Định hướng phát triển của Sở giao dịch Ngânhàng thương mại cổ phần

Một phần của tài liệu 0832 nâng cao chất lượng quản lý nợ xấu tại sở giao dịch NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 83 - 86)

3.1. ĐỊNH HƯỚNG ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ QUẢN LÝ NỢ XẤU

3.1.2. Định hướng phát triển của Sở giao dịch Ngânhàng thương mại cổ phần

Ngoại thương Việt nam

3.1.2.1. Định hướng chung

Trong những năm tới, Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam phấn đấu tiếp tục giữ vững là một trong những Chi nhánh đứng đầu của hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, là đơn vị cung ứng vốn cho hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nên công tác trọng tâm của Sở giao dịch là công tác huy động vốn. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn trong những năm tới khoảng 8% đến 10%/năm, giữ vững thị phần huy động vốn chiếm 14% trong toàn hệ thống và 5% trên địa bàn thành phố Hà Nội. Ve sử dụng vốn, đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15%/năm, trong đó, tỷ trọng cho vay SMEs chiếm 15%/tổng dư nợ, cho vay đầu tư dự án chiếm 35% tổng dư nợ. Về thanh toán xuất nhập khẩu đặt mục tiêu tăng trưởng doanh số 10%/năm, phí dịch vụ tăng 12%/năm.

Trong những năm tới, Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam tiếp tục phát triển hoạt động tín dụng. Đối tượng khách hàng mục tiêu tập trung vào các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, xuất khẩu; các doanh nghiệp kinh doanh trong các ngành triển vọng phát triển tốt như dược, xăng dầu, dầu khí; các doanh nghiệp thuộc các tập đoàn lớn. Đối với các doanh nghiệp thương mại, ưu tiên các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng nguyên liệu phục vụ sản xuất, doanh nghiệp cung cấp trực tiếp cho các nhà máy sản xuất và các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng thiết yếu có mang lưới tiêu thụ, hệ thống khách hàng ổn định. Bên cạnh đó, đẩy mạnh tiếp cận và phát triển quan hệ tín dụng đối với các khách hàng có tỷ lệ tài sản bảo đảm cao, đáng ứng tốt theo quy định của Hội sở chính và tăng cường mức độ an toàn cho hoạt động tín dụng của Sở giao dịch.

3.1.2.2. Định hướng phát triển đối với hoạt động quản lý nợ xấu a. Đối với công tác ngăn ngừa nợ xấu phát sinh

- Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình quản lý rủi ro tín dụng theo quy định của Hội sở chính Ngân hàng TMCP Ngoại thuơng Việt Nam.

- Kiểm soát chặt chẽ các khoản vay hiện tại và các khoản cho vay mới đảm bảo an toàn vốn cho vay và không để phát sinh nợ xấu: đẩy mạnh công tác kiểm tra sử dụng vốn vay, xây dựng lại biểu mẫu biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay với những nội dung phản ánh thực tế hoạt động của doanh nghiệp xâu sát hơn và kiểm soát vốn vay.

- Đánh giá lại khách hàng và yêu cầu khách hàng bổ sung thêm tài sản bảo đảm, nâng cao tỷ lệ tài sản bảo đảm ở mức cao nhất có thể.

- Đẩy mạnh tăng truởng du nợ cho vay đối với những ngành nghề ít rủi ro, có lộ trình giảm du nợ đối với các ngành nghề có nhiều rủi ro.

- Thuờng xuyên cập nhật diễn biến tình hình thị truờng: bên cạnh việc thuờng xuyên khai thác thông tin trên Trung tâm thông tin của NHNN (CIC) và của Hội sở chính NHTMCP Ngoại thuơng Việt Nam, phân công nhiệm vụ cập nhật thông tin ngành hàng cho các nhóm cán bộ, xây dựng các báo cáo đánh giá ngành hàng riêng của Sở Giao dịch để kịp thời có điều chỉnh trong công tác cấp tín dụng.

- Tập trung công tác đào tạo để nâng cao trình độ cán bộ thẩm định tín dụng, cán bộ kiểm tra, giám sát tuân thủ: thuờng xuyên tổ chức các khóa học nâng cao trình độ nghiệp vụ, sau mỗi khóa học có sự kiểm tra lại kiến thức đã học. Đồng thời, thuờng xuyên tổ chức thi nghiệp vụ nhằm kiểm tra, đánh giá lại trình độ cán bộ để có sự bố trí vị trí công tác hợp lý.

b. Đối với công tác xử lý nợ xấu

Với nợ nội bảng

Về nợ xấu nội bảng: Sở giao dịch đặt ra kế hoạch tỷ lệ nợ xấu năm 2016 ở 2,5% và tiến tới mục tiêu 2,3% trong giai đoạn 2016-2010.

Tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm cuối năm 2015 là 2,86%. Do đặc thù hoạt động kinh doanh tiền tệ, xuất hiện thêm nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng kém thanh khoản và việc gia tăng con số nợ xấu là khó tránh khỏi. Đứng truớc bối cảnh đó, để thực hiện đuợc mục tiêu tỷ lệ nợ xấu đã đề ra thì trong thời gian tới, Sở giao dịch

phải thực hiện tăng trưởng dư nợ đủ tiêu chuẩn và sử dụng mọi biện pháp có thể để hạn chế gia tăng nợ xấu.

Cụ thể trong công tác xử lý nợ xấu:

- Đối với những khách hàng hoạt động kinh doanh tốt, khả năng thanh toán tốt, ngành hàng triển vọng nhưng do đặc thù hoạt động mà mức xếp hạng theo hệ thống chấm điểm nội bộ thấp và rơi vào nhóm nợ xấu theo phân loại nợ của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam, Sở Giao dịch làm tờ trình lên Hội sở chính xem xét, điều chỉnh lại các chỉ tiêu chấm để điều chỉnh lại kết quả xếp hạng khách hàng.

- Đối với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại: kiểm tra sát sao và quản lý chặt nguồn hàng và công nợ, gia hạn nợ và có thể giảm lãi nhằm giảm áp lực tài chính cho doanh nghiệp nếu cần. Đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp trong khâu tiêu thụ hàng bằng cách giới thiệu các khách hàng trong hệ thống mạng lưới khách hàng của Sở Giao dịch và NHTMCP ngoại thương Việt Nam.

- Đối với các doanh nghiệp sản xuất: Xây dựng phương án cơ cấu lại thời hạn trả nợ và hỗ trợ doanh nghiệp sau cơ cấu, tham gia vào hoạt động điều hành của doanh nghiệp nếu cần, nhằm giúp doanh nghiệp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, ổn định sản xuất, tạo nguồn thu trả nợ.

- Đối với các doanh nghiệp không có khả năng tiếp tục hoạt động kinh doanh trong tương lai: quyết liệt trong công tác thu nợ và phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi nợ.

Đối với nợ đang được hạch toán ngoại bảng

Sở giao dịch đặt ra mục tiêu đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu ngoại bảng. Cụ thể năm 2016, Sở giao dịch đặt ra mục tiêu thu hồi được khoảng 90 tỷ đồng từ nợ đã xử lý dự phòng rủi ro. Để thực hiện tốt việc thu hồi nợ xấu, Sở giao dịch cần thực hiện thống kê lại toàn bộ tình hình của các khoản nợ, đánh giá khả năng thu hồi của từng khoản nợ để có biện pháp thực hiện cần thiết đối với từng khoản nợ. Định hướng cụ thể đối với từng khoản nợ như sau:

Đối với các trường hợp đánh giá khó có khả năng thu hồi nợ, Sở Giao dịch nên xử lý các biện pháp để bán nợ dứt điểm cho DATC hoặc VAMC.

Đối với các khoản nợ mà Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam xác định được là còn khả năng thu nợ nhưng khách hàng không hợp tác trong việc trả nợ, Sở giao dịch vận dụng toàn bộ các biện pháp cần thiết để gây sức ép trả nợ đối với khách hàng.

Đối với các khoản nợ không xác định được khách hàng còn tồn tại hay không, Sở giao dịch kiến nghị với các cấp có thẩm quyền để ban hành các chính sách nhằm có biện pháp giải quyết các khoản nợ dạng như trên, tránh trường hợp để tồn tại theo dõi ngoại bảng quá lâu mà không có cách giải quyết.

Một phần của tài liệu 0832 nâng cao chất lượng quản lý nợ xấu tại sở giao dịch NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w