m. Xuất kho, giải chấp tàisản đảm bảo
3.3.1.2. Đối với Ngân hàng nhà nước
- Ban hành các quy định phù hợp với quy trình cho vay mua ô tô của các Ngân hàng thương mại như: tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng cung cấp các sản phẩm cho vay phù hợp với nhu cầu khách Iiang,...
- Hỗ trợ kịp thời các vướng mắc trong quy trình cho các Ngân hàng thương mại để việc vận hành không bị chậm trễ cho khách hàng.
Ví dụ: Trên cơ sở quy định của Bộ luật dân sự 2015 và để tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện cho người dân và các tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động vay và đi vay thuận lợi, đảm bảo quyền lợi của bên nhận thế chấp, ngày 12/07/2017, Thống đốc NHNN đã có văn bản gửi Bộ Tư pháp (văn bản số 5486/NHNN-PC) đề nghị Bộ tư pháp hoàn thiện và trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định 163/2006/NĐ-CP, Nghị định 11/2012/NĐ-CP theo hướng quy định bên nhận thế chấp có quyền giữ bản chính giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận phù hợp với quy định của Bộ Luật dân sự 2015.
Đồng thời, trong thời gian chờ Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định 163/2006/NĐ-CP, Nghị định 11/2012/NĐ-CP, NHNN cũng đề nghị Bộ Công an/Bộ giao thông vận tải (văn bản số 5487/NHNN-PC) chỉ đạo các lực lượng chức năng các cấp cho phép người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng bản sao Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông có xác nhận của tổ chức tín dụng khi lưu thông phương tiện giao thông.
- Đưa ra các chính sách thiết thực để phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng, ví dụ áp dụng mức lãi suất trần đối với các khoản cho vay tiêu dùng, hoặc yêu cầu các tổ chức tín dụng cần có những thông tin cụ thể giúp người tiêu dùng có đầy đủ thông tin về quyền lợi và nghĩa vụ của mình trước khi quyết định tham gia vay tiêu dùng. Hiện nay, mức lãi suất áp dụng cho các khoản vay tiêu dùng là khá lớn, việc áp dụng mức lãi suất trần hay công bố thông tin giúp người tiêu dùng có sự đánh giá nhất định trong việc lựa chọn tổ chức tín dụng có lợi nhất để vay vốn, tránh trường
hợp mắc “ bẫy tài chính” từ phía các tổ chức tín dụng.
3.3.2. Đối với các hãng xe ô tô trong nước và các công ty bảo hiểm
- Áp dụng thêm các chương trình giảm giá trực tiếp trên giá thành, hoặc dịch vụ hậu mãi cho khách hàng của các Ngân hàng liên kết, nhằm thu hút khách hàng và kích cầu trong bối cảnh nền kinh tế đang có nhiều thuận lợi cho nhu cầu vay mua ô tô của người dân.
- Với những khách hàng có nhu cầu mua lớn hoặc khách hàng VIP của Ngân hàng, cần có chính sách ưu đãi riêng nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng cả dịch vụ của ngân hàng, cả của hãng ô tô.
Việc có những ưu đãi lớn từ các hãng ô tô và bảo hiểm, những dịch vụ hầu như đều bắt buộc phải có khi sở hữu ô tô, sẽ là một trong những tiêu chí để lôi kéo Khách hàng sử dụng dịch vụ và mua sắm ô tô. Đặc biệt trong thời điểm cuối năm, nhu cầu mua sắm của người dân luôn tăng cao so với các thời điểm khác trong năm.
3.3.3. Đối với các công ty lắp ráp, sản xuất trong nước
- Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của lực lượng lao động để có thể đưa khâu
lắp ráp xe ô tô trong nước được phát triển và giảm giá xe ô tô về mức phù hợp với thu nhập của người dân như: học hỏi thêm các kỹ năng sản xuất linh kiện ô tô trong nước, hạn chế nhập khẩu; Đầu tư máy móc thiết bị sản xuất linh kiện tiên tiến theo tiêu chuẩn của quốc tế...
- Việc cho vay ô tô còn khó tìm kiếm khách hàng do tâm lý người dân chưa muốn mua xe vì giá cao. Vì vậy, các công ty lắp ráp, sản xuất ô tô trong nước cần nội địa hóa linh kiện để vừa giảm chi phí sản xuất ô tô, vừa giảm chi phí vận chuyển từ nước ngoài về. Từ đó, ngoài việc đáp ứng nhu cầu trong nước chúng ta còn có thể xuất khẩu ra nước ngoài. Việc này không những giúp cho chính bản thân các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước có thể có giá thành và chất lượng cạnh tranh, đồng thời còn thu được nguồn thu từ việc xuất khẩu.
3.3.4. Đối với hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA - Vietnam
Automobile Manufacturers Association)
- Liên kết với các Ngân hàng để tạo điều kiện thuận lợi cho người mua trong việc vay mua ô tô
- Bảo đảm và cải thiện quyền hạn và lợi ích hợp pháp của người sử dụng xe trên các phương diện chất lượng, độ tin cậy, sự an toàn, việc bảo vệ môi trường, dịch vụ và bảo hành; tranh thủ và ứng dụng những thành tựu tiến bộ nhất của công nghệ ô tô cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam giúp giảm bớt giá thành.
- Tham gia vào các chương trình nghiên cứu và phát triển về ô tô cũng như việc bảo đảm bảo vệ tốt môi trường tại Việt Nam.
Với việc các yếu tố nền tảng được không ngừng củng cố để nâng hỗ trợ tích cực cho các đơn vị tuyến đầu, các hoạt động kinh doanh của Techcombank đang hướng tới sự tăng trưởng bền vững cả về số lượng lẫn chất lượng, thể hiện qua các kết quả kinh doanh khả quan và sự hài lòng của khách hàng đối với sự tận tâm, sản phẩm ưu việt và các giải pháp tài chính sáng tạo, hiệu quả.
Từ những thực trạng vẫn còn tồn tại, những giải pháp được đưa ra nhằm khắc phục và nâng cao hiệu quả cho vay mua ô tô tại Techcombank. Có thể thấy rằng, việc này cần sự hỗ trợ của từ rất nhiều yếu tố từ khách quan đến chủ quan, từ lãnh đạo, cán bộ nhân viên đến các cơ quan chức năng... Và việc thực hiện cũng cần kiên trì và nhạy cảm với thị trường hiện tại, có như vậy, việc phát triển mới là bền vững và có thể cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác trên thị trường.
Ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính đặc thù khi đóng vai trò chủ yếu trong việc điều tiết và phân bổ nguồn vốn cho nền kinh tế quốc dân. Hiện nay, Ngân hàng đã ngày càng khẳng định được tầm quan trọng của mình khi tham gia vào hầu hết các hoạt động của đời sống.
Cùng với sự phát triên của nền kinh tế, trong những năm gần đây, Techcombank đã cùng các ngân hàng khác thúc đẩy sản phẩm cho vay mua ô tô. Mặc dù còn khá mới mẻ nhưng Techcombank đã đạt được những bước tiến đáng kể trong quá trình triển khai sản phẩm, đồng thời khẳng định vị thế của mình trong thị trường trong nước và quốc tế.
Trên cơ sở tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, luận văn đã đưa ra được những kết luận sau:
- Về lý luận, luận văn đã đưa ra được những luận điểm, xây dựng các khái niệm về đặc điểm và hiệu quả của sản phẩm cho vay mua ô tô tại các Ngân hàng thương mại hiện nay.
- Về thực tiễn, dựa trên những số liệu thực tế phân tích từ báo cáo thường niên của Techcombank từ năm 2014-2016, luận văn đã rút ra những thành tựu đạt được, những điểm cần hạn chế và nguyên nhân phía sau của sản phẩm cho vay mua ô tô tại Techcombank.
- Trên cơ sở nghiên cứu các số liệu và phân tích những cơ hội của thị trường cho vay mua ô tô hiện nay, luận văn đã phân tích các điểm khác biệt của loại hình cho vay mua ô tô, từ đó kiến nghị các giải pháp để khắc phục các hạn chế còn tồn tại, góp phần giúp nâng cao hiệu quả sản phẩm cho vay mua ô tô của Techcombank.
Với những điểm mới được nêu trong luận văn, tôi hi vọng sẽ góp một phần nhỏ bé của mình để giúp Techcombank ngày càng hoàn thiện sản phẩm cho vay mua ô tô hơn nữa, trở thành một trong những ngân hàng đi đầu Việt Nam trong lĩnh vực này.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn các quý thầy cô, bạn bè, và các đồng nghiệp đã hết lòng giúp đỡ trong thời gian qua để tôi hoàn thành tốt đề tài này!
DANH MỤC THAM KHAO
1. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định của Thống đốc Ngân hàng
nhà nước số 127/2005/QĐ-NHNN ban hành ngày 03/02/2005 về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
2. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín
dụng
số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư số 43/2016/TT-NHNN ban hành
ngày 30/12/2016, Quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính
4. Chính phủ (2012), Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ban hành ngày 22/02/2012 về
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm.
5. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2017), Công văn số 5486/NHNN-PC ban hành
ngày 12/07/2017 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam gửi Bộ Tư pháp về việc nhận thế chấp tài sản bảo đảm là phương tiện giao thông.
6. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2017), Công văn số 5487/NHNN-PC ban hành
ngày 12/07/2017 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam gửi Bộ Công An và Bộ Giao thông vận tải về việc nhận thế chấp tài sản bảo đảm là phương tiện giao thông.
7. http://moj.gov.vn
8. https://www.techcombank.com.vn
9. http://cafef.vn
10. http://finance.vietstock.vn
11. Techcombank, Báo cáo thường niên năm 2014, 2015, 2016.
12. Techcombank, Bảng cân đối kế toán hợp nhất năm 2014,2015,2016 13. Techcombank, Báo cáo nội bộ năm 2014,2015,2016