6. Ket cấu của luận văn
3.1.3 Định hướng hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư
Định hướng với hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại VCB nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng song vẫn bảo đảm tạo ra lợi nhuận cho VCB. Định hướng cụ thể như sau: - Công tác thẩm định dự án phải được tiến hành cẩn trọng, nghiêm túc, toàn diện với tất cả các dự án xin vay trong quá trình xét duyệt cho vay lẫn khi giải ngân, thu nợ.
- Công tác thẩm định dự án đầu tư phải được quy trình hóa, chuẩn hóa, áp dụng công nghệ hóa để sát với tình hình thực tế, phù hợp với điều kiện hạ tầng kỹ thuật công nghệ cũng như nhân sự của VCB.
- Công tác thẩm định cho vay dự án phải được xây dựng trở thành một hoạt động đặc thù và luôn được duy trì phát triển thành một thế mạnh trong kinh doanh, một lợi thế cạnh tranh của VCB. Do đó, phải thường xuyên tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm để hoàn thiện và phát triển.
- Luôn có sự theo dõi, chỉ đạo sát sao của ban lãnh đạo VCB trong việc nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư để có những biện pháp tổ chức chỉ đạo điều hành cụ thể, kịp thời.
- Để nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định dự án đầu tư đòi hỏi quá trình chủ động, sáng tạo của cán bộ thẩm định cũng như kỹ năng phân tích, tổng hợp và đúc kết kinh nghiệm thực tiễn của cán bộ trực tiếp và cán bộ quản lý thẩm định dự án.
3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH Dự ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
3.2.1 Nâng cao chất lượng thông tin đầu vào
Thông tin đầu vào là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng quyết định tới chất lượng thẩm định dự án. Yêu cầu với thông tin đầu vào phục vụ công tác thẩm định là đầy đủ, kịp thời, chính xác. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, các thông tin đầu vào rất khó đáp ứng các yêu cầu nêu trên nếu thiếu sự cố gắng của chủ thể cung cấp thông tin và sự nhạy bén, tinh tường của cán bộ thẩm định. Nếu thông tin thu thập không chính xác, không đầy đủ, kịp thời sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định từ đó tác động gián tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do đó, để có được nguồn thông tin đầu vào đáp ứng yêu cầu đặt ra, VCB nên đầu tư nhiều hơn cho hoạt động xây dựng và hệ thống hóa cơ sở dữ liệu thông tin về khách hàng, xây dựng các hệ thống thống kê dữ liệu thị trường như giá cả đầu vào, giá cả đầu ra theo từng lĩnh vực ngành nghề cụ thể nhằm đa dạng hóa nguồn thông tin phục vụ công tác thẩm định dự án đầu tư. Điều nay không những tăng chất lượng thẩm định dự án, giảm thời gian phê duyệt, tiết kiệm chi phí cho khách hàng mà còn giúp VCB tiết kiệm được chi phí mua thông tin từ bên ngoài do chi phí bỏ ra cho các nguồn thông tin bên ngoài là không hề rẻ.
3.2.1.1 Nâng cao chất lượng thu thập thông tin
Nguồn thông tin từ khách hàng cung cấp là nguồn thông tin đầu vào chính thức, nguồn chính để có cơ sở thẩm định dự án. Song cán bộ thẩm định cần đa dạng hóa nguồn thu thập thông tin để có cơ sở đối chiếu, phân tích, so sánh nhằm phản ảnh đầy đủ, kịp thời, trung thực thông tin về dự án xin vay.
Thẩm định thực tế khách hàng thông qua kiểm tra cơ sở sản xuất, văn phòng, nhà xưởng, kiểm tra tình hình mua bán, nhập xuất hàng hóa, dây chuyền sản xuất, kho
bãi, ... đồng thời phỏng vấn khách hàng, đối tác của khách hàng (nếu có thể) có thể mang lại nguồn tin trực quan, đáng tin cậy cho cán bộ thẩm định.
Các thông tin đến từ các cơ quan chức năng hoặc bên thứ ba nhu thông tin thu thập từ trung tâm phòng ngừa rủi ro thuộc NHNN, thông tin từ các TCTD mà ngân hàng có quan hệ, từ các cơ quan quản lý nhà nuớc nhu thuế, sở xây dựng, các chuyên gia kinh tế kỹ thuật, các tin tức từ báo, đài, internet, phuơng tiện công công khác, .... cũng là những nguồn đáng tin cậy để ngân hàng có thể thẩm định khách hàng.
Bên cạnh đó, nguồn thông tin đến từ các ngân hàng khách hàng đang có quan hệ, thông tin từ các bên tu vấn, kiểm toán cũng rất hữu ích để đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng cũng nhu đánh giá về dự án.
Ngân hàng cần xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách để thu thập, tổng hợp, phân loại và đánh giá thông tin theo từng lĩnh vực cụ thể. Mỗi mảng thông tin cần sắp xếp khoa học để hỗ trợ cho công tác tìm kiếm và sử dụng thông tin hiệu quả. Ngoài ra, ngân hàng cần nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo mật thông tin về khách hàng. Từ đó giúp hệ thống thông tin xây dựng nội bộ đuợc đa dạng, đầy đủ và chính xác, làm cơ sở để so sánh, đối chiếu và đánh giá các dự án đầu tu.
3.2.1.2 Nâng cao chất lượng xử lý thông tin
Khi đã có đuợc nguồn thông tin đầu vào tốt, có chất luợng, việc quan trọng tiếp theo là xử lý thông tin. Xử lý thông tin thực chất là việc so sánh, phân tích hệ thống thông tin có đuợc để đua ra các quyết định hoặc lấy đuợc các dữ liệu đáng tin cậy phục vụ đánh giá dự án đầu tu. Yếu tố then chốt ảnh huởng tới chất luợng xử lý thông tin là cán bộ thẩm định. Cán bộ làm công tác xử lý thông tin phải có kiến thức sâu rộng về kinh tế vĩ mô cũng nhu từng ngành cụ thể, đồng thời nguời làm công tác xử lý thông tin phải có đạo đức nghề nghiệp tốt, trung thực khách quan và có tinh thần trách nhiệm vì sự nghiệp chung của ngân hàng.
Thông tin đuợc thu thập từ nhiều nguồn khác nhau do đó có thể không khớp đúng với nhau, vì vậy, cán bộ thẩm định cần xem xét, chọn lọc thông tin xem thông tin nào là chính xác, thông tin nào kém tin cậy, thông tin nào cần thiết để sử dụng. Cách tốt nhất để loại bỏ các thông tin thiếu chính xác là so sánh, đối chiếu để phát
hiện những điểm bất hợp lý của các nguồn thông tin này, từ đó, giữ lại các thông tin quan trọng phục vụ công tác đánh giá sau này.
Thông tin nên đuợc xử lý bằng các phần mềm quản lý, phần mềm xử lý thông tin chuyên môn và cần đuợc luu trữ, bảo quản tốt để không những giúp ích cho dự án hiện tại mà còn là cơ sở để tham khảo cho các dự án sau này.
Đối với nguồn thông tin nội bộ, cán bộ thẩm định cần tích cực trao đổi, liên hệ với các phòng ban liên quan để vừa thu thập đuợc thông tin, vừa xử lý đuợc các thông tin do các phòng ban này cung cấp một cách hợp lý. Đôi khi có những thông tin đuợc luu trữ duới dạng thô nên chỉ các phòng ban chuyên môn mới có thể hiểu và phân tích. Vì vậy, cán bộ thẩm định cần trao đổi để làm rõ cũng nhu yêu cầu sự hỗ trợ nếu cần thiết để đánh giá các thông tin này. Ngoài ra, giữa hội sở chính và các chi nhánh cần có sự thông suốt thông tin do tại hội sở chính thuờng có các thông tin đa dạng từ các khách hàng khác trong ngành hay các dự án tuơng tự trong khi chi nhánh thuờng có nguồn thông tin chính xác và thực tế từ khách hàng nên cần phối hợp, trao đổi với nhau để đánh giá chính xác về khách hàng.
Đối với nguồn thông tin bên ngoài, VCB cần có kế hoạch xử lý các nguồn thông tin này một cách hợp lý nhu có cơ chế hỗ trợ cán bộ khách hàng duy trì mạng luới quan hệ với các cơ quan hữu quan, các ngân hàng, các khách hàng để nhận đuợc các thông tin kịp thời chính xác, hay có cơ chế để xử lý các chi phí liên quan tới mua tin từ các bên thứ ba mà hiện nay nhiều cán bộ thẩm định phải tự đi thu thập.
VCB nên thành lập phòng chuyên trách để thực hiện kiểm toán định kỳ báo cáo tài chính của khách hàng, đánh giá tình hình hoạt động và định giá tài sản của khách hàng, đặc biệt là các khách hàng lớn nhằm tạo ra nguồn thông tin lâu dài với chi phí thấp, giúp ích cho hoạt động thẩm định dự án nói chung và nội dung thẩm định tài sản bảo đảm nói riêng.
Để thực hiện đuợc giải pháp này, điều kiện tiên quyết cần phải đặt ra đó là việc sàng lọc khách hàng vay vốn. Do chất luợng thông tin đầu vào phụ thuộc rất nhiều vào sự trung thực của khách hàng do đó ngay từ khâu lựa chọn khách hàng VCB cần xem xét và đánh giá khách hàng để bảo đảm phù hợp với định huớng tín dụng
chung của toàn hàng, định hướng tín dụng theo ngành của VCB cũng như có những chính sách tốt về lãi suất, về cơ chế xử lý hồ sơ, linh hoạt trong nhận tài sản bảo đảm để các khách hàng tốt dễ dàng tiếp cận vốn tín dụng của VCB hơn. Song song với cải thiện chất lượng thông tin đầu vào thông qua lựa chọn khách hàng, VCB cũng cần xây dựng được đội ngũ thu thập thông tin tốt, kết hợp với cải thiện hệ thống công nghệ thông tin của mình để xử lý các thông tin này một cách hiệu quả.