Một là, cần tạo lập một môi trường hành lang pháp lý ổn định, phù hợp với các quy tắc và thông lệ quốc tế đối với hoạt động Ngân hàng
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó việc Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức thương mại Thế Giới (WTO) đã khiến cho hoạt động ngân hàng tại Việt Nam đã thay đổi nhanh chóng, thì các quy định về hoạt động ngân hàng cũng phải được đổi mới theo hướng quốc tế hoá. Sự phát triển của công nghệ cho ra đời một số sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới với cách thức và quy trình giao dịch khác với sản phẩm truyền thống, các văn bản pháp lý của chính phủ cần có sự điều chỉnh phù hợp với tốc độ phát triển của khoa học công nghệ. Nói cách khác, cần hoàn thiện môi trường pháp luật theo hướng minh bạch, thông thoáng, ổn định, bình đẳng và an toàn cho các NHTM khi tham gia vào thị trường tài chính. Đảm bảo tính thống nhất đồng bộ giữa hệ thống pháp luật và các văn bản hướng dẫn thực hiện, kịp thời sửa đổi và bổ sung những điểm bất hợp lý của hệ thống pháp luật hiện hành, đảm bảo tính thống nhất và khả thi cho toàn bộ hệ thống.
Hai là, duy trì môi trường kinh tế vĩ mô ổn định
Sự ổn định và tăng trưởng bền vững của nền kinh tế vĩ mô có mối quan hệ mật thiết với hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung, Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn nói riêng. Chỉ khi kinh tế phát triển, lạm phát được kiềm chế, giảm phát được khắc phục, giá trị đồng nội tệ và mức lãi suất ổn định thì mọi người dân cũng như các doanh nghiệp,... mới yên tâm, tin tưởng vào hoạt động của ngân hàng, cũng chỉ trong các điều kiện như vậy thì hoạt động của ngân hàng mới sôi động, tăng khối lượng hoạt động mang lại lợi nhuận cho cả khách hàng lẫn phục vụ nền kinh tế đất nước. Ngược lại, trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô biểu hiện những dấu hiệu sa sút thì khách hàng (các doanh nghiệp, cá nhân) cũng như các ngân hàng giảm khối lượng giao dịch trên thị trường và dẫn đến đình trệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Nhằm giữ vững nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững, Chính phủ cần tiếp tục bổ sung và cụ thể hoá việc thực hiện các giải pháp kích cầu đầu tư và tiêu dùng dựa trên nền tảng các chính sách kinh tế vĩ mô đồng bộ, hợp lý mà trong đó chính sách tài chính là then chốt, tiếp tục loại bỏ những bất hợp lý trong
cơ cấu kinh tế. Chỉ có như vậy mới có thể tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, tạo ra môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, tạo lập niềm tin và kích thích công chúng đầu tư, xoá bỏ tâm lý e ngại, dè chừng của công chúng, từ đó hoạt động kinh doanh ngân hàng ổn định, phát triển bền vững, phục vụ nền kinh tế.
Ba là, nên có những quy định ràng buộc việc thanh toán qua Ngân hàng của công chúng và các ngành dịch vụ khác
Nhà nước nên có những quy định ràng buộc liên kết các ngành như bưu điện, thuế, nước, điện để thực hiện thanh toán các chi phí điện, nước, điện thoại, nộp học phí, thu tiền bảo hiểm xã hội... qua tài khoản tại ngân hàng. Các mặt hàng giá trị lớn phải thanh toán qua ngân hàng. Điều đó sẽ có tác dụng rất lớn trong việc hạn chế sử dụng tiền mặt, tăng thanh toán không dùng
tiền mặt trong nền kinh tế và nâng cao đựơc ý thức của người dân trong việc thực hiện các dịch vụ của ngân hàng. Đe từ đó có thể làm cho dịch vụ ngân hàng trở thành "cơm ăn nước uống hàng ngày" của người dân như các nước phát triển đã làm.
Bốn là, thực hiện xã hội hoá hoạt động ngân hàng. Nghĩa là quá trình làm cho mọi người dân, mọi ngành, mọi cấp nhận thức đầy đủ các loại sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, để trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào các hoạt động ngân hàng trong những điều kiện cho phép