m. Xuất kho, giải chấp tàisản đảm bảo
3.3.1.1. Đối với Chính phủ
- Hoàn thiện các văn bản, quy định về việc cho vay mua ô tô. Khắc phục kịp thời những điểm chưa hoàn chỉnh trong các quy định hiện tại, sao cho phù hợp với nhu cầu thực tế của nền kinh tế. Tạo môi trường lành mạnh cho sự cạnh tranh giữa các tổ chức kinh doanh trong nước và nước ngoài.
- Đưa ra nhiều chính sách để hỗ trợ và khuyến khích ngành ô tô trong nước phát
triển. Có như vậy, hoạt động cho vay mua ô tô của các ngân hàng mới diễn ra một cách
sôi nổi và kích thích nền kinh tế phát triển, rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu
vực và trên thế giới. Hiện nay, mảng kinh doanh và lắp ráp ô tô là một lĩnh vực đầy điềm
năng trong quá trình hội nhập của nước ta bởi hiện nay mới chỉ có khoảng 3% dân số
đang sở hữu ô tô. Mặc dù từ năm 1992 đến nay, để hỗ trợ ngành công nghiệp ô tô trong
nước, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách để duy trì thuế nhập khẩu đối với nguyên
liệu sản xuất, đã giảm thuế đối với các nhà sản xuất ô tô và khuyến khích doanh nghiệp
trong nước đầu tư sản xuất phụ tùng ô tô. Mặc dù đã có những cơ chế hỗ trợ, tuy nhiên
giá xe ở Việt Nam vẫn cao hơn các nước ASEAN khác 20%.
- Giảm bớt gánh nặng thuế suất nhằm giảm chênh lệch giá xe trong và ngoài nước, các khâu hành chính trong đăng kiểm, mức tiêu thụ nhiên liệu... để người dân có thể dần dần loại bỏ tâm lý e ngại khi muốn sở hữu một chiếc xe ô tô.
- Quy hoạch và phát triển hạ tầng đô thị để đáp ứng nhu cầu sử dụng ô tô của người dân, như: thiết lập thêm nhiều bãi đỗ xe trong nội thành thành phố, xây dựng nhiều hệ thống cầu đường cho thuận tiện trong việc di chuyển giữa các nơi...
hoặc chưa được