Kinh nghiệm quản lý nợxấu của một số Ngânhàng Thương mại trong nước

Một phần của tài liệu 0832 nâng cao chất lượng quản lý nợ xấu tại sở giao dịch NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 40 - 44)

1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NỢXẤU CỦA MỘT SỐ NGÂNHÀNG

1.4.2. Kinh nghiệm quản lý nợxấu của một số Ngânhàng Thương mại trong nước

Trước hết ta có thể đi từ kinh nghiệm của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và NHNN, Agribank đã chủ động xây dựng đồng bộ các giải pháp, quyết liệt triển khai các phương án xử lý nợ xấu trong từng năm và Đề án tái cơ cấu Agribank giai đoạn 2013 - 2015, bảo đảm mục tiêu đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới mức 3% trước thời điểm 30/09/2015. Agribank đã hoàn thành mục tiêu đưa tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ đến thời điểm 31/8/2015 về mức 2,81%, đến 30/9/2015 là 2,53% và đến 31/10/2015 là 2,41% [16]. Việc xử lý nợ xấu đòi hỏi Agribank phải áp dụng và kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp như: nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát nợ xấu phát sinh; cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho KH; nhận tài sản bảo đảm thay thế nghĩa vụ trả nợ; chuyển nợ vay thành vốn góp; sử dụng dự phòng để xử lý nợ xấu; xử lý, phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ; bán nợ xấu cho các tổ chức khác và Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Đặc biệt, đối với các khoản nợ xấu đã bán cho VAMC, để tháo gỡ khó khăn cho KH, Agribank đã hỗ trợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi đối với các khoản nợ của KH có đủ điều kiện, có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, hiệu quả giúp KH vượt qua những khó khăn trong giai đoạn hiện nay và phục hồi khả năng trả nợ.

Trong quá trình cơ cấu lại nợ, Agribank luôn quán triệt phải thực hiện đúng tính chất khoản vay theo quy định của Chính phủ, của NHNN. Song song với việc áp dụng các biện pháp cơ cấu nợ xấu, Agribank vẫn phải bám sát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm soát dòng tiền của KH, bảo đảm thu hồi vốn vay đối với các khoản nợ được cơ cấu lại.

Thứ hai, có thể kể đến kinh nghiệm quản lý nợ xấu của Ngân hàng Đầu tư

và phát triển Việt Nam (BIDV): Theo Báo cáo Tổng kết năm của BIDV, nếu như tỷ lệ xấu của BIDV vào năm 2005 lên tới 12,47%, đến cuối năm 2010 giảm xuống

2,53% và đến 31/12/2014 tỷ lệ nợ xấu giảm cò n 1,80% [17]. Có được kết quả đáng khích lệ này là do BIDV đã chủ động tích cực áp dụng các giải pháp trong công tác xử lý nợ quá hạn, kiểm soát chất lượng tín dụng, hạn chế gia tăng nợ quá hạn như: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp có khả năng tăng năng suất cải thiện tình hình tài chính;

Năm 2014, trên cơ sở ý kiến chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, BIDV đã triển khai phân loại nợ theo Điều 10 của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN. BIDV đã đánh giá kỹ nguyên nhân phát sinh nợ xấu. Có một vài nguyên nhân phát sinh nợ xấu tại BIDV trong thời điểm này là Chính sách tín dụng, kiểm soát tín dụng của BIDV đã phát huy vai trò hiệu quả nhưng còn bộc lộ những bất cập, hạn chế đó là Hội sở chính thực hiện giao kế hoạch tín dụng với Chi nhánh với tốc độ tăng trưởng bình quân 25 - 30%/năm và coi đây là chỉ tiêu thi đua, đánh giá Chi nhánh. Hậu quả là các Chi nhánh chấp nhận cho vay các khoản vay kể cả có chất lượng tín dụng thấp để đạt chỉ tiêu tăng trưởng. Đây là một sai lầm của BIDV trong thời gian này.

1.4.3. Bài học kinh nghiệm

1.4.3.1. Bài học từ NHTM nước ngoài

Xử lý nợ xấu của Việt Nam phải dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới đã thực hiện, tuy nhiên, việc vận dụng các kinh nghiệm trên phải tính toán đến điều kiện cụ thể của Việt Nam trong hiện nay như: Kinh tế vĩ mô chưa ổn định; Hoạt động cho vay phần lớn dựa trên tài sản bảo đảm là bất động sản, trong khi thị trường này chưa thể phục hồi ngay. Theo đó, cần đặc biệt lưu ý tới các vấn để sau:

Một là, xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý cho việc thực hiện tái cấu trúc

và xử lý nợ xấu. Trong đó đặc biệt chú ý đến việc hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động của công ty quản lý tài sản và hoạt động chứng khoán hóa.

Hai là, việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng cần được triển khai đồng bộ với

xử lý nợ xấu bao gồm những nội dung liên quan đến kiểm kê đánh giá các khoản nợ, mua bán nợ xấu và đóng cửa các ngân hàng yếu kém, đồng thời hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng tốt.

Ba là, phát triển thị trường trái phiếu, mở rộng đầu tư trực tiếp nước ngoài

vào khu vực ngân hàng. Đây được coi là kênh huy động vốn hữu hiệu trong thời điểm nguồn lực nội tại của ngân hàng trong nước gặp khó khăn.

Bốn là, cần xây dựng mạng an toàn tài chính quốc gia, trong đó có phân định

trách nhiệm và cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các thành viên như NHNN, Bộ Tài chính, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia và Bảo hiểm tiền gửi.

Năm là, xây dựng và thực hiện các chính sách hỗ trợ của nhà nước cho các

doanh nghiệp, khách hàng vay vốn và các TCTD,... như hỗ trợ về thuế, cơ chế chính sách, thủ tục pháp lý,... trong quá trình xử lý nợ xấu.

1.4.3.2. Bài học từ NHTM trong nước

Từ kinh nghiệm xử lý nợ xấu của hai ngân hàng thương mại nêu trên, có thể thấy rằng, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nên tiếp tục hoàn thiện việc áp dụng phân loại nợ theo định tính (phân loại nợ theo nội dung của Điều 11, Thông tư số 02/2013/TT-NHNN).

Việc Hội sở chính Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam thực hiện giao chỉ tiêu cho các Chi nhánh hàng năm cần phải được thực hiện gắn liền với chỉ tiêu chất lượng tín dụng để tránh trường hợp các Chi nhánh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam mải chạy theo việc hoàn thành chỉ tiêu mà bỏ qua việc quản lý rủi ro dẫn đến tình trạng nợ xấu gia tăng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính quan trọng của nền kinh tế. Với mô hình hoạt động hiện đại, Ngân hàng thương mại tham gia vào nhiều hoạt động đa năng, cung ứng nhiều dịch vụ, trong đó, hoạt động tín dụng là cơ bản và mang lại lợi nhuận chủ yếu cho NHTM. Hoạt động tín dụng của NHTM cũng đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế.

Tuy nhiên, trong hoạt động tín dụng, vấn đề nợ xấu lại là vấn đề nổi cộm có tác động lớn tới hoạt động của ngân hàng và nền kinh tế. Quản lý nợ xấu đòi hỏi nhiều biện pháp đồng nhất từ khâu ngăn ngừa nợ xấu phát sinh đến khâu xử lý nợ xấu đã hình thành. Do đó, mỗi ngân hàng cần tìm ra phương thức quản lý và các giải pháp riêng phù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠITHƯƠNG VIỆT NAM VÀ SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Một phần của tài liệu 0832 nâng cao chất lượng quản lý nợ xấu tại sở giao dịch NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w