6. Ket cấu của luận văn
3.2.2 Xây dựng mô hình thẩm định dự án theo ngành
Hiện nay, việc thẩm định theo ngành đang là xu hướng chung của các ngân hàng thương mại. Thẩm định theo ngành mang lại nhiều ưu điểm như cán bộ thẩm định sẽ có cái nhìn tổng quát về toàn ngành, có hiểu biết sâu về ngành cũng như nắm được các đặc trưng của ngành.
Tại VCB đang chia 52 ngành kinh tế thành 8 nhóm ngành khác nhau và các cán bộ thẩm định cũng được phân theo các ngành. Tuy nhiên, hiện chưa có hệ thống các văn bản, tài liệu hướng dẫn thẩm định dự án đầu tư cho các ngành này. Việc thiết kế các bảng tính, phân tích các thông tin đầu vào, tính toán các chỉ tiêu tài chính, thông số dự án chưa được thống nhất và áp dụng chung cho toàn hệ thống VCB. Do đó, mỗi cán bộ tại chi nhánh có phương pháp lập và tính toán riêng cho dự án, sau đó khi trình lên hội sở chính cán bộ thẩm định lại lập lại bảng tính theo cách riêng của mình. Việc này vừa gây lãng phí về thời gian, công sức lại dễ dẫn tới sai sót trong quá trình lập và tính toán.
Bên cạnh đó, mỗi dự án thuộc các ngành riêng sẽ có những thông số đặc thù và những chỉ tiêu trọng yếu cần lưu tâm khi đánh giá dự án, đặc biệt là các chỉ tiêu về kỹ thuật dự án. Do đó, VCB cần xây dựng các văn bản quy định và hướng dẫn thẩm định dự án với các nhóm ngành lớn như các dự án về điện như thủy điện, điện gió, điện mặt trời, ..., các dự án bất động sản như chung cư, sàn thương mại, biệt thự liền kề, khách sạn, ..., các dự án khai thác tài nguyên như than, dầu khí, kim loại, ..., các dự án sản xuất công nghiệp phổ biến như sản xuất sợi, dệt may, sản xuất bao bì, .., các dự án về nông nghiệp, ... Tại Việt Nam, một số ngân hàng như BIDV, MB đã có các quy định, hướng dẫn cụ thể về thẩm định dự án theo ngành. Ban hành
kèm theo các quyết định này là các mẫu biểu, các huớng dẫn về một số điểm cần luu ý với từng dự án, cũng nhu hệ thống các văn bản pháp luật liên quan tới thẩm định các dự án này để cán bộ thẩm định có thể luu ý khi thẩm định dự án đầu tu. VCB cần có các văn bản huớng dẫn tuơng tự để giúp việc thẩm định dự án đuợc nhanh chóng, chính xác và thống nhất hơn. Ngoài ra, mặc dù đã có sự phân chia cán bộ thẩm định theo ngành song việc phân chia này còn chua rõ ràng, do đó có những dự án không xác định đuợc nằm ở ngành nào. Điều này đòi hỏi những quy định rõ ràng hơn cũng nhu dự tính các truờng hợp ngành đầu tu không xác định đuợc thuộc nhóm ngành nào thì ai sẽ là nguời chịu trách nhiệm hay có quyền xếp các ngành này vào một nhóm cụ thể. Hơn nữa, cần có sự huớng dẫn thống nhất từ hội sở chính tới chi nhánh về việc phân chia để tránh truờng hợp chi nhánh xếp dự án đầu tu vào một ngành song hội sở chính lại xếp vào nhóm ngành khác.
Để xây dựng đuợc mô hình thẩm định theo ngành, VCB cần có sự phân định rõ ràng các ngành nghề, mô tả cụ thể từng ngành để tránh việc sắp xếp bị sai ngành. Bên cạnh đó, định kỳ hàng quý, VCB cần rà soát lại các truờng hợp đuợc cấp tín dụng trong quý gặp khó khăn trong việc sắp xếp vào ngành nào để kịp thời bổ sung vào bảng mã ngành, tránh sự lúng túng khi gặp phải các truờng hợp tuơng tự. Bên cạnh đó, sự tham gia của các chuyên gia là điều kiện quan trọng để thẩm định theo ngành có thể thành công. Do mỗi ngành nghề sẽ có những đặc thù riêng nên một cán bộ thẩm định không đuợc đào tạo về chuyên ngành đó sẽ khó có thể nắm rõ các yếu tố kỹ thuật trong ngành. Vì vậy, với các dự án khó, kỹ thuật phức tạp VCB cần thuê các chuyên gia tu vấn. Bên cạnh đó, khi xây dựng các nội dung liên quan tới thẩm định theo ngành, VCB cũng cần thuê các chuyên gia về kỹ thuật của ngành để tu vấn về các chỉ tiêu, định mức, ... của ngành nhằm xây dựng đuợc các mô hình, các huớng dẫn thẩm định cho ngành một cách hiệu quả nhất.