Các tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh

Một phần của tài liệu 0885 nâng cao chất tín dụng khách hàng doanh nghiệp bán buôn tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh sở giao dịch luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26 - 31)

nhất yêu cầu của đối tượng khách hàng này trong quan hệ tín dụng nhưng đồng thời vân đảm bảo được hai yêu cầu của ngân hàng là an toàn và sinh lợi. ”

1.2.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng đối với khách hàngdoanh nghiệp bán buôn doanh nghiệp bán buôn

Là bộ phận của tín dụng ngân hàng thuơng mại nên tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp bán buôn cũng áp dụng hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất luợng tín dụng của các ngân hàng thuơng mại nói chung.

Căn cứ vào tình hình cụ thể của mỗi ngân hàng trong tương quan của toàn hệ thống ngân hàng của mỗi một nền kinh tế, mỗi ngân hàng sẽ tự xác định tiêu chí cho chỉ tiêu định tính khác nhau.

Trong khuôn khổ luận văn, tác giả tập trung vào chỉ tiêu sự hài lòng của khách hàng. Đây là các chỉ tiêu phản ánh thông qua cảm nhận của khách hàng khi đến với ngân hàng.

- Tin cậy (reliability): nói lên khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và đúng thời hạn ngay lần đầu tiên.

Đối với lĩnh vực ngân hàng, việc thực hiện đúng thời hạn là rất quan trọng. Một khoản vay được đáp ứng đúng thời hạn sẽ giúp cho khách hàng tin tưởng hơn vào ngân hàng. Qua đó, sẽ góp phần tạo ý thức trả nợ khi đến hạn của khách hàng.

- Đáp ứng (Responsiveness): nói lên sự mong muốn và sẵn sàng của nhân viên phục vụ cung cấp các dịch vụ cho khách hàng.

Việc mong muốn và sẵn sàng phục vụ khách hàng sẽ tạo ra sự tích cực trong các khoản vay. Cán bộ tín dụng tích cực trong việc tìm hiểu nhu cầu khách hàng, nắm rõ thông tin khoản vay, qua đó sẽ thiết kế các phương án vay phù hợp, đảm bảo chất lượng cho vay của ngân hàng.

- Năng lực phục vụ (Competence): thể hiện qua trình độ chuyên môn và cung cách phục vụ lịch sự, niềm nở với khách hàng.

Với thái độ nhiệt tình cởi mở và sự thông thạo nhiệm vụ của mỗi nhân viên sẽ khiến cho khách hàng hài lòng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xúc tiến các khoản vay và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cho vay.

- Đồng cảm (Empathy): thể hiện sự quan tâm chăm sóc đến từng khách hàng.

Ngành ngân hàng là một ngành cung cấp «dịch vụ đặc biệt» trong nền kinh tế. Vì vậy, việc quan tâm chăm sóc đến từng khách hàng là hết sức quan

17

trọng. Từ việc quan tâm đến khách hàng, nắm rõ hoạt động cũng như biến động của khách hàng để có thể kiểm soát chất lượng cho vay tốt hơn.

- Phương tiện hữu hình (Tangibles): thể hiện qua ngoại hình, trang phục của nhân viên phục vụ, các trang thiết bị hỗ trợ cho dịch vụ.

Một ngân hàng hiệu quả và ghi dấu ấn đối với khách hàng cần có sự chuyên nghiệp từ hình ảnh của ngân hàng, hình ảnh của nhân viên đến tinh thần phục vụ cũng như tốc độ xử lý. Các yếu tố trên tổng hòa sẽ góp phần tạo nên chất lượng khoản vay tốt hơn cho ngân hàng.

1.2.3.2. Các tiêu chí định lượng a) Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không hoàn trả được cho ngân hàng khi đã đến hạn thoả thuận trên hợp đồng tín dụng. Các chỉ tiêu về nợ quá hạn đối với tín dụng phản ánh mức độ an toàn của hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn trong tổng dư nợ của một ngân hàng sẽ phản ánh được chất lượng của dịch vụ tín dụng tại ngân hàng thông qua hiệuquả và rủi ro của việc phát triển quy mô tín dụng.

Tỷ lệ nợ quá Dư nợ quá hạn

; = " ' x 100 %

hạn Tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ quá hạn thấp tức là độ an toàn tín dụng tại ngân hàng hiện tại cao và ngược lại. Phần lớn các khoản nợ quá hạn là các khoản nợ “ có vấn đề”, có thể bị mất toàn bộ vốn cho vay hoặc mất một phần. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá độ an toàn tín dụng và hiệu quả tín dụng của ngân hàng thương mại.

Tỷ lệ nợ quá hạn cho thấy rủi ro đối với các khoản cho vay và hậu quả của các khoản nợ quá hạn, có thể là nguy cơ gây mất vốn toàn bộ hoặc một phần cho ngân hàng trên tổng dư nợ. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn chỉ xét đến việc hoàn

trả khi đã quá hạn chứ không xét đến tổng dư nợ có nguy cơ quá hạn.

Như vậy, nếu khoản cho vay tăng nhanh thì việc sử dụng tỷ lệ nợ quá hạn có thể phản ánh rủi ro không chính xác. Số dư nợ cho vay ra tăng cùng với số tiền cho vay được giải ngân, trong khi đó số nợ đến hạn chỉ tăng khi các khoản nợ đến kỳ hạn phải trả. Như vậy tốc độ tăng cho vay tăng nhanh có thể che dấu đi vấn đề nợ quá hạn, không tính đến các chỉ số đánh giá an toàn tín dụng có được sử dụng hay không. Do đó ngân hàng thương mại cần thận trọng khi đánh giá độ an toàn tín dụng bằng việc xác định kỳ hạn như thế nào thì coi là quá hạn.

b) Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu

Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN, nợ xấu bao gồm toàn bộ các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5. Tỷ lệ trên càng thấp thì chất lượng tín dụng càng tốt và ngược lại, nếu tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu cao thì chất lượng tín dụng sẽ không tốt, tiềm ẩn rủi ro cao.Thông thường tỷ lệ nợ xấu phải nhỏ hơn 5%.

Tỷ lệ nợ xấu = ______ Nợ xấu_________ x 100% Tổng dư nợ

Khi đến hạn mà khách hàng không trả được nợ, ngân hàng thường phải gia hạn nợ cho khách hàng, tạo điều kiện để họ có thể trả được nợ cho ngân hàng. Nợ khó đòi là khoản nợ quá hạn sau khi ngân hàng thương mại đã ra hạn nợ. Ngoài tỷ lệ nợ quá hạn, các ngân hàng còn sử dụng chỉ tiêu tỉ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ quá hạn hoặc tỉ lệ nợ quá hạn có khả năng thu hồi trên tổng dư nợ quá hạn. Nhờ có các chỉ tiêu đó mà ngân hàng thương mại có thể biết được bao nhiêu phần trăm trong tổng nợ quá hạn có khả năng thu hồi, bao nhiêu phần trăm không có khả năng thu hồi. Việc kết hợp giữa các chỉ tiêu này cho phép đánh giá chi tiết hơn về độ an toàn tín dụng.

c) Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng:

19

khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng và chất lượng tín dụng trong việc đáp

ứng nhu cầu của khách hàng doanh nghiệp, giải quyết hợp lý giữa 3 lợi ích:

Nhà nước, khách hàng và ngân hàng. Vòng quay vốn tín dụng được xác định

theo công thức:

Vòng quay vốn tín dụng = D oanh số thu nợ (Vòng) Dư nợ bình quân

Hệ số này phản ánh số vòng chu chuyển của vốn tín dụng hàng năm. Đối với khách hàng, hệ số này càng tăng phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng càng tốt, có tình hình tài chính vững chắc. Đây là cơ sở để khách hàng thực hiện tốt những cam kết trên hợp đồng tín dụng.

Đối với ngân hàng thương mại, thể hiện khả năng thu hồi vốn của ngân hàng cao hay thấp, chất lượng quản lý vốn tín dụng tốt hay xấu. Nếu vòng quay vốn tín dụng chậm chứng tỏ chất lượng tín dụng không tốt, thu nợ trong kỳ kém, vốn tín dụng bị đóng băng.

d) Tỷ lệ trích lập DPRRTD

Dự phòng rủi ro tín dụng là khoản tiền đã trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng hoặc đối tác của ngân hàng thương mại không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng không tốt và rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải càng cao.

_____ Dự phòng RR đã trích lập

Tỷ lệ DPRR đã trích lập = —--- --- x 100 % Tổng dư nợ

Dự phòng RR đã bù đắp

Tỷ lệ bù đắp rủi ro = ---—--- x 100 % Tổng dư nợ

Một phần của tài liệu 0885 nâng cao chất tín dụng khách hàng doanh nghiệp bán buôn tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh sở giao dịch luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26 - 31)