Hiệu quả cho vay mua ô tô xét theo các chỉ tiêu định lượng tại Techcombank

Một phần của tài liệu 0898 nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay mua ô tô tại NHTM CP kỹ thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 59 - 69)

m. Xuất kho, giải chấp tàisản đảm bảo

2.3.3.1. Hiệu quả cho vay mua ô tô xét theo các chỉ tiêu định lượng tại Techcombank

l. Trả nợ trước hạn và điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ

- Trường hợp Khách hàng trả nợ trước hạn, Techcombank sẽ áp dụng thu phí trả nợ trước hạn theo quy định tại Biểu phí của Techcombank từng thời kỳ.

- Việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ vay nếu có sẽ được áp dụng theo quy định từng thời kỳ của Ngân hàng.

m. Xuất kho, giải chấp tài sản đảm bảo

CCA thực hiện thủ tục xuất kho và giải chấp tài sản đảm bảo theo đúng các quy định về nhận tài sản đảm bảo hiện hành của Techcombank, sau khi: Khách hàng đã trả hết nợ vay đảm bảo bằng xe ô tô cầm cố, và đề nghị nhận lại giấy tờ xe cầm cố.

2.3.3. Thực tế hiệu quả cho vay mua ô tô của Techcombank

2.3.3.1. Hiệu quả cho vay mua ô tô xét theo các chỉ tiêu định lượng tạiTechcombank Techcombank

a. Tổng dư nợ cho vay mua ô tô các năm gần đây

Trong những năm gần đây, cùng với lượng xe nhập khẩu về nhiều, giá có xu hướng giảm, mức sống của người dân cũng ngày càng cao dẫn đến việc họ có nhiều lựa chọn phương tiện đi lại và hoàn toàn có khả năng để có thể sở hữu một chiếc xe ô tô của riêng mình. Nắm bắt được tâm lý đang dần thay đổi và hướng theo xu hướng toàn cầu, các Ngân hàng thương mại cũng liên tục đưa ra các chương trình ưu đãi cho khách hàng để họ nhanh chóng được sở hữu tài sản mơ ước. Đó có thể là một căn hộ chung cư hoặc một chiếc xe ô tô nhưng tựu chung lại, việc tiếp cận vốn của Khách hàng cũng ngày càng dễ dàng hơn, từ phân khúc khách hàng có thu nhập ở mức trung bình trong xã hội. Với sự nhạy bén của mình, Techcombank cũng có rất nhiều gói hỗ trợ vay mua ô tô cho khách hàng của mình, tổng dư nợ cho vay mua ô tô trong những năm gần đây cũng đóng góp một phần không nhỏ trong việc tăng trưởng dư nợ hàng năm của ngân hàng.

Bảng 2.4: Tình hình dư nợ cho vay mua ô tô trong tổng dư nợ của Techcombank từ năm 2014-2016

(Đơn vị: Tỷ đồng)

□ Dư nợ cho vay toàn hàng □ Dư nợ cho vay mua ô tô

(Nguồn: Báo cáo nội bộ của Techcombank từ năm 2014 đến năm 2016)

Dựa vào biểu đồ trên ta có thể thấy, mức tăng trưởng dư nợ toàn hàng từ năm 2014 đến năm 2015 là gần 40% nhưng dư nợ cho vay mua ô tô đã tăng khoảng

200%, nâng tỷ trọng của dư nợ cho vay mua ô tô lên mức 22,64%. Năm 2015 được coi là năm đánh dấu những kỷ lục mới của Techcombank trong lĩnh vực cho vay mua ô tô, nhờ hàng loạt các cải tiến về quy trình, thời gian giao dịch đã giảm xuống

còn 75% so với những năm trước. Đặc biệt, trong giai đoạn này, Techcombank đã có được sự hợp tác với những đối tác chiến lược - những “ông lớn” trong thị trường ô tô - có thể kể đến như Công ty Cổ phần Hyundai Thành Công Việt Nam (HTC), THACO và Mitsubishi.

Sang đến năm 2016, mặc dù dư nợ cho vay mua ô tô của Techcombank tiếp tục có chiều hướng tăng nhưng không có nhiều sự bứt phá như năm 2015, mức tăng dư nợ cho vay mua ô tô là 16,24% và chỉ còn chiếm 20,59% trên tổng dư nợ của toàn hàng. Việc kiềm chế tăng doanh thu vay mua ô tô là do trong năm 2016, Techcombank đã có những mục tiêu cụ thể tránh việc tăng trưởng quá nóng có thể dẫn đến rủi ro tín dụng như: Chuyển từ tập trung thu hút khách hàng mới sang tăng cường mối quan hệ với khách hàng hiện tại, tăng cường bán chéo và bán thêm để tăng số lượng sản phẩm trên một khách hàng; Chú trọng vào việc tăng đóng góp từ thu phí dịch vụ để giảm thiểu rủi ro tín dụng và sự phụ thuộc vào dư nợ nhờ việc tận dụng hiệu quả hệ thống ngân hàng giao dịch; về việc phát triển tín dụng, Techcombank thay đổi cấu trúc dư nợ khi chuyển trọng tâm tăng trường từ khối ngân hàng bán buôn sang bán lẻ để hạn chế rủi ro tập trung và tăng tỷ lệ an toàn vốn theo yêu cầu của Basel II...

Có thể thấy rằng, thị trường mua bán ô tô là một thị trường tiềm năng, đang có cơ hội phát triển rất lớn trong tương lai. Nếu như ở các thành phố lớn, nhu cầu cho vay mua ô tô đi lại có sự nổi trội hơn, thì tại các tỉnh thành khác, nhu cầu vay mua ô tô cho mục đích kinh doanh lại có phần nhỉnh hơn hẳn. Tại phiên làm việc ngày 04/07/2017, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua đề án về tăng cường quản lý phương tiện giao thông nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn 2030. Theo nghị quyết này, thành phố sẽ dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận nội thành vào năm 2030; tổ chức thống kê, phân loại theo khu vực (quận, huyện), niên hạn, chủng loại toàn bộ xe máy trên địa bàn thành phố; phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng. Đặc biệt, theo lộ trình của việc giảm thuế nhập khẩu xe ô

tô thì sang năm 2018, các xe nhập từ ASEAN và có hàm lượng nội địa hóa ở ASEAN tối thiểu 40% sẽ về 0%. Mặc dù không phải loại xe nào cũng được giảm thuế, nhưng điều này chắc chắn là một trong những lý do để có thể kỳ vọng vào việc lượng tiêu thụ ô tô trong những năm tới tăng mạnh. Và, ngân hàng - với tư cách là một tổ chức đồng hành với người tiêu dùng trong việc luân chuyển và cung cấp vốn - hoàn toàn có thể kỳ vọng về việc tăng doanh thu cho vay mua ô tô trong những năm sắp tới.

b. Tỷ trọng dư nợ của hoạt động cho vay mua ô tô của Techcombank

Trong dư nợ cho vay mua ô tô lại có sự phân chia giữa hai mảng là cá nhân và doanh nghiệp, chúng ta có biểu đồ thể hiện tỷ trọng doanh số cho vay giữa hai mảng như sau:

(Đơn vị tính: %)

(Nguồn: Báo cáo nội bộ của Techcombank từ năm 2014 đến năm 2016)

Dựa vào biểu đồ trên ta có thể thấy rằng, trong năm 2014, dư nợ cho vay của mảng doanh nghiệp (46,17%) và mảng cá nhân (53,83%) là xấp xỉ nhau. Tuy nhiên, từ năm 2015, sau hàng loạt những cải tiến về thời gian xử lý và quy trình sản phẩm,

2014 dư nợ cho vay mua ô tô của Techcombank tăng gần 200%, đặc biệt là sự tăng kỷ lục7.970 8.368 95,24% của mảng khách hàng cá nhân. Trong khi dư nợ của khách hàng cá nhân tặng mạnh, từ 4.504 tỷ lên đến 18.647 tỷ, thì dư nợ của khách hàng doanh nghiệp tăng ít hơn, từ 3.864 tỷ thành 6.919 tỷ đồng.

Trong ba năm gần đây, Techcombank đang thực hiện chiến lược tập trung phát triển mạnh mảng khách hàng cá nhân, điều này giúp hạn chế rủi ro tập trung và tăng tỷ lệ an toàn vốn. Do vậy, tuy dư nợ của khách hàng doanh nghiệp vẫn tăng, xong dư nợ của khách hàng cá nhân lại tăng trưởng một cách mạnh mẽ và có phần lấn át.

Bước sang năm 2016, tình hình dư nợ cho vay mua ô tô của Techcombank vẫn tiếp tục tăng, từ 25.266 tỷ đồng lên 29.370 tỷ đồng. Từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, Techcombank là một trong không nhiều ngân hàng tại Việt Nam đã vượt qua được khủng hoảng và đang trong đà hồi phục. Bài học mà Techcombank rút ra là, quản lý rủi ro phải trở thành kim chỉ nam của tất cả các hoạt động khác. Do vậy, Techcombank vẫn áp dụng chiến lược tập trung phát triển mảng khách hàng cá nhân trong năm 2016, đưa dư nợ cho vay mua ô tô của khách hàng cá nhân tiếp tục tăng một cách đáng kể, từ 18.647 tỷ lên tới 23.324 tỷ, tăng khoảng 25% so với năm trước. Bên cạnh đó, dư nợ cho vay của khách hàng doanh nghiệp lại có phần giảm nhẹ.

Nhìn chung, trong ba năm vừa qua, tỷ lệ dư nợ cho vay mua ô tô của Ngân hàng vẫn tăng trưởng đều đặn, bất chấp sự cạnh tranh gay gắt của thị trường. Các số liệu trên đây đã cho ta thấy, Techcombank đang đi theo một chiếu hướng tốt, nắm bắt được quy luật của thị trường, đáp ứng được hầu hết các nhu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng.

Như vậy có thể thấy, những biện pháp mà Techcombank đang áp dụng là đúng đắn với những tiêu chí mà ngân hàng theo đuổi. Để có được những thành tựu này, Techcombank đã liên tục phải đẩy mạnh việc hợp tác với các đối tác trong ngành ô tô, phát triển lên một tầm cao mới để từ đó, tạo ra nhiều chương trình liên kết đặc biệt dành cho khách hàng, cam kết đem lại cho khách hàng những giá trị vượt trội so với các Ngân hàng khác. Từ đó, Techcombank muốn hướng tới một mục tiêu xa hơn là tăng cường sức hút, tạo niềm tin với khách hàng, nâng cao vị thế của Techcombank trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam.

c. Hệ số thu nợ cho vay mua ô tô

Một trong những chỉ tiêu quan trọng cần quan tâm nữa đó là hệ số thu nợ của khách hàng. Chỉ số này phản ánh việc hoạt động cho vay của Ngân hàng có hiệu quả hay không, tình hình kiểm soát nợ xấu của Ngân hàng ra sao. Ta có bảng số liệu phản ánh hệ số thu nợ của hoạt động cho vay mua ô tô tại Techcombank trong ba năm 2014 -2016 như sau:

Bảng 2.5: Hệ số thu nợ cho vay mua ô tô của Techcombank từ năm 2014-2016

một tín hiệu đáng mừng khi thể hiện được những mặt tích cực trong hoạt động cho vay của Ngân hàng. Đây có thể là kết quả của những việc như: thay đổi chính sách (tập trung phát triển cho vay cá nhân để giảm thiểu rủi ro), tăng cường quản trị rủi ro, thẩm định khách hàng và tiếp cận được nguồn Khách hàng có tài chính lành mạnh mặc dù lượng khách hàng vẫn tăng đều hàng năm.

Tỷ lệ nợ xấu của hoạt động cho vay mua ô tô không cao và trong ngưỡng chấp nhận được, tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn nói chung vẫn xấp xỉ ngưỡng 4-5%. Đây cũng là một thách thức mà Techcombank cần quan tâm để trong những năm tới tiếp tục áp dụng các giải pháp thu hồi nợ một cách hợp lý. Bởi lẽ, nếu tỷ lệ nợ quá hạn quá cao sẽ dẫn đến giảm lợi nhuận của ngân hàng khi phải chi ra một khoản

tương đối lớn để thu hồi nợ khi đến hạn, hoặc có thể dẫn đến một sự phát triển không bền vững.

d. Tỷ lệ nợ xấu cho vay mua ô tô

Như phần trên phân tích, chúng ta đã hiểu được hệ số thu nợ của sản phẩm cho vay mua ô tô qua các năm. Và trong phần này, một chỉ tiêu nữa cũng không kém phần quan trọng đó là tỷ lệ nợ xấu của sản phẩm.

Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ nợ xấu cho vay mua ô tô

(Đơn vị tính: %)

(Nguồn: Báo cáo nội bộ của Techcombank từ năm 2014 đến năm 2016)

Có thể thấy rằng, tỷ lệ nợ xấu của sản phẩm qua các năm đều giảm dần và thấp hơn tỷ lệ chung của toàn hàng. Đây là một tín hiệu tốt cho thấy Techcombank đã có chính sách hợp lý trong việc quản lý nợ xấu của sản phẩm này. Đặc biệt là năm 2016, tỷ lệ này chênh lệch với toàn hàng là lớn nhất, nếu như tỷ lệ nợ xấu của Techcombank là 1.57% thì của sản phẩm này chỉ còn 1.16%. Điều này là hoàn toàn phù hợp với chính sách và định hướng chung của ngân hàng - đó là tập trung quản trị rủi ro trong hoạt động. Kiểm soát nợ xấu luôn là vấn đề mà mỗi Ngân hàng cần quan tâm, chính vì vậy, Techcombank cần tiếp tục giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu trong những năm tới của sản phẩm để góp phần giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu chung của toàn hàng.

e. Tỷ lệ lợi nhuận thu được từ hoạt động cho vay mua ô tô

Đây là một trong những tỷ lệ quan trọng, giúp ngân hàng đánh giá được lợi nhuận mà sản phẩm thực sự mang lại cho Techcombank qua từng năm. Chính sách cho vay mua ô tô hiệu quả là vừa có mức lãi suất phù hợp để cạnh tranh với các ngân hàng khác trên thị trường, vừa đủ để mang lại cho Ngân hàng một mức lợi nhuận mong muốn.

(Đơn vị tính: %)

(Nguồn: Báo cáo nội bộ của Techcombank từ năm 2014 đến năm 2016)

Neu như lợi nhuận cho vay mua ô tô năm 2014 chỉ là 134 tỷ đồng, thì đến năm 2015 đã tăng mạnh lên 323 tỷ đồng và năm 2016 tiếp tục tăng thành 384 tỷ đồng. Có thể thấy rằng, mặc dù lợi nhuận mà sản phẩm mang lại tăng đều qua hàng năm, nhưng nhờ những cải tiến tích cực mà năm 2015, tỷ lệ này là lớn nhất, chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng lợi nhuận của toàn hàng (15.83%). Trong khi đó, tỷ lệ này ở năm 2014 và năm 2016 là xấp xỉ nhau (9.45% và 9.6%). Như vậy, từ năm 2017 nếu Techcombank không tích cực chú trọng để có những giải pháp thích hợp phát triển sản phẩm cho vay mua ô tô thì tỷ lệ lợi nhuận có thể tiếp tục giảm trong

những năm tới. Hơn hết, từ năm 2018 trở đi, thị trường cho vay mua ô tô đang có nhiều lợi thế để tăng trưởng, nhu cầu chắc chắn sẽ tăng cao, Ngân hàng cần tận dụng điều này để nâng cao tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động cho vay mua ô tô hơn nữa.

f. Số lượng khách hàng vay vốn mua ô tô

Trong khoảng thời gian từ 2014 đến 2016, một trong những chỉ tiêu trọng yếu thể hiện rõ nhất sự tăng trưởng của sản phẩm cho vay mua ô tô đó là lượng khách hàng vay vốn mua xe ô tô tại Techcombank vẫn tiếp tục có chiều hướng tăng, được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.6: Số lượng khách hàng vay vốn mua ô tô năm 2014-2016

(Nguồn: Báo cáo nội bộ của Techcombank từ năm 2014 đến năm 2016)

Dựa vào biểu đồ trên ta có thể thấy, lượng khách hàng vay vốn mua ô tô tăng mạnh trong năm 2015. Đây cũng là một trong những lý do khiến cho doanh số cho vay tăng mạnh và điều này cũng cho thấy, Techcombank đã có những chiến lược đúng đắn trong việc thu hút khách hàng, tạo được niềm tin cho khách hàng. Lãi suất ưu đãi cho vay mua ô tô của Techcombank trong năm 2015 chỉ khoảng 6,99% với

thời hạn 6 tháng và 8,99% cho các khoản vay dài hạn dành cho khách hàng, thời gian giải ngân nhanh chóng trong vòng 8 giờ. Khách hàng được hướng dẫn tận tình, hỗ trợ thủ tục vô cùng đơn giản tiết kiệm thời gian, Khách Hàng không cần phải chờ

Năm Thời gian ra thông báo tín dụng kể từthời điểm nhận đủ hồ sơ

2014 48

2015 12

2016 8

quá lâu để được duyệt vay vốn. Đây là một trong những điểm khác biệt mà

Một phần của tài liệu 0898 nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay mua ô tô tại NHTM CP kỹ thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 59 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w