Nội dung quản lý nợxấu của Ngânhàng thương mại

Một phần của tài liệu 0832 nâng cao chất lượng quản lý nợ xấu tại sở giao dịch NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 31 - 33)

1.3. QUẢN LÝ NỢXẤU TẠI CÁC NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI

1.3.3. Nội dung quản lý nợxấu của Ngânhàng thương mại

1.3.3.1. Ngăn ngừa nợ xấu phát sinh

Tăng cường kiểm soát đối với hoạt động tín dụng thông qua các giải pháp như sau:

Xây dựng hệ thống văn bản quy định điều chỉnh công tác tín dụng phù hợp, hiệu quả:

Ban hành hệ thống các văn bản quy định điều chỉnh hoạt động tín dụng theo hướng kiểm soát tín dụng đảm bảo hiệu quả cấp tín dụng an toàn, giảm thiểu rủi ro tín dụng xảy ra đối với các khoản cấp tín dụng. Hệ thống các văn bản pháp luật muốn đạt tính hiệu quả cao đòi hỏi phải phù hợp với từng thời kỳ của tình hình thị trường, khung pháp lý của Chính Phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước. Mục tiêu của hệ thống văn bản là hướng cho hoạt động tín dụng mang lại hiệu quả cao, rủi ro tín dụng được hạn chế, từ có có thể hạn chế được nợ xấu.

Xây dựng quy trình thẩm định tín dụng hiệu quả:

Để xây dựng được quy trình thẩm định tín dụng hiệu quả trước hết phải xuất phát từ hệ thống văn bản quy định quy trình thẩm định tín dụng đảm bảo nguyên tắc phát hiện và hạn chế rủi ro tín dụng một cách tốt nhất.

Khi đã có được quy trình tín dụng chặt chẽ thì sự tuân thủ các quy trình tín dụng là điều cần thiết kết hợp với các yếu tố khác để có được chất lượng tín dụng tốt nhất.

Quy trình tín dụng hiệu quả là quy trình tín dụng phát huy được lợi thế về nguồn lực con người tốt nhất ở tất cả các khâu của quá trình cấp tín dụng, giám sát và quản lý tín dụng. Quy trình thẩm định tín dụng hiệu quả có ý nghĩa quyết định đến chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại, vì vậy việc xây dựng quy trình thẩm định hiệu quả có ý nghĩa quan trọng tác động đến việc ngăn ngừa nợ xấu của Ngân hàng thương mại.

Chú trọng công tác đào tạo cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định tín dụng:

Yếu tố con người là rất cần thiết để có được chất lượng tín dụng hiệu quả. Để Có chất lượng tín dụng hiệu quả đòi đội ngũ cán bộ thẩm định phải có chuyên

môn nghiệp vụ cao, đủ khả năng xem xét và phát hiện rủi ro đối với từng khoản vay mà ngân hàng đã duyệt cho vay. Ngoài chuyên môn nghiệp vụ, cán bộ tín dụng phải là những nguời có tâm với nghề để giảm thiểu rủi ro đạo đức. Việc thẩm định tín dụng để phát hiện rủi ro bao gồm ở các khâu phát hiện truớc, trong và sau khi cho vay.

Để có đuợc một đội ngũ cán bộ tín dụng đạt trình độ cả về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, đòi hỏi Ngân hàng thuơng mại phải có đuợc những biện pháp hợp lý trong công tác đào tạo, cụ thể nhu là:

Ngân hàng thuơng mại thuờng xuyên tổ chức các khoá học để nâng cao trình độ nghiệp vụ và giáo dục đạo đức đối với cán bộ tham gia vào công tác tín dụng.

Công tác tín dụng đòi hỏi nguời cán bộ phải có sự hiểu biết sâu sắc không chỉ về nghiệp vụ cho vay mà cả các nghiệp vụ khác liên quan nhu: Bảo lãnh, vốn và kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế... nên trong Ngân hàng nên để cho cán bộ tín dụng có thời gian trải nghiệm thực tế qua những phòng nghiệp vụ này truớc khi tham gia vào công tác tín dụng.

Có cơ chế thuởng phạt rõ ràng đối với những cán bộ vi phạm đạo đức nghề nghiệm hoặc những vi phạm khác.

Thực hiện tốt công tác trích lập Dự phòng rủi ro tín dụng:

Để góp phần vào việc ngăn ngừa nợ xấu phát sinh thì công tác trích lập dự phòng rủi ro tín dụng là khá cần thiết. Thực hiện đúng, đầy đủ việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng truớc tiên là việc tuân thủ đúng theo quy định của Ngân hàng Nhà nuớc, tiếp đến là tạo cho Ngân hàng một nguồn tiền gọi là Quỹ dự phòng rủi ro để có thể lấy ra xử lý nợ xấu trong truờng hợp cần thiết. Chính vì vậy mà mỗi Ngân hàng thuơng mại cần phải xây dựng đuợc quy trình về trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và thực hiện tốt quy trình đó, góp phần cho công tác ngăn ngừa nợ xấu một cách hiệu quả.

1.3.3.2. Xử lý nợ xấu

Xử lý nợ xấu là việc thu hồi nợ xấu hoặc bán nợ xấu đối với những khoản nợ xấu đang tồn tại. Công tác xử lý nợ xấu tốt góp phần làm cho Ngân hàng thuơng

mại có thể giảm thiểu nợ xấu từ đó giảm tỷ lệ nợ xấu. Xử lý nợ xấu có thể đuợc tiến hành bằng nhiều cách:

Xử lý rủi ro nợ xấu: Công tác xử lý rủi ro nợ xấu là công tác rất quan trọng,

nó cũng đuợc coi nhu là một khâu của quá trình xử lý nợ xấu. Khi NHTM phát hiện đuợc những rủi ro tiềm ẩn nguy cơ phát sinh nợ xấu hoặc cụ thể hơn là các khoản nợ đã quá hạn và có khả năng chuyển thành nợ xấu thì Ngân hàng phải tìm mọi biện pháp để khắc phục tình trạng này bằng cách yêu cầu khách hàng trả nợ hoặc bằng rất nhiều biện pháp khác để ngăn chặn khả năng các khoản nợ này chuyển thành nợ xấu.

Thu hồi nợ xấu: Bằng các biện pháp nghiệp vụ hiệu quả, NHTM áp dụng mọi

biện pháp để tiến hành thu hồi nợ xấu. Có thể bám sát hoạt động của khách hàng để thu hồi nợ, xử lý tài sản để thu nợ đối với những khoản nợ còn tài sản bảo đảm... Tóm lại, bằng mọi cách để thu hồi nợ xấu.

Bán nợ: Đối với khoản nợ xấu mà có khả năng bán nợ thì nhiều khi phuơng

pháp bán nợ lại là phuơng pháp hiệu quả để nhanh chóng xử lý nợ xấu đuợc tốt. Ở Việt Nam hiện nay thì hoạt động của các Công ty kinh doanh trong việc mua bán nợ còn chua phổ biến, chủ yếu các NHTM chỉ bán nợ đuợc cho Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của Doanh nghiệp - DATC - Bộ tài chính và Công ty TNHH MTV quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam - VAMC. Bán nợ không chỉ là biện pháp để xử lý nợ xấu mà bán nợ còn là một biện pháp hữu hiệu để ngân hàng thực hiện việc cơ cấu lại danh mục đầu tu, giảm thiểu rủi ro phát sinh.

Một phần của tài liệu 0832 nâng cao chất lượng quản lý nợ xấu tại sở giao dịch NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w