Hoàn thiện quy trình vềthẩm định dự án đầu tư

Một phần của tài liệu 0845 nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 101 - 107)

6. Ket cấu của luận văn

3.2.3 Hoàn thiện quy trình vềthẩm định dự án đầu tư

Hiện nay, quy trình thẩm định dự án đầu tu vẫn nằm trong quy trình tín dụng chung của Ngân hàng Ngoại thuơng Việt Nam. Tuy nhiên, với đặc thù riêng của thẩm định dự án đầu tu, quy trình thẩm định cũng nên có sự tách biệt với quy trình chung này.

Ngoài phần đánh giá chung về các nội dung liên quan tới khách hàng nhu đối với thẩm định các khoản cấp tín dụng thông thuờng, VCB nên xây dựng những huớng dẫn cụ thể, chi tiết hơn về thẩm định dự án cũng nhu chuẩn hóa các nội dung chính khi đánh giá dự án.

“Cẩm nang thẩm định dự án đầu tu” đuợc VCB ban hành nhằm mục tiêu chuẩn hóa quy trình thẩm định cho vay dự án đầu tu trong toàn hệ thống và hỗ trợ nghiệp vụ cho các cán bộ tín dụng tại VCB song cẩm nang này đuợc ban hành đã lâu và cũng không phải là quy định bắt buộc mà chủ yếu mang tính huớng dẫn.

3.2.3.1 Ban hành Sổ tay hướng dẫn thẩm định dự án đầu tư mới

Việc ban hành sổ tay huớng dẫn thẩm định dự án đầu tu mới là việc làm cần thiết tại VCB hiện nay. Cẩm nang cũ đuợc ban hành từ năm 2012 có nhiều nội dung đã không còn phù hợp. Bên cạnh đó, cẩm nang cũ cũng mới chỉ huớng dẫn quy trình chung nhất mà chua có sự phân loại, chi tiết theo từng dự án đặc thù. Vì vậy, chủ yếu cán bộ thẩm định chỉ sử dụng làm tài liệu tham khảo, đào tạo nội bộ chứ chua mang tính quy chuẩn chung trong toàn hệ thống. Vì vậy, VCB cần xây dựng sổ tay thẩm định mới quy định cả quy trình chung nhất lẫn các tình huống với các dự án đặc thù chi tiết theo ngành, theo địa bàn, quy mô, ... để có những đánh giá trọng yếu với từng dự án. Sổ tay mới cũng nên có những huớng dẫn cụ thể về các mẫu biểu, đặc biệt là các mẫu biểu liên quan tới tính toán hiệu quả tài chính dự án để có thể sử dụng thống nhất trong toàn hệ thống. Tránh việc mỗi chi nhánh lập một mẫu biểu, sau đó khi trình lên các phòng ban hội sở chính lại xây dựng lại các mẫu biểu dẫn tới lãng phí nguồn lực và ảnh huớng tới thời gian xử lý thông tin.

3.2.3.2 Hướng dẫn tính toán các chỉ tiêu quan trọng của dự án

Sổ tay huớng dẫn thẩm định dự án đầu tu nên có các huớng dẫn cụ thể, chi tiết về cách tính toán và đánh giá các chỉ tiêu cũng nhu những luu ý khi thẩm định các chỉ tiêu này. Cụ thể:

- Về thẩm định tổng mức đầu tu của dự án:

Khi lập dự án đầu tu, chủ đầu tu thuờng có xu huớng lập các chỉ tiêu liên quan tới chi phí thấp đi để nâng cao hiệu quả của dự án, từ đó dễ dàng đuợc các cơ quan

chức năng xem xét cấp phép cho dự án trong khi hồ sơ dự án gửi tới ngân hàng thường có xu hướng nâng tổng mức đầu tư lớn hơn so với thực tế để vay được vốn nhiều hơn. Do đó, khi xem xét về tổng mức đầu tư của dự án, cán bộ thẩm định cần chú ý đến các khoản mục cấu thành tổng vốn đầu tư của dự án xem có khoản mục nào tính thiếu, có khoản mục nào tính thừa, tính lặp hay bất hợp lý không cũng như so sánh giữa tổng mức đầu tư được phê duyệt trong các quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định phê duyệt dự án đầu tư với tổng mức đầu tư trong hồ sơ dự án khách hàng gửi tới ngân hàng. Cùng với đó là việc so sánh giữa tỷ lệ vốn đầu tư giữa các hạng mục với các dự án cùng loại trước đó để tìm ra điểm bất hợp lý nếu có. Sổ tay hướng dẫn nên đưa ra một số thông số đặc thù theo từng dự án cũng như lưu ý các nội dung trên để cán bộ thẩm định khi thẩm định có thể xem xét.

Khi xem xét về tổng mức đầu tư, việc phân tích kỹ khả năng đảm bảo nguồn vốn tự có của khách hàng cũng là nội dung quan trọng cần được lưu ý trong sổ tay. Nguồn vốn khác ngoài vốn vay ngân hàng của khách hàng có thể từ vốn từ lợi nhuận kinh doanh để lại, vốn được cấp từ các cơ quan quản lý trực tiếp, công ty mẹ, ... hoặc vốn từ nguồn huy động từ các cá nhân, tổ chức khác. Khách hàng cần cung cấp các văn bản chứng minh được nguồn vốn tự có này là có thực và được bảo đảm, tránh việc khách hàng không có vốn tự có tham gia vào dự án hoặc thiếu vốn ảnh hưởng tới hoạt động của dự án sau này.

- Về thẩm định khoản doanh thu và chi phí dự kiến

Tính toán doanh thu và chi phí dự kiến của dự án phụ thuộc hoàn toàn vào dự tính về sản phẩm, thị trường, kỹ thuật công nghệ của dự án.

Doanh thu dự án là nguồn thu từ bán các sản phẩm của dự án và nguồn thu từ thanh lý tài sản cố định. Sản lượng tiêu thụ dự kiến và giá bán dự kiến là hai yếu tố then chốt tác động tới doanh thu dự án. Để ước tính chính xác sản lượng tiêu thụ và giá bán, cán bộ thẩm định cần xem xét thị trường đầu ra của dự án cẩn thận, dự báo thị trường trong tương lai. Đặc biệt với xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, các quyết sách của các quốc gia lớn dẫn dắt thị trường như Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, ... sẽ có tác động trực tiếp tới thị trường tiêu thụ cả trong và ngoài nước. Do

đó, khi đánh giá dự án đầu tư, cán bộ thẩm định cần có cái nhìn tổng quan về các chính sách của các quốc gia lớn cả ở hiện tại và tương lai để đón đầu xu hướng của thị trường và dự báo được chính xác biến động của thị trường tương lai.

Chi phí dự án phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó quan trọng nhất là các định mức như định mức nguyên vật liệu đầu vào, nhân công, nhiên liệu, điện, nước, hao phí, ... Các định mức này do yếu tố kỹ thuật của máy móc thiết bị dự án sử dụng quyết định. Thông thường, các máy móc nhập khẩu từ các nước có công nghệ tiên tiến như Mỹ, Nhật Bản, EU sẽ có hiệu năng sử dụng tốt hơn, hao phí ít nhiên liệu hơn, tuổi thọ dài hơn và chất lượng sản phẩm tốt hơn song chi phí đầu tư lại lớn hơn nhiều lần so với nhập khẩu từ các thị trường khác. Trong khi đó, máy móc nhập khẩu từ Trung Quốc lại có chi phí rẻ hơn nhưng hiệu suất và chất lượng sản phẩm đầu ra lại không tốt bằng các máy nhập khẩu từ Mỹ, Nhật Bản hay Châu Âu. Việc lựa chọn máy móc thiết bị xuất xứ từ đâu phụ thuộc nhiều vào ngành nghề sản xuất cũng như năng lực vốn của chủ đầu tư. Có những ngành khấu hao máy móc nhanh thì chỉ cần đầu tư máy móc của Trung Quốc để bảo đảm thu hồi vốn nhanh, tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu nhưng có những ngành tuổi thọ dự án kéo dài tới 20 năm hoặc hơn thì cần đầu tư máy móc thiết bị chính là những máy có chất lượng cao để bảo đảm dự án hoạt động được lâu dài. Khi lựa chọn được máy móc phù hợp với dự án, việc đánh giá về các định mức chi phí cần căn cứ trên các dự án tương tự cũng như tham khảo từ các doanh nghiệp khác trong ngành kết hợp với định mức kỹ thuật của máy để xác định mức tiêu hao từng loại nguyên nhiên vật liệu, nhân công, ... cho phù hợp. Với các chi phí đầu vào, giá nhập cũng phụ thuộc vào thị trường, vào đối tác nên khi đánh giá các yếu tố đầu vào của dự án cán bộ thẩm định cũng phải dự báo được xu hướng biến động giá, so sánh, đối chiếu với giá nhập của các dự án khác để đưa ra mức giá nguyên liệu đầu vào một cách chính xác.

- Về các chỉ tiêu tài chính của dự án

Sổ tay hướng dẫn nên đưa ra công thức, cách xác định các yếu tố phản ánh hiệu quả tài chính dự án như NPV, IRR, PP, PI, B/C, ... và hướng dẫn cụ thể cách xác định lãi suất chiết khấu với từng trường hợp cụ thể.

Khi phân tích dòng tiền dự án, cán bộ thẩm định cũng cần lưu ý tới các chi phí chìm và chi phí cơ hội của dự án. Đây là các chi phí chủ đầu tư hầu như không đề cập tới trong hồ sơ dự án và cán bộ tín dụng cũng khó thẩm định đánh giá nhất.

Riêng nội dung về cách thức xác định lãi suất chiết khấu, sổ tay hướng dẫn thẩm định dự án nên đề cập tới cách tính trong nhiều trường hợp thay vì chỉ sử dụng WACC một cách đơn thuần gồm vốn vay ngân hàng và vốn tự có của chủ đầu tư. Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) là chi phí doanh nghiệp phải trả cho việc sử dụng các nguồn vốn như nợ vay, cổ phần ưu đãi, cổ phần phổ thông, lợi nhuận giữ lại, ... được tính bình quân gia quyền các nguồn vốn tham gia. Do đó, với mỗi nguồn vốn tham gia dự án khác nhau thì cách thức xác định WACC sẽ khác nhau. Nếu doanh nghiệp sử dụng vốn vay dài hạn, chi phí sử dụng vốn sẽ là chi phí lãi vay (nếu vay vốn ngân hàng), lãi trái phiếu (nếu huy động từ phát hành trái phiếu), cổ tức trả cho cổ phần ưu đãi (nếu doanh nghiệp sử dụng hình thức phát hành cổ phần ưu đãi cổ tức) hay lãi trả cho các nguồn vay nợ dài hạn khác (như vay từ cổ đông, vay từ người quen, vay từ công ty liên doanh liên kết, ....). Nếu doanh nghiệp phát hành cổ phần thêm để huy động vốn thực hiện dự án thì chi phí sử dụng vốn cổ phần là tỷ suất sinh lợi của mỗi cổ phần hay là lợi nhuận kỳ vọng của các nhà đầu tư trên thị trường. Tỷ suất này cũng tương đương mức lãi suất chiết khấu mà các nhà đầu tư trên thị trường chiết khấu các khoản thu nhập từ cổ tức để xác định giá trị thị trường của cổ phiếu khi mua bán. Nếu doanh nghiệp sử dụng lợi nhuận giữ lại để đầu tư, đây thực chất là việc các cổ đông mong muốn nguồn tiền họ kiếm được sẽ tiếp tục được sử dụng để đầu tư sinh lợi trong tương lai nên tỷ suất chiết khấu sẽ tương đương mức lợi nhuận kỳ vọng của các cổ đông trong tương lai.

- Về thẩm định mức độ rủi ro của dự án

Khi thẩm định rủi ro của dự án, cán bộ tín dụng nên sử dụng một cách đa dạng các phương pháp để việc đánh giá được toàn diện và chính xác hơn. Trong sổ tay hướng dẫn nên hướng dẫn cụ thể cách tính toán cũng như các bước thao tác trên các phần mềm để cán bộ thẩm định có thể thực hiện một cách dễ dàng hơn.

Với phương pháp phân tích độ nhạy, khi xây dựng các giả định cần dựa trên các dự báo để giả định phù hợp, không nên áp dụng một cách máy móc theo các tỷ lệ cố định mà cần căn cứ vào thực tiễn thị trường, ước đoán về các biến động trong tương lai để xây dựng giả thiết cho phù hợp.

Với phương pháp phân tích bối cảnh, các bối cảnh được xây dựng càng cụ thể, chi tiết thì càng đánh giá được chính xác mức độ diễn biến của các chỉ tiêu tài chính khi các yếu tố khách quan thay đổi. Điều này không có nghĩa là mô hình đưa vào càng nhiều yếu tố càng tốt mà các yếu tố được lựa chọn phải mang tính trọng yếu, tác động toàn diện tới hiệu quả dự án. Các bối cảnh đưa ra cũng cần phù hợp với thực tiễn tránh việc áp dụng máy móc tương tự như phân tích độ nhạy.

Phân tích điểm hòa vốn cũng là một kỹ thuật phân tích rủi ro khá hay và được sử dụng nhiều. Sau khi xác định được độ nhạy của dự án theo các yếu tố có thể sử dụng phân tích điểm hòa vốn để chỉ ra các ngưỡng tối đa, tối thiểu mà dự án có thể chịu đựng được. Từ đó đưa ra được các mốc dự án cần đạt hàng năm nếu không muốn rơi vào tình trạng hoạt động không hiệu quả. Kết quả cũng giúp cán bộ khách hàng có thể theo dõi và đánh giá hiệu quả dự án sau khi đi vào hoạt động một cách chính xác hơn và xem xét việc xây dựng dự án của khách hàng có chính xác không, từ đó có cơ sở dữ liệu cho các dự án khác sau này.

Các phương pháp phân tích rủi ro hiện đại khác cũng cần được nghiên cứu và đưa vào sổ tay để áp dụng hoặc làm nguồn tài liệu tham khảo cho cán bộ thẩm định. Để thực hiện được giải pháp này, điều kiện quan trọng hàng đầu là sự thay đổi trong nhận thức của bộ phận soạn thảo quy trình của VCB về tầm quan trọng của việc xây dựng quy trình riêng cho thẩm định dự án đầu tư cũng như nỗ lực của đội ngũ xây dựng quy trình và sự hỗ trợ của các phòng ban liên quan để xây dựng các hướng dẫn tính toán các chỉ tiêu tài chính cũng như hướng dẫn thẩm định các yếu tố khác của dự án. Do việc bổ sung quy trình thẩm định riêng cho dự án đầu tư cũng như ban hành sổ tay hướng dẫn thẩm định dự án là công việc nội bộ của VCB và liên quan chủ yếu tới bộ phận xây dựng văn bản nên để thực hiện được công việc này quan trọng nhất vẫn là sự thay đổi ở chính bộ phận soạn thảo và trên nữa là sự thay

đổi của ban lãnh đạo VCB. Bên cạnh đó, nguồn lực về tài chính cũng là điều kiện quan trọng để giải pháp này có thể thực hiện đuợc do xây dựng một quy trình riêng cũng nhu xây dựng các huớng dẫn thẩm định riêng sẽ tốn nhiều thời gian, công sức cũng nhu chi phí để nghiên cứu, thực hiện.

Một phần của tài liệu 0845 nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 101 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w