2017- 2019
2.3.2. Những hạn chế, nguyên nhân
2.3.2.1 Những hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt đuợc trong việc mở rộng tín dụng, Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam vẫn còn những hạn chế, làm giảm khả năng mở rộng tín dụng, cụ thể nhu sau:
- Mặc dù số tuyệt đối về du nợ hàng năm vẫn tăng nhung tỷ trọng và tốc độ tăng truởng, thị phần cho vay trên địa bàn tỉnh cho vay đang có xu huớng giảm, số khách hàng vay vốn tại Chi nhánh đang giảm dần theo từng năm, chủ yếu là luợng khách hàng là Hộ sản xuất và Cá nhân có quy mô kinh doanh nhỏ.. Đây là dấu hiếu cho thấy tiềm năng mở rộng tín dụng của Chi nhánh đang chậm lại, là thách thức cho mở rộng tín dụng của Chi nhánh trong thời gian sắp tới.
- Tỷ lệ NQH và nợ xấu của Chi nhánh mặc dù vẫn ở trong nguỡng an toàn theo quy định nhung đang tăng dần qua các năm, đặc biệt trong năm 2019 đã tăng mạnh, đây là một dấu hiệu để cảnh báo về chất luợng tín dụng của NH trong thời gian tới.
54
- Chính sách sản phẩm cho vay chưa thực sự đa dạng: Hiện tại, nhóm sản phẩm cho vay CN chủ đạo, mang lại dư nợ cao cho Agribank là cho vay mua đất nền, mua nhà ở, xây dựng/ sửa chữa nhà, và cho vay kinh doanh có thế chấp bằng BĐS. Trong khi các NH khác thường chú trọng hơn tới cho vay mua nhà dự án, tiêu dùng, cho vay mua xe thế chấp bằng chính xe mua. Vi thế, trong điều kiện kinh tế như hiện nay, thị trường BĐS đất nền và tinh hinh sản xuất kinh doanh chưa thực sự khởi sắc, gây ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng trả nợ của khách hàng làm tăng tỷ lệ nợ quá hạn tại Agribank và tính thanh khoản của tài sản thế chấp là BĐS. Đối với cho vay DN, Chi nhánh chủ yếu cho vay đầu tư trung dài hạn cho dự án điện, xi măng và đầu tư vốn lưu động cho các doanh nghiệp xây dựng, chưa có nhiều sản phẩm đa dạng phục vụ DN. Nhìn chung, các sản phẩm tín dụng của Agribank được thiết kế thống nhất áp dụng cho toàn hệ thống, chưa có những quy định cụ thể cho phù hợp với từng vùng miền nên khi cung cấp dịch vụ tín dụng cho khách hàng còn tồn tại một số điểm chưa phù hợp.
- Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng luôn trên 90% cho thấy thu nhập của NH vẫn đang lệ thuộc chủ yếu vào hoạt động tín dụng. Với xu hướng của NH hiện đại hi mà đầu tư tín dụng truyền thống ngày càng tiềm ẩn nhiều rủi ro thì việc đẩy mạnh, phát triển các dịch vụ phi tín dụng sẽ là cách thức có hiệu quả nhất để thay đổi cơ cấu kết quả hoạt động kinh doanh của NH.
2.3.2.2. Nguyên nhân
Những hạn chế còn tồn tại làm giảm khả năng mở rộng tín dụng của Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Hoạt động của các chi nhánh trực thuộc chưa thực sự đạt được hiệu quả cao như mong muốn. Chi nhánh trực thuộc chủ yếu thực hiện huy động vốn và phát triển các sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng CN, hoạt động tín dụng vẫn hạn chế (Chi nhánh trực thuộc cho vay đối với khách hàng DN còn chưa tương xứng với tiềm năng). Bên cạnh đó, tuy mạng lưới rộng, đặt tại các vị trí khá thuận lợi nhưng diện tích các chi nhánh trực thuộc còn nhỏ, hẹp chưa tương xứng với vị thế của Agribank, đặc biệt một số chi nhánh chưa đảm bảo cạnh tranh cao so với chi nhánh
55
của các NHTM khác.
- Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam mặc dù đã có quy định về phân khúc khách hàng nhưng việc thực hiện quy định này chưa được các đơn vị kinh doanh chú trọng do nguồn lực của các đơn vị này có hạn, việc phục vụ chung các khách hàng sẽ tiết kiệm được thời gian và nhân sự cho NH dẫn đến các khách hàng vẫn giao dịch với một chính sách tín dụng và chất lượng dịch vụ, giá thành chung giống nhau. Việc này dẫn đến Chi nhánh chưa khai thác hết tiềm năng, nhu cầu của từng đối tượng khách hàng nên chưa tối đa hoá được lợi nhuận thu được của mỗi khách hàng, ảnh hưởng đến lợi nhuận tín dụng mà Chi nhánh thu được từ phía khách hàng là chưa cao.
- Công tác chăm sóc khách hàng tại Chi nhánh chưa được chú trọng một cách đúng mức. Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam chưa có bộ phận chăm sóc khách hàng riêng. Đây cũng là một hạn chế trong khả năng mở rộng tín dụng của Chi nhánh.
- Dù công nghệ của Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam là tương đối hiện đại trong theo dõi và quản lý khoản vay nhưng máy móc không thể thay con người trong việc thu thập và xử lý thông tin khách hàng, thị trường khi có những dấu hiệu xấu để nhanh chóng điều chỉnh khoản vay, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của các hách hàng. Do áp lực thực hiện ế hoạch inh doanh và chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng trong những năm gần đây để mở rộng thị phần tín dụng mà các đơn vị kinh doanh của Chi nhánh đã đẩy mạnh hoạt động cho vay mà có phần nới lỏng công tác quản lý giám sát khoản vay. Việc thiếu thông tin về hoạt động SXKD của khách hàng hoặc thông tin không kịp thời, đầy đủ là nguyên nhân dẫn đến hách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích và NH hông iểm soát được việc này, từ đó có thể làm giảm chất lượng tín dụng.
- Chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng: Do yêu cầu của kế hoạch mở rộng phát triển mạng lưới inh doanh trong các năm gần đây nên đội ngũ nhân viên của Chi nhánh rất trẻ, số lượng nhân viên mới ngày càng nhiều, dù Chi nhánh đã rất cố gắng trong việc tăng cường đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên nhưng sự thiếu nhiều inh nghiệm trong thu thập thông tin, phân tích tài chính, đánh giá hách hàng và
56
phương án vay vốn, dự đoán diễn biến thị trường để đưa ra những tư vấn hợp lý kịp thời cho khách hàng, phòng ngừa rủi ro tín dụng cho NH đã dẫn đến những hạn chế trong việc thẩm định, quản lý kiểm soát sau vay và ảnh hưởng đến khả năng mở rộng tín dụng của Chi nhánh.
- Hệ thống kiểm soát nội bộ của Chi nhánh hoạt động với nguồn lực còn hạn chế trong khi quy mô kinh doanh ngày càng mở rộng nên việc kiểm tra kiểm soát không thực hiện sát sao, đa số là các đơn vị tự kiểm tra và báo cáo khắc phục phòng ngừa rủi ro nên chưa phát hiện ra hết các sai sót về nghiệp vụ, rủi ro vận hành và rủi ro tín dụng cao, là nguyên nhân dẫn đến khả năng mở rộng tín dụng giảm.
- Giám sát và quản lý sau khi cho vay còn yếu: Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của việc giám sát và quản lý sau khi cho vay, tại Agribank vẫn có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay mà chưa chú trọng quá trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay. Khi NH cho vay thì khoản cho vay cần phải được quản lý một cách chủ động để đảm bảo sẽ đựơc hoàn trả. Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng nói riêng và của NH nói chung. Việc theo dõi hoạt động của khách hàng vay nhằm tuân thủ các điều khoản đề ra trong hợp đồng tín dụng giữa khách hàng và Agribank nhằm tìm ra những cơ hội kinh doanh mới và mở rộng cơ hội kinh doanh.
- Công tác dự báo, thống kê tín dụng còn yếu, nhất là thống kê tình hì nh cho vay cá nhân SXKD, hộ gia đình.., ảnh hưởng tới công tác chỉ đạo điều hành.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Từ kết quả hoạt động của Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam giai đoạn 2017- 2019, chương 2 của luận văn đã phân tích và đánh giá hiệu quả các hoạt động kinh doanh cơ bản của chi nhánh bao gồm hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay và cung ứng các dịch vụ ngân hàng với hách hàng và ết quả hoạt động inh doanh của chi nhánh. Nh n chung hoạt động huy động vốn và cho vay đều đạt được ết quả hả quan thể hiện ở tốc độ tăng trưởng hàng năm cao.
57
về thực trạng tín dụng tại Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam, nội dung chương này đã đi sâu phân tích thực trạng mở rộng tín dụng thông qua những tiêu chí như tăng trưởng dư nợ, tăng trưởng thị phần, tăng trưởng khách hàng, lợi nhuận thu được từ cho vay, các chỉ tiêu chất lượng tín dụng như: Nợ quá hạn, nợ xấu, tỷ lệ nợ đã xử lý rủi ro, tỷ lệ dư nợ có tài sản bảo đảm.
Từ đó rút ra được những kết quả đạt được, những mặt còn tồn tại và hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại hạn chế đó. Nhìn chung việc mở rộng tín dụng tại Chi nhánh làm chưa tốt, thể hiện qua dư nợ tăng trưởng chưa cao, số khách hàng giảm. Đây là những mặt tồn tại cần khắc phục, nội dung chương đã đưa ra các nguyên nhân cụ thể là cơ sở để luận văn tiếp tục nghiên cứu đề ra các giải pháp mở rộng tín dụng tại Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam.
58
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
CHI NHÁNH TỈNH HÀ NAM
3.1. Cơ sở để xây dựng giải pháp mở rộng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Hà Nam