Kiến nghị với các cấp chính quyền

Một phần của tài liệu 0769 mở rộng tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh hà nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 87 - 89)

2017- 2019

3.3.1. Kiến nghị với các cấp chính quyền

3.3.1.1. Kiến nghị với Chính phủ và bộ ngành liên quan

Thứ nhất: Đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô

Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý, ổn định nền kinh tế vĩ mô, tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng cho hoạt động NH. Nên có những bước đệm hoặc biện pháp tháo gỡ các khó khăn trong quá trình chuyển đổi, điều chỉnh cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động NH. Mặt khác, Chính phủ nên xem xét các biện pháp kinh tế, hành chính bắt buộc nhằm giảm thiểu hoạt động luân chuyển tiền mặt trong nền kinh tế, góp phần minh bạch hóa hoạt động tài chính của người dân, tạo cơ sở thuận lợi NHTM đánh giá năng lực tài chính trong hoạt động cho vay.

Thứ hai: Hoàn thiện môi trường pháp lý và môi trường hoạt động cho các ngân hàng

Trong quan hệ tín dụng ngân hàng với các tổ chức kinh tế phải chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố. Bên cạnh Luật ngân hàng, Nhà nước cần có những văn bản luật rõ ràng như: Luật đầu tư trong nước, Luật bảo hiểm, Luật thế chấp... việc ban hành các luật nói trên đảm bảo cho quan hệ tín dụng được dựa trên một nền tảng vững chắc, đảm bảo an toàn cho hoạt động của NH. Trong thời gian qua, môi trường pháp lý cho hoạt động cho vay đã ngày được hoàn thiện, chặt chẽ và tiến dần tới thông lệ quốc tế. Tuy nhiên để tiếp tục hoàn thiện hơn nữa cần phải:

- Ban hành các văn bản dưới luật hướng dẫn về thế chấp, cầm cố tài sản, đặc biệt là việc đăng ký giao dịch bảo đảm, tạo điều kiện cho các TCTD có đủ cơ sở khi cấp tín dụng. Chính phủ cần chỉ đạo các bộ ngành liên quan đơn giản hóa thủ tục hành chính trong quá tr nh đăng ý giao dịch đảm bảo, tăng cường kênh làm tiếp nhận hồ sơ, làm việc với người dân, có kế hoạch mở rộng quy mô phòng đăng ký đất đai nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thế chấp tài sản đang ngày càng tăng.

- Thực hiện nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cá nhân, tổ chức sử dụng hợp pháp các tài sản đó để NH có thể thực hiện đầy đủ việc thế chấp và đăng ý giao dịch bảo đảm.

74

- Thứ ba: Chính quyền địa phương cần hỗ trợ hơn nữa đối với việc xử lý các khoản nợ, tài sản bảo đảm. Tránh tư duy bảo hộ người dân địa phương, cản trở NHTM trong hoạt động thu hồi tài sản. Tòa án cần phát huy vai trò trong việc giải quyết tranh chấp, giảm thời gian thụ lý, đảm bảo các tranh chấp cần có sự can thiệp của cơ quan thi hành án cần được xử lý nhanh chóng. Hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp lý liên quan đến đảm bảo tiền vay, hướng tới viêc NH đã thực hiện đầy đủ các quy định về thế chấp, cầm cố tài sản đảm bảo hi cho vay th hi xử lý nợ, Ngân hàng được quyền thanh lý tài sản đảm bảo để thu nợ, khắc phục những khó khăn trong thu hồi vốn vay như hiện nay.

3.3.1.2. Kiến nghị với NHNN

Thứ nhất: Chống cạnh tranh không lành mạnh

NHNN cần nghiêm minh trong việc xử lý các NHTM không chấp hành khung lãi suất theo chỉ đạo từng thời kỳ. Xây dựng cơ chế quản lý, kiểm tra, giám sát, hạn chế cạnh tranh không lành mạnh của các NHTM. Xây dựng bộ máy tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh sai phạm, thông tin hoạt động cạnh tranh không lành mạnh của các NHTM từ tổ chức, cá nhân vay vốn.

Thanh tra hoạt động NHTM, thực hiện cơ chế giám sát từ xa, ban hành quy mục chuẩn về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của từng TCTD, các hình thức sử phạt đối với từng hành vi vi phạm sát với thực tiễn và thông lệ quốc tế. Tăng cường nâng cao chất lượng hoạt động của thanh tra nhà nước để phát hiện, cánh cáo, chấn chỉnh và xử lý kịp thời các hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh.

Đề nghị NHTM rà soát, bổ sung cơ chế nghiệp vụ cho vay theo hướng chặt chẽ, an toàn, đề cao chất lượng cấp tín dụng, đồng thời tăng cường kiểm soát nội bộ để nâng cao chất lượng tín dụng, khắc phục sai phạm, giảm thiểu rủi ro, giảm thiểu tình trạng cho vay hạ chuẩn tín dụng.

Phát huy vai trò của hiệp hội NHTM trong việc góp phần chống các hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh. Hiệp hội phát hiện và bảo vệ cạnh tranh lành mạnh của hội viên, phổ biến pháp luật và hình thành quyền lợi chung đối với các

75

NHTM cạnh tranh lành mạnh như: tổ chức đồng tài trợ, hòa giải các bất đồng lợi ích giữa các hội viên.

Thứ hai: Hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC).

NHNN cần hoàn thiện cổng thông tin tín dụng CIC, kiểm soát chất lượng thông tin tín dụng, cập nhật thông tin đầy đủ, kịp thời, có chính sách giảm thiểu phí khai thác sử dụng thông tin CIC cho các NHTM. Thông tin về DN mà CIC cung cấp cho các TCTD có độ trễ tương đối lớn, có nghĩa là thông tin thường có tính cập nhật không cao, nhiều thông tin cung cấp còn chưa chính xác, chưa có sự phân tích đánh giá cụ thể tình hình DN và có những cảnh báo kịp thời. Chính vì vậy, trong thời gian tới, NHNN mà trực tiếp là CIC nên xem xét để có những giải pháp nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động để tạo ra những nguồn thông tin quan trọng, kịp thời cho các NHTM, cảnh báo những rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM.

Nghiên cứu và cho áp dụng chuyển đổi Trung tâm này sang hình thức công ty cổ phần có vốn góp của NHTM; xếp hạng tín dụng độc lập ở Việt Nam, có thu hút chuyển giao công nghệ và học tập kinh nghiệm của các công ty xếp hạng tín dụng

Một phần của tài liệu 0769 mở rộng tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh hà nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w