CÁC NHÓM GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ NỢXẤU

Một phần của tài liệu 0832 nâng cao chất lượng quản lý nợ xấu tại sở giao dịch NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 86)

XẤU TRONG THỜI GIAN TỚI

3.2.1. Nhóm giải pháp phòng ngừa nợ xấu phát sinh

3.2.1.1. Hoàn thiện về cơ chế, chính sách

Về cơ chế chính sách, Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chủ yếu thực hiện theo những cơ chế chính sách nội bộ được Hội sở chính ban hành, Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam không có chức năng ban hành chính sách nên việc sửa đổi cơ chế, chính sách sẽ do Hội sở chính thực hiện, Sở giao dịch chỉ có thể thực hiện góp ý với Hội sở chính để hoàn thiện những Chính sách sau:

a, Chính sách quản lý rủi ro tín dụng

Chính sách quản lý rủi ro tín dụng hiện nay đang được áp dụng trong hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam còn có nhiều bất cập. Tại các Chi nhánh không có bộ phận quản lý rủi ro tín dụng nên dẫn đến việc công tác thẩm định rủi ro có nhiều hạn chế. Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nên có ý kiến với Hội sở chính để hoàn thiện hơn chính sách quản lý rủi ro tín dụng áp dụng trong toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Trên thực tế, quy trình quản lý rủi ro tín dụng theo quy trình trước đây đã được áp dụng (Quy trình có Phòng quản lý rủi ro tín dụng tại các Chi nhánh) thực sự là quy trình mà các nước trên thế giới đang áp dụng. Tuy nhiên, khi áp dụng vào bối cảnh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam thì đưa lại một thực tế chưa phù hợp do

tính hợp tác giữa các Phòng, ban còn chưa cao. Tuy nhiên, với quy trình như hiện nay là bỏ đi bộ phận quản lý rủi ro tín dụng tại các Chi nhánh cũng sẽ khiến cho việc phát sinh rủi ro tín dụng dễ xảy ra. Vì vậy, để có một mô hình quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả, Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam nên nghiên cứu để sửa đổi lại quy trình quản lý rủi ro tín dụng, đồng thời có những quy chế chặt chẽ về mặt thời hạn thực hiện tác nghiệp giữa bộ phận khách hàng, bộ phận quản lý rủi ro để đưa đến hiệu quả cấp tín dụng tốt hơn, đảm bảo vừa quản lý được rủi ro tín dụng vừa đáp ứng yêu cầu tiến độ cấp tín dụng đối với khách hàng.

b, Chuan hoá quy trình cấp tín dụng

Việc chuẩn hoá cơ chế chính sách được ban hành ở phần trên sẽ là cơ sở để chuẩn hoá quy trình nghiệp vụ. Vì vậy, Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cần góp ý với Hội sở chính để chuẩn hoá quy trình cấp tín dụng áp dụng trong toàn hệ thống. Trong thời gian chờ Hội sở chính sửa đổi quy trình, Sở giao dịch nên triển khai theo hướng tại các Phòng cấp tín dụng có bộ phận thẩm định rủi ro góp phần nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng, từ đó để tăng cường công tác quản lý rủi ro tín dụng, chủ động sớm phát hiện những rủi ro tiềm ẩn nhằm ngăn ngừa nợ xấu phát sinh. Công tác thẩm định rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch phải thực sự được chú trọng để đảm bảo chất lượng cấp tín dụng được tốt nhất.

c, Xây dựng, thống nhất các tiêu chuẩn thẩm định tín dụng

Công tác thẩm định tín dụng đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình cấp tín dụng đối với khách hàng. Vì vậy, để nâng cao chất lượng trong công tác thẩm định tín dụng, Sở Giao dịch cần xây dựng, thống nhất các tiêu chuẩn thẩm định. Có 6 tiêu chuẩn để đánh giá khoản vay, cụ thể như sau:

Thứ nhất là vấn đề pháp lý: Cán bộ tín dụng cần xác định rõ nhu cầu và mục

đích vay vốn của khách hàng. Khi mục đích vay vốn được làm rõ, cán bộ tín dụng cần phải xem xét xem mục đích vay vốn đó có phù hợp với các quy định của pháp luật không? quyết định cho vay phương án đó có phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng hay không?

Thứ hai là đạo đức khách hàng: Cán bộ tín dụng cần xác định được khách

hàng có trách nhiệm nghiêm túc trong việc trả nợ ngân hàng hay không? Đây là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thu hồi nợ. Nếu Khách hàng có trách nhiệm trong việc trả nợ ngân hàng, Khách hàng sẽ chủ động phối hợp với ngân hàng để cùng tháo gỡ khó khăn, không chây ỳ và gây khó khăn trong việc thu hồi nợ.

Thứ ba là năng lực: Cán bộ tín dụng cần xem xem khách hàng có đủ năng

lực vay vốn và đủ tư cách pháp lý trong việc ký kết hợp đồng tín dụng và các giấy tờ có liên quan hay không. Khả năng trả nợ của khách hàng thể hiện qua sự khỏe mạnh về khả năng tài chính của khách hàng. Năng lực là yếu tố rất quan trọng để giúp cho khách hàng có khả năng trả nợ đúng hạn hay không?

Thứ tư là dòng tiền mặt: Dòng tiền mặt là yếu tố quyết định để khả năng

thanh toán, chi trả các khoản vay của Khách hàng. Điều này thể hiện khách hàng có khả năng tạo ra dòng tiền đủ đáp ứng khả năng trả nợ hay không. Dòng tiền thường có 03 nguồn:(i) Nguồn từ doanh thu bán hàng, (ii) Nguồn từ bán tài sản, (iii) Nguồn huy động khác. Tuy nhiên, trong 03 nguồn trên thì nguồn mà Ngân hàng có thể hy vọng để trả nợ trong điều kiện bình thường là nguồn thu từ doanh thu bán hàng. Chính vì vậy, việc cần thiết đối với cán bộ tín dụng là thẩm định khả năng tiêu thụ hàng hoá, mang lại nguồn tiền trả nợ.

Thứ năm là tài sản thế chấp: Khách hàng phải có đủ tỷ lệ tài sản thế chấp

theo quy định của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Cán bộ tín dụng cần khuyến khích khách hàng bổ sung nhiều tài sản thế chấp cho các khoản vay vì tài sản thế chấp ngoài lý do là biện pháp hạn chế rủi ro khá tốt khi khách hàng không có khả năng trả nợ, còn là yếu tố động lực để doanh nghiệp kinh doanh tốt và trả nợ ngân hàng nhằm giữ lại các tài sản đảm bảo.

Thứ sáu là các điều kiện môi trường kinh tế: Cán bộ tín dụng cần phải có cái

nhìn chủ quan, sắc bén đối với môi trường kinh tế tác động đến khả năng hoạt động của khách hàng vì điều kiện môi trường kinh tế đặc biệt là tình hình ngành hàng của mặt hàng xin vay mà có xu hướng xấu đi sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ hàng hoá của khách hàng và ảnh hưởng đến khả năng trả nợ.

d, Thành lập bộ phận thẩm định tài sản bảo đảm độc lập tại Sở giao dịch

Như đã phân tích ở phần trên, việc có một bộ phận thẩm định tài sản độc lập là hết sức cần thiết đối với hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch. Hiện tại Sở giao dịch không có bộ phận thẩm định tài sản độc lập, mọi công việc về định giá tài sản do cán bộ tín dụng tiến hành. Việc này dẫn đến bất cập là nhiều cán bộ tín dụng không đủ chuyên môn chuyên sâu về công tác thẩm định tài sản nên chất lượng thẩm định tài sản không cao. Việc tập trung công tác thẩm định tài sản vào một bộ phần còn tạo điều kiện trong việc cập nhật thông tin, đánh giá thị trường giao dịch tài sản. Mặt khác, theo quy định của VCB, giá trị thẩm định tài sản có tính chất quyết định đến số tiền cấp tín dụng. Vì vậy, việc cán bộ tín dụng tự thẩm định tài sản khiến cho công tác thẩm định tài sản thiếu tính khách quan. Một trong những giải pháp để hạn chế rủi ro tín dụng xảy ra là cần phải thành lập bộ phận thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay độc lập tại Sở giao dịch.

e, Nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ

Để nâng cao năng lực hoạt động của bộ phận kiểm tra, kiểm toán nội bộ cần thực hiện một số biện pháp sau đây:

Thứ nhất, kiện toàn tổ chức hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội

bộ hiện có, thành lập bộ phận kiểm tra giám sát tín dụng độc lập trực thuộc Phòng kiểm tra giám sát nội bộ. Trước đây, việc kiểm tra các khoản vay sau khi giải ngân đều giao cho cán bộ tín dụng thực hiện. Như vậy, để đảm bảo quản lý rủi ro một cách khách quan, hạn chế rủi ro phát sinh thì Sở giao dịch cần thành lập bộ phận kiểm tra giám sát tín dụng thuộc bộ phận kiểm tra giám sát tuân thủ. Bộ phận này có chức năng giám sát tín dụng, kiểm tra sử dụng vốn vay ngay sau cho vay.

Hai là, Phát huy chức năng của hoạt động kiểm toán độc lập, phối hợp giữa

kiểm toán bên trong và bên ngoài thật chặt chẽ, làm hạn chế tối đa khả năng che dấu rủi ro tín dụng, qua đó phát hiện và xử lý kịp thời rủi ro.

f, Xây dựng hệ thống dư báo diễn biến thị trường của các ngành hàng chủ yếu mà Sở giao dịch có dư nợ lớn

hàng sẽ giúp cho Sở giao dịch có được định hướng cụ thể trong việc phát triển dư nợ, theo đó SGD có thể lượng hoá được dư nợ đối với từng ngành hàng. Khi có được thông tin dự báo kịp thời về từng ngành hàng sẽ giúp cho Sở giao dịch chủ động trong kế hoạch phát triển tín dụng. Trong điều kiện nhân lực hiện không đáp ứng đủ yêu cầu phân tích tất cả các ngành hàng, Sở Giao dịch có thể tập trung vào một số ngành hàng cơ bản, các ngành hàng mà Sở Giao dịch có dư nợ lớn.

g, Đẩy mạnh sự phối kết hợp giữa các phòng, ban trong cùng Chi nhánh cũng như giữa các chi nhánh với Hội sở chính, với các chi nhánh khác trong công tác tín dụng và công tác xử lý nợ xấu

Trong bất cứ hoạt động nào, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận có liên quan luôn là yếu tố hết sức quan trọng mang lại sự thành công của hoạt động đó.

Trong công tác tín dụng và công tác quản lý nợ xấu tại Sở Giao dịch cũng vậy, việc các Phòng ban trong cùng Chi nhánh như Phòng Khách hàng và Phòng Quản lý nợ kết hợp tốt với nhau sẽ dẫn đến công tác xử lý hồ sơ, tiến độ giải ngân hàng ngày của khách hàng nhanh chóng hơn, cũng như việc có thể phát hiện ra những sai sót trong quá trình tác nghiệp.

Sự phối hợp tốt giữa chi nhánh và Hội sở chính sẽ giúp cho công tác quản lý rủi ro tín dụng tại các Chi nhánh được tốt hơn. Sự phối hợp giữa Chi nhánh và Hội sở chính trong hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam thể hiện ở chỗ, Chi nhánh báo cáo các thông tin lên Hội sở chính phải đầy đủ, kịp thời, có tính chính xác cao. Ngược lại, Hội sở chính có các quyết sách chính xác trong từng vấn đề để ngăn ngừa rủi ro một các tốt nhất. Bên cạnh đó, Phòng quản lý rủi ro tín dụng tại Hội sở chính cần thường xuyên có những dự báo kịp thời về tình hình thị trường của các ngành hàng, những rủi ro mang tính chất ngành có thể xảy ra để cảnh báo cho các Chi nhánh. Sự phối hợp càng chặt chẽ sẽ dẫn đến công tác phòng ngừa rủi ro càng tốt hơn.

h, Chú trọng đến việc hỗ trợ khách hàng sau cho vay

Bộ phận tín dụng cần thường xuyên theo dõi quá trình sử dụng vốn của khách hàng, đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, đồng thời cán bộ

Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cần phải thu thập thông tin nhiều chiều, có sự tư vấn kịp thời cho khách hàng về các vấn đề pháp lý, về thông tin ngành hàng để hoạt động kinh doanh của khách hàng có thể tránh được rủi ro xảy ra. Ngược lại phải làm sao để khách hàng sẵn sàng thông tin kịp thời cho Sở giao dịch về những khó khăn để khách hàng và Ngân hàng cùng tìm cách tháo gỡ.

3.2.1.2. về công tác tổ chức, quản lý nhân sự

Hoàn thiện công tác tổ chức quản lý của Sở giao dịch nói chung, đặc biệt trong công tác cấp tín dụng, quản lý tín dụng nói riêng, cụ thể có các giải pháp như sau:

a, Chú trọng chất lượng trong công tác tuyển dụng cán bộ cho bộ phận tín dụng

Đội ngũ cán bộ tín công tác tại các Phòng tín dụng đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo đúng chuyên ngành. Vì vậy, trong công tác tuyển dụng cán bộ, Sở giao dịch nên chú trọng để tuyển chọn những cán bộ làm việc trong các bộ phận tín dụng phải có kết quả học tập tốt, có phẩm chất đạo đức tốt, có hiểu biết về quy trình cấp tín dụng, kiến thức kinh tế xã hội rộng, ...

b, Chú trọng nâng cao chất lượng trong công tác bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo thuộc các bộ phận tín dụng

Công tác tổ chức, quản lý trong bộ phận tín dụng có vai trò rất cần thiết trong công tác quản lý rủi ro tín dụng. Vì vậy, đòi hỏi những người lãnh đạo trong các b ộ phận tham gia công tác tín dụng phải có trình độ chuyên môn cao, nắm bắt kiến thức chuyên môn sâu, có khả năng lãnh đạo nhạy bén, thấu tình đạt lý để cùng với cán bộ tín dụng phát hiện rủi ro tín dụng kịp thời để góp phần hạn chế rủi ro tín dụng xảy ra. Bản thân đội ngũ lãnh đạo cần phải nâng cao hơn nữa trình độ quản lý, phát huy vai trò của người lãnh đạo trong công tác quản lý rủi ro tín dụng.

c, Có chính sách đào tạo, sắp xếp nhân lực phù hợp, đặc biệt chú trọng đến nhân sự làm việc trong bộ phận tín dụng

Cán bộ thuộc bộ phận tín dụng đòi hỏi trình độ chuyên môn cao. Những người này cần có kiến thức hiểu biết về một số nghiệp vụ khác của Ngân hàng như: nghiệp vụ thanh toán quốc tế, thanh toán thẻ, bảo lãnh, nghiệp vụ vốn... Ngoài ra,

họ còn phải là những người hiểu về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để có thể thẩm định khách hàng một cách tốt nhất. Chính vì vậy, với cán bộ tại các Phòng tín dụng nên lựa chọn những người có hội tụ đủ các yếu tố trên ngoài việc họ được đào tạo chính thống về chuyên ngành Ngân hàng tài chính. Mạnh dạn thuyên chuyển những cán bộ chưa đáp ứng đủ trình độ để phục vụ việc thẩm định dự án sang bộ phận khác để xây dựng được một đội ngũ cán bộ tín dụng có trình độ đồng đều cao. Lãnh đạo của bộ phận tín dụng phải là những người có trình độ chuyên môn cao, bao quát tốt công việc, chủ động trong việc đối phó những rủi ro xảy ra.

d, Xây dựng quy chế thưởng phạt trách nhiệm đối với cán bộ công tác trong bộ phận tín dụng

Tín dụng là hoạt động nhạy cảm, dễ làm nảy sinh lợi ích cá nhân của người cán bộ, rủi ro đạo đức dễ có khả năng xảy ra. Để ngăn chặn những khả năng trên cũng như góp phần hạn chế rủi ro tín dụng nhằm ngăn chặn nợ xấu, Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nên xây dựng quy chế thưởng phạt cụ thể đối với đội ngũ cán bộ công tác trong bộ phận tín dụng. Chính sách này sẽ có tác dụng khuyến khích tinh thần làm việc của cán bộ, bên cạnh đó còn có tác dụng ngăn chặn rủi ro đạo đức xảy ra đối với cán bộ tín dụng, nâng cao tinh thần trách nhiệm của người cán bộ trong công tác tín dụng

3.2.1.3. về công nghệ thông tin

Hệ thống công nghệ thống tin là yếu tố hỗ trợ quan trọng cho công tác quản lý tín dụng của Sở giao dịch, vì vậy việc cần thiết là Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam phải nâng cao chất lượng của hệ thống công nghệ thông tin, áp dụng hệ thống phần mềm lõi hiện đại để góp phần quản lý tín dụng tốt hơn, giảm thời gian của cán bộ tín dụng trong những công việc phải lập các báo cáo bằng tay mà thay vào đó phần mềm có thể cho ra được các báo cáo, có như vậy mới nâng

Một phần của tài liệu 0832 nâng cao chất lượng quản lý nợ xấu tại sở giao dịch NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w