cho vay thì NH phải tăng vốn tự có.
24
Với nguồn vốn lớn, NH sẽ đáp ứng được tất cả các nhu cầu của khách hàng ở các lĩnh vực khác nhau, tạo ra được danh mục sản phẩm tín dụng đa dạng. Quy mô vốn càng cao, NH càng mong muốn cho vay nhiều hơn để tăng thu nhập và tăng uy tín, qua đó mở rộng tín dụng.
b. Chiến lược kinh doanh của NHTM
Trong nền kinh tế thị trường thời mở cửa, việc sản xuất kinh doanh sản phẩm, dịch vụ không hoàn toàn do doanh nghiệp quyết định mà do bởi yếu tố thị trường, vì vậy, để hạn chế được rủi ro trong kinh doanh, DN phải lập chiến lược kinh doanh của mình. Chiến lược bao hàm việc ấn định các mục tiêu cơ bản và dài hạn của doanh nghiệp, đồng thời chọn phương thức hành động và phân phối các nguồn lực thiết yếu để thực hiện mục tiêu đó. Đối với NH việc xây dựng một chiến lược kinh doanh cụ thể là một khâu vô cùng quan trọng, NH phải xác định được mục tiêu trong dài hạn là gì từ đó đề ra phương thức để thực hiện nó. Trong hoạt động cho vay, NH sẽ xác định khách hàng mục tiêu của mình, từ đó sẽ có các cách thức để đẩy mạnh cho vay hách hàng đó.
c. Chính sách tín dụng của ngân hàng
Chính sách tín dụng được hiểu là đường lối chủ trương đảm bảo hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo, liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp cho vay. Chính sách cho vay bao gồm: hạn mức cho vay, kỳ hạn của các khoản vay, lãi suất cho vay, phí và lệ phí có liên quan, các loại h nh cho vay được thực hiện.
Chính sách tín dụng của NHTM quyết định toàn bộ hướng phát triển hoạt động tín dụng của NH đó, bao gồm định hướng ngành nghề, thời hạn, lãi suất, tài sản đảm bảo, đối tượng... vay vốn. Chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnh tài trợ của một NH, trở thành quy định và hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và nhân viên NH tuân thủ và thực hiện.
Tùy từng thời kỳ cụ thể mà NH có thể đưa ra những chính sách tín dụng phù hợp như chú trọng vào nhóm khách hàng hoạt động trong ngành nghề SXKD nào, thời hạn ngắn hạn hay trung dài hạn, cho vay ngoại tệ hay nội tệ... NH sẽ đưa ra những ưu đãi cụ thể về lãi suất, thủ tục và điều iện vay vốn, phê duyệt tín dụng, tài
25
sản đảm bảo ... với nhóm khách hàng đó đồng thời có biện pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với các khoản vay này.
d. Quy trình tín dụng, năng lực thẩm định và khả năng kiểm soát tín dụng
Quy trình tín dụng: là tất cả các buớc mà NHTM thực hiện khi cấp tín dụng cho khách hàng kể từ khi khách hàng nộp đơn xin vay vốn đến khi NH thu hết nợ