Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý nợ xấu/ các công cụ quản lý nợxấu

Một phần của tài liệu 0832 nâng cao chất lượng quản lý nợ xấu tại sở giao dịch NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 33 - 37)

1.3. QUẢN LÝ NỢXẤU TẠI CÁC NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI

1.3.4. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý nợ xấu/ các công cụ quản lý nợxấu

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ: Khi tỷ lệ nợ xấu tính trên tổng du nợ thấp là

một chứng tỏ hiệu quả quản lý nợ xấu của Ngân hàng thuơng mại đạt kết quả tốt.

Tổng số nợ xấu: Tổng số nợ xấu cũng là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả

quản lý nợ xấu. Có thể tỷ lệ nợ xấu trên tổng du nợ thấp nhung tổng số nợ xấu lại có giá trị cao thì cũng phần nào đánh giá hiệu quả quản lý nợ xấu kém. Việc giữ thấp đuợc tỷ lệ nợ xấu trên tổng du nợ thấp chẳng qua bằng phuơng thức tăng du nợ nhung cùng với quá trình tăng du nợ lại làm cho con số nợ xấu ngày

càng cao. Trong trường hợp này thì công tác quản lý nợ xấu cũng được đánh giá là kém hiệu quả.

Chất lượng của những khoản cấp tín dụng chưa phát sinh nợ xấu của Ngân hàng thương mại: Khi những khoản cấp tín dụng của Ngân hàng thương mại mặc

dù chưa phát sinh thành nợ xấu nhưng được đánh giá là tiềm ẩn nhiều rủi ro thì chứng tỏ công tác phòng ngừa nợ xấu trong công tác quản lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại được đánh giá là kém hiệu quả.

1.3.5. Nhân tố ảnh hưởng tới Công tác quản lý nợ xấu

1.3.5.1. Nhân tố chủ quan

Thứ nhất, quy trình quản lý tín dụng của Ngân hàng thương mại

Quy trình quản lý tín dụng của Ngân hàng thương mại ở đây là bao gồm chung các hệ thống văn bản quy định điều chỉnh hoạt động tín dụng do Ngân hàng thương mại ban hành và quy trình cấp tín dụng của Ngân hàng thương mại. Khi quy trình quản lý tín dụng của Ngân hàng thương mại thiếu tính chặt chẽ, hiệu quả sẽ dẫn tới tình trạng phát sinh rủi ro tín dụng và nguy cơ nợ xấu xảy ra, ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ xấu.

Thứ hai, chất lượng đội ngũ cán bộ Ngân hàng thương mại

Đội ngũ cán bộ thiếu trình độ, kinh nghiệm non kém sẽ dẫn đến khả năng ra quyết định sai lầm là nguyên nhân dẫn đến rủi ro xảy ra đối với các khoản vay và dẫn đến nợ xấu. Việc thẩm định khoản vay không chỉ đơn giản là dựa vào việc thu thập hồ sơ rồi phân tích dựa trên số liệu thu thập được mà để thẩm định tốt, người cán bộ thẩm định còn phải có khả năng cảm nhận thông tin từ khách hàng, từ môi trường bên ngoài và có phương pháp tìm hiểu về doanh nghiệp để chủ động sớm phát hiện những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra.

Rủi ro đạo đức của cán bộ tín dụng cũng là yếu tố dễ dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng. Nếu như cán bộ thẩm định có trình độ chuyên môn cao, có đủ kinh nghiệm trong việc thẩm định hồ sơ nhưng do đạo đức kém, thoái hoá, biến chất thì cán bộ tín dụng dễ dàng bỏ qua việc phát hiện rủi ro để đổi lấy một lợi ích nào đó và đây sẽ là nguyên nhân dễ dàng dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Thứ ba, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong Ngân hàng chưa đạt hiệu quả cao

Đây là công tác mà bất cứ một ngân hàng nào cũng phải tiến hành thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả kinh doanh, đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu đã đề ra. Bộ phận thực hiện công tác này có chức năng kiểm tra nội bộ đối với hoạt động của NHTM nói chung trong đó có hoạt động tín dụng. Bộ phận kiểm tra nội bộ cần có đủ khả năng để chủ động phát hiện những sai phạm, những tồn tại trong quy trình quản lý rủi ro và đề ra những giải pháp xử lý, khắc phục tình hình. về nguyên tắc, bộ phận kiểm tra nội bộ phải hoạt động độc lập, có mục tiêu độc lập với bộ phận tín dụng. Công tác kiểm tra nội bộ phải đảm báo tính khách quan. Cán bộ làm việc tại bộ phận này đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao để có thể phát hiện những vi phạm hoặc rủi ro tiềm ẩn trong công tác tín dụng. Tuy nhiên, có nhiều Ngân hàng thương mại duy trì bộ phận kiểm tra nội bộ mang nặng tính hình thức, không phát huy được hiệu quả cao nên đây là một nhân tố làm ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại.

Thứ tư, hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý rủi ro tín dụng còn lạc hậu, chưa cập nhật

Hệ thống công nghệ thông tin của Ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng trong công tác thẩm định khách hàng. Khi hệ thống này không được cập nhật theo kịp được sự tiến bộ của công nghệ mới để có thể cập nhật tốt nhất thông tin về ngành hàng, thông tin về khách hàng sẽ là một hạn chế trong việc cung cấp thông tin cho cán bộ thẩm định, khiến cho công tác phát hiện rủi ro tín dụng kém hiệu quả, ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ xấu.

1.3.5.2. Nhân tố khách quan

a. Tác động của môi trường pháp lý - Chính sách kinh tế của Nhà nước

Các văn bản pháp luật của các cơ quan ban hành pháp luật là cơ sở mà hoạt động tín dụng phải tuân theo. Chính vì vậy, hệ thống văn bản pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ sẽ có định hướng tốt cho hoạt động tín dụng. Ngược lại, nếu hệ thống văn bản pháp luật thiếu sự đồng bộ, nội dung điều chỉnh quá máy móc hoặc không phù

hợp với môi trường kinh tế xã hội sẽ khiến cho việc quản lý hoạt động tín dụng gặp khó khăn và dễ phát sinh nợ xấu.

b. Tác động của môi trường kinh tế xã hội trong và ngoài nước

Tác động của môi trường kinh tế xã hội như: các cuộc khủng hoảng kinh tế với những diễn biến nhanh và khó lường, quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế tạo ra môi trường cạnh tranh gay gắt, ... Bất kì những biến động nào của nền kinh tế đều có những ảnh hưởng tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp - khách hàng thường xuyên của NH. Nên khi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khó khăn sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ NHTM và là nguyên nhân khách quan dẫn đến việc phát sinh nợ xấu.

c. Các nhân tố thuộc về Khách hàng

+ Khả năng tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh: được thể hiện qua vị trí

trong ngành nghề KH kinh doanh, quy mô sản xuất, mạng lưới tiêu thụ, và qua báo cáo tài chính của DN. Khách hàng có vị thế kinh doanh thấp, không có khả năng cạnh tranh, năng lực tài chính yếu, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, ... ảnh hưởng tới dòng tiền thanh toán của KH, dẫn tới không có khả năng trả nợ.

+ Khả năng tổ chức hoạt động kinh doanh của khách hàng: Với những

khách hàng yếu kém trong việc tổ chức hoạt động kinh doanh trước mắt sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, ở mức nặng hơn sẽ làm thâm hụt vốn và tiếp đến sẽ gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ Ngân hàng.

+ Đạo đức của khách hàng: là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến công

tác quản lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại. Khi Ngân hàng cấp tín dụng cho những khách hàng có đạo đức kém thì Ngân hàng dễ gặp phải rủi ro tín dụng phát sinh. Đạo đức khách hàng không tốt thể hiện trong việc giấu diếm thông tin, cung cấp thông tin không chính xác, không hợp tác trả nợ Ngân hàng, khách hàng vi phạm những cam kết đã ký với Ngân hàng, gây ra tình trạng nợ quá hạn, thậm chí là nợ xấu. Những khách hàng có đạo đức không tốt thường không bộc lộ trước khi Ngân hàng cấp tín dụng nên rất khó khăn cho cán bộ Ngân hàng trong việc phát hiện rủi ro này.

Một phần của tài liệu 0832 nâng cao chất lượng quản lý nợ xấu tại sở giao dịch NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w