Những mặt tồn tại

Một phần của tài liệu 0832 nâng cao chất lượng quản lý nợ xấu tại sở giao dịch NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 72 - 74)

Thứ nhất, con số nợ xấu thực tế ở mức cao

Nếu nhu con số tỷ lệ nợ xấu năm 2014-2015 của Sở Giao dịch tại các thời điểm cuối năm trên báo cáo nằm trong mức chấp nhận đuợc của các Ngân hàng với tỷ lệ 2,98% và 2,86%, thì tại các thời điểm trong năm con số nợ xấu thực tế khi chua xử lý của Sở Giao dịch vẫn ở mức cao với 7,34% năm 2014 và 4,21% năm 2015, là mức báo động cao đối với chất luợng tín dụng của Sở Giao dịch.

Hơn nữa, với qui mô hoạt động và vị trí đầu tàu của Sở Giao dịch trong hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thuơng Việt Nam, Sở Giao dịch cần nỗ lực hơn trong công tác tín dụng, huớng tới mục tiêu tỷ lệ nợ xấu ở mức 2,3%, giúp giảm gánh nặng nợ xấu cho toàn hệ thống.

Bên cạnh đó, nhìn lại cơ cấu các nhóm nợ xấu của Sở Giao dịch, ta có thể thấy nợ nhóm 5 đang có xu huớng tăng về tỷ trọng trong tổng nợ xấu. Đến năm 2015, nợ xấu nhóm 5 chiếm 50,46% trong cơ cấu nợ xấu. Vấn đề này đòi hỏi Sở Giao dịch phải nâng cao hơn nữa chất luợng thẩm định, quản trị rủi ro đối với các khoản cấp tín dụng mới, đồng thời tích cực hơn trong các biện pháp xử lý nợ, nâng cao công tác thu hồi nợ.

Thứ hai, thiếu công tác thẩm định rủi ro trong quá trình cấp tín dụng:

Từ mô hình quản lý rủi ro tín dụng đuợc đua ra chua hoàn thiện dẫn đến quy trình cấp tín dụng đối với doanh nghiệp đang thiếu khâu thẩm định rủi ro tín dụng độc lập đối với các khoản vay tại Chi nhánh, chỉ có một số các Công ty mà mức giới hạn tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Hội sở chính thì Chi nhánh mới

trình lên Hội sở chính, còn đối với các khách hàng còn lại chi nhánh tự quyết định việc cấp tín dụng mà không có bộ phận thẩm định rủi ro độc lập. Đây là một kẽ hở lớn dễ dẫn đến rủi ro tín dụng phát sinh, sẽ làm phát sinh nợ xấu.

Thứ ba, công tác theo dõi, giám sát khoản vay, kiểm tra sử dụng vốn vay chưa đạt hiệu quả cao

Công ty tác theo dõi, giám sát khoản vay còn mang nặng tính hình thức, đối phó. Cán bộ tín dụng thực hiện việc theo dõi, giám sát, kiểm tra sử dụng vốn vay chưa bám sát tình hình hoạt động kinh doanh thực tế của doanh nghiệp mà chỉ tiến hành kiểm tra mang tính hời hợt, chưa có sự đối chiếu sổ sách kế toán của khách hàng .. .Vì vậy, dẫn đến nội dung trên biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay hoặc các báo cáo trình lên cấp trên không phản ánh được những điểm đáng lưu ý về tình hình kinh doanh của khách hàng mà đó có thể là nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng.

Thứ tư, chất lượng công tác thẩm định tài sản thế chấp chưa cao

Hiện nay, công tác thẩm định tài sản tại Sở Giao dịch NHTMCP Ngoại thương Việt Nam được thực hiện theo các quy định trong: Quyết định số 204/VCB.HĐQT ngày 19/05/2010 của Hội đồng quản trị ban hành Chính sách bảo đảm tín dụng, và Quyết định số 30/QĐ-VCB.CSTD ngày 20/01/2011 của Tổng Giám đốc ban hành Hướng dẫn thực hiện Chính sách bảo đảm tiền vay. Trong các văn bản này có hướng dẫn tỷ lệ cấp tín dụng đối với mỗi loại tài sản, mức độ ưu tiên của loại tài sản, và các thức định giá đối với mỗi loại tài sản, ...

Tuy nhiên, đến nay NHTMCP Ngoại thương Việt Nam vẫn chưa có một bộ phận độc lập chịu trách nhiệm định giá tài sản thế chấp và hệ thống dữ liệu hỗ trợ việc định giá. Mặc dù Vietcombank hiện đã ký hợp đồng hợp tác với một số Công ty thẩm định giá độc lập để nâng cao chất lượng định giá tài sản, nhưng việc hợp tác này chỉ dựa trên thỏa thuận về ưu tiên một số khâu trong công tác định giá tài sản.

Trên thực tế hiện nay, việc định giá tài sản được tiến hành bởi các công ty thẩm định giá độc lập và việc trả phí thẩm định cũng như công tác thẩm định được Công ty thẩm định làm trực tiếp với khách hàng. Điều này dẫn đến việc khó tránh

khỏi giá trị định giá không chính xác do những thỏa thuận riêng của khách hàng và Công ty định giá. Bên cạnh đó, với những diễn biến khó lường của thị trường, giá trị tài sản thế chấp liên tục thay đổi, các cơ quan thẩm định giá cũng khuyến cáo giá trị định giá chỉ hiệu lực trong thời gian ngắn (03 tháng). Trong khi đó, việc tiếp tục thuê định giá lại tài sản của NH là khó khả thi do tăng chi phí hoạt động của khách hàng hoặc NH, dẫn tới chất lượng định giá tài sản không cao.

Thứ năm, hệ thống công nghệ thông tin đã lỗi thời, chưa được cập nhật hiện đại

Hệ thống phần mềm lõi của Ngân hàng TMCP Ngoại thương đã được ra đời từ những năm 2000 nên tính đến thời điểm hiện tại nó đã có tính lỗi thời, gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý của các cấp lãnh đạo và cán bộ tín dụng trong việc quản lý tín dụng.

Thứ sáu, chất lượng cán bộ trong công tác thẩm định còn chưa đồng đều, trình độ thẩm định còn thể hiện sự yếu kém

Cán bộ làm công tác thẩm định tín dụng còn có trình độ chưa đồng đều dẫn đến công tác điều hành, quản lý đối với hoạt động tín dụng khá khó khăn. Chất lượng cán bộ tín dụng có trình độ chưa cao dẫn đến chất lượng công tác thẩm định còn hạn chế. Đối với một số cán bộ tín dụng, khả năng tự phát hiện rủi ro tín dụng đối với các khoản vay là khá khó khăn. Đặc biệt, có một số cán bộ do trình độ hạn chế nên việc nắm bắt tinh thần chỉ đạo của lãnh đạo của cấp trên và các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ chưa sâu dẫn đến sự lúng túng trong quá trình triển khai, thực hiện nghiệp vụ tín dụng cũng là yếu tố có thể dẫn đến rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu 0832 nâng cao chất lượng quản lý nợ xấu tại sở giao dịch NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w