6. Ket cấu của luận văn
3.2.6 Hoàn thiện công tác tổ chức điều hành thẩm định dự án đầu tư
Công tác tổ chức điều hành thẩm định dự án đầu tư của VCB hiện tại còn gặp phải một số khó khăn về quy trình, cơ cấu tổ chức do đó để nâng cao chất lượng thẩm định dự án cần hoàn thiện công tác này càng sớm càng tốt.
Về quy trình, VCB cần bổ sung các nội dung liên quan tới mô hình thẩm định theo ngành, sổ tay hướng dẫn thẩm định dự án đầu tư nhằm áp dụng một cách khoa học thống nhất trong toàn hệ thống.
Việc phân chia công việc, phân trách nhiệm từ trên xuống dưới của VCB hiện chưa rõ ràng và đầy đủ. Cụ thể, với các dự án đầu tư được trình lên hội sở chính, cán bộ chi nhánh sẽ thẩm định sau đó tại phòng PDTD lại thẩm định lại, điều này khiến việc thẩm định kéo dài, làm chậm tiến độ thẩm định và đôi khi khiến khách hàng phải tìm tới TCTD khác để xin tài trợ vốn. Để cắt giảm thời gian thẩm định, cán bộ tại chi nhánh phải là người thẩm định chính, cán bộ tại phòng PDTD chỉ là người rà soát lại các thông tin do chi nhánh cung cấp xem có thông tin nào chưa phù hợp, chưa chính xác thì điều chỉnh lại. Những thông tin khác nếu đồng ý với chi nhánh sẽ không cần đánh giá lại. Về phân chia trách nhiệm, cán bộ tín dụng tại chi nhánh sẽ là người chịu trách nhiệm về các thông tin cung cấp cho phòng PDTD, cán bộ thẩm
định tại phòng PDTD chỉ chịu trách nhiệm đánh giá trên các thông tin do chi nhánh cung cấp thay vì phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của những thông tin đó. Ngân hàng cũng nên phân chia cụ thể hơn các cán bộ cho từng nhóm ngành. Hiện tại việc phân chia cán bộ thẩm định dự án theo nhóm ngành mới đuợc thực hiện tại phòng PDTD trụ sở chính, các cán bộ tại chi nhánh chua đuợc phân công theo ngành. Việc phân công theo ngành sẽ giúp cán bộ tín dụng nắm rõ hơn về tình hình ngành, am hiểu về lĩnh vực đó hơn từ đó đánh giá chất luợng dự án đuợc tốt hơn. Do nhân sự tại các chi nhánh khá mỏng nên việc phân chia cán bộ theo ngành nên tập trung vào các chi nhánh có các nhóm ngành đặc thù và quy mô lớn và chỉ nên phân công một vài cán bộ lâu năm, quản lý khách hàng thời gian dài phụ trách. Ngoài ra, công tác kiểm soát việc thực hiện các điều kiện sau phê duyệt và việc tách bạch giữa bộ phận thẩm định với bộ phận phê duyệt tại VCB cũng rất cần thiết. Bộ phận thẩm định nên là bộ phận có cái nhìn khách quan, độc lập khi thẩm định các dự án đầu tu. Nếu thẩm định và phê duyệt cùng nhau thì dễ dẫn tới việc thẩm định không đuợc chính xác và theo huớng phục vụ cho công tác phê duyệt nhiều hơn, ví dụ nhu dự án không tốt xong do phê duyệt đồng ý cấp tín dụng nên dự án sẽ đuợc đánh giá là tốt, từ đó không phản ánh chính xác chất luợng và hiệu quả của dự án đầu tu. Vấn đề kiểm soát các điều kiện sau phê duyệt cũng rất quan trọng với một dự án đầu tu. Bộ phận phê duyệt thuờng đua ra các điều kiện nhất định và yêu cầu cán bộ khách hàng tại các chi nhánh thực hiện. Tuy nhiên, có nhiều truờng hợp các cán bộ không tuân thủ hoặc tuân thủ không đầy đủ nhung không có bộ phận kiểm soát. Tới khi dự án xảy ra vấn đề, ngân hàng không thu hồi đuợc nợ thì việc phát hiện các sai phạm này đã muộn màng.
Bên cạnh đó, thông thuờng khi thẩm định dự án các yếu tố đuợc đánh giá mới nằm trên mặt giấy, khi đi vào vận hành thực tế có thể không nhu trên hồ sơ. Do đó, việc đánh giá tình hình thực hiện thực tế của dự án, tiến độ hoàn thành, kết quả vận hành, ... cũng rất quan trọng.
Vì vậy, nếu cán bộ khách hàng không thực hiện các nội dung phê duyệt cũng nhu không đánh giá tình hình vận hành thực tiễn của dự án thì sẽ không nắm bắt đuợc
dự án hoạt động có hiệu quả hay không, cũng nhu không kiểm soát đuợc các rủi ro có thể xảy ra với dự án theo các điều kiện cấp phê duyệt đã yêu cầu để kiểm soát rủi ro.
Để hoàn thiện công tác tổ chức điều hành thẩm định dự án đầu tu, điều kiện cần đó là sự thay đổi từ quy trình nội bộ liên quan tới phân công công việc, phân chia trách nhiệm đối với từng bộ phận. Điều này phụ thuộc khá nhiều vào sự thay đổi trong cách nhận thức về các vấn đề của quy trình thẩm định từ bộ phận xây dựng quy trình và ban lãnh đạo VCB nhu đã đề cập ở phần hoàn thiện quy trình thẩm định dự án đầu tu. Bên cạnh đó, điều kiện đủ là các cán bộ trực tiếp thẩm định ở các chi nhánh lẫn trụ sở chính cần có sự chủ động trong trao đổi thông tin, mỗi nguời cần tự nhận thức đuợc việc phát hiện rủi ro là trách nhiệm chung của các bộ phận để từ đó có thể sàng lọc khách hàng cũng nhu hỗ trợ nhau trong quá trình thẩm định.