KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG KHÁCH

Một phần của tài liệu 0885 nâng cao chất tín dụng khách hàng doanh nghiệp bán buôn tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh sở giao dịch luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 37)

HÀNG DOANH NGHIỆP BÁN BUÔN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1.3.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng doanh

nghiệp bán buôn

- Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Nền kinh tế Trung Quốc đã vươn lên nằm trong top 3 nền kinh tế hàng đầu thế giới. Là nước láng giềng của Việt Nam với nhiều nét tương đồng về văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội, nghiên cứu hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Trung Quốc sẽ đem lại nhiều kinh nghiệm quý báu cho các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Hoạt động tín dụng tại Trung Quốc tốt lên là do:

- Điều tiết để dư nợ tín dụng không tăng quá nhanh, kiểm soát cho vay những lĩnh vực ngoài thị trường truyền thống và dựa vào thế chấp, người bảo lãnh, danh tiếng là những nguồn trả nợ thứ yếu mà không đánh giá nguồn trả nợ chính.

- Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng có nhiều hạn chế so với tiêu chuẩn.

- Quan tâm đến tiêu chuẩn an toàn tín dụng, như: cho vay với kỳ vọng tài sản hình thành từ vốn vay sẽ có giá trị cao (tuy nhiên tình trạng sốt và giảm giá nhà đất nghiêm trọng ở Thượng Hải gần đây đã làm cho sự kỳ vọng vô nghĩa, giá bất động sản sụt giảm, trị giá thế chấp không đủ bù đắp khoản vay, thanh khoản kém, nguy cơ không trả được nợ là rất lớn); Tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản thế chấp hạ thấp xuống; không cho vay đảm bảo bằng chính

27

cổ phiếu ngân hàng mình; Cơ cấu khoản hiệu quả, không cho vay quá khả năng chi trả; Thực hiện bản hoá thoả thuận cụ thể về mục đích và cách sử dụng khoản vay, kế hoạch nguồn trả nợ.

- Tăng cuờng giám sát sau giải ngân; giám sát thoả đáng các khoản cho vay xây dựng, nhu đi thực địa, tiến độ rút vốn vay, thanh tra,... thực hiện đầy đủ chứng từ địa chỉ giao dịch với khách hàng vay, hồ sơ pháp lý không đầy đủ; thu thập, xác minh và phân tích các báo cáo trong suốt kỳ hạn hiệu lực khoản vay; nhận biết đuợc các dấu hiệu cảnh báo nhu chu kỳ luân chuyển tồn kho và khoản phải thu chậm lại, chu kỳ các khoản phải trả dài ra và phát sinh lỗ ròng trong kinh doanh.

- Kinh nghiệm của Mỹ

Thực tế hoạt động tín dụng của các ngân hàng thuơng mại ở Mỹ cho thấy, muốn nâng cao chất luợng tín dụng thì mối quan tâm hàng đầu là kiểm soát rủi ro tín dụng:

- Nhấn mạnh việc thẩm định khoản vay hơn là việc kiểm soát khoản vay. Việc cắt giảm hoặc làm tắt trong quá trình thẩm định sẽ dẫn đến khoản nợ xấu. Hơn nữa, cần đánh giá đúng tình trạng của từng bên vay hơn là câu nệ

vào các phuơng pháp và công thức tự động, ví dụ nhu chấm điểm tín dụng. - Nuôi duỡng một mối quan hệ lâu dài và tổng hợp với bên đi vay và

phục vụ mọi nhu cầu về tài chính của họ. Kết quả là những nguời cho vay sẽ hiểu nhiều hơn về tình hình tài chính của khách hàng và có đuợc lợi nhuận khi bán các sản phẩm tài chính đa dạng, trong khi đó bên vay sẽ có đuợc một nguồn hỗ trợ lâu dài cùng với dịch vụ tín dụng.

- Yêu cầu cán bộ cho vay phải có trách nhiệm với khoản vay họ cho vay. Quyết định tín dụng chỉ tốt khi thông tin trình bày, việc phân tích phải đầy đủ, đa số các đơn vị cho vay đều tin vào trách nhiệm của cán bộ cho vay. Mặc dù không có đơn vị nào nhấn mạnh về việc phạt các cán bộ khi có nợ

khó đòi, trong đa số trường hợp các cán bộ cho vay phải hỗ trợ việc thu hồi các khoản vay khó đòi.

Từ cuộc khủng hoảng tín dụng Mỹ, cho thấy nguyên nhân xuất phát phần lớn từ việc quản lý kiểm soát khoản vay kinh doanh bất động sản và chứng khoán còn yếu kém, chất lượng tín dụng không được coi trọng, có nhiều khoản cho vay dưới chuẩn, không thẩm định kỹ trước khi cho vay, sử dụng nguồn huy động ngắn hạn để đầu tư vào những khoản dài hạn như bất động sản nên không tránh khỏi rủi ro mất khả năng thanh toán và không thu hồi được nợ. Đó cũng là bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam khi rơi vào tình trạng tương tự...

1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam

Từ kinh nghiệm của các ngân hàng thương mại trên thế giới, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm bổ ích mà các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung có thể nghiên cứu và vận dụng.

Thứ nhất, tiến hành lựa chọn, phân loại, sàng lọc khách hàng, xây

dựng các tiêu thức xếp hạng khách hàng ngay khi ngân hàng tiến hành thẩm định cho vay với khách hàng. Từ bài học của Mỹ có thể thấy ngay từ ban đầu Mỹ đã nhấn mạnh việc thực hiện thẩm định chặt chẽ việc thẩm định từ đầu. Ưu tiên các khách hàng có tình hình tài chính tốt, phương án sử dụng vốn khả thi, có viễn cảnh hoạt động tốt.

Thứ hai, từ bài học của Trung Quốc tăng cường công tác kiểm tra giám

sát quá trình cho vay, quá trình khách hàng sử dụng vốn vay và thu hồi vốn của ngân hàng. Đồng thời, phối hợp giải quyết nợ đến hạn cùng với khách hàng vay vốn. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trong thu hồi các khoản nợ xấu, nợ mất khả năng thu hồi đã được xử lý. Thực hiện phân loại nợ để có thể kịp thời trích lập quỹ dự phòng rủi ro tránh ảnh hưởng đến các kế hoạch tài chính của ngân hàng, xử lý triệt để nợ tồn

29

đọng và giám sát thu hồi các khoản nợ quá hạn đã đua ra theo dõi ngoại bảng. Thêm vào đó cần xây dựng kênh thu thập thông tin về khách hàng phục vụ cho công tác thẩm định, hoạt động kiểm tra giám sát khoản tín dụng.

Thứ ba, từ cả kinh nghiệm của Mỹ và Trung Quốc cho thấy yếu tố

nhân sự trong nâng cao chất luợng tín dụng là rất quan trọng, do vậy cần tập trung bồi duỡng trình độ đội ngũ cán bộ tín dụng nhằm nâng cao khả năng thẩm định, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tín dụng và mức độ rủi ro của khách hàng. Tổ chức công tác cho vay nhanh gọn, linh hoạt, gắn chặt quyền quyết định cho vay với trách nhiệm về chất luợng của các khoản vay.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chuơng 1, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về khách hàng doanh nghiệp bán buôn và chất luợng tín dụng khác hàng bán buôn tại Ngân hàng thuơng mại, theo đó trọng tâm chuơng 1 là nêu ra các khái niệm liên quan và đua ra các tiêu chí đánh giá chất luợng tín dụng khách hàng bán buôn tại ngân hàng thuơng mại.

Các cơ sở lý luận của chuơng 1 là tiền đề để tác giả có thể nghiên cứu đuợc

thực trạng chất luợng tín dụng đối với các khách hàng doanh nghiệp bán buôn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thuơng Việt Nam Việt Nam - Chi nhánh Sở Giao Dịch.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP BÁN BUÔN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH SỞ GIAO

DỊCH

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI

THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Năm 1991, NHTMCP Ngoại thương Việt Nam Sở Giao dịch được thành lập, là đơn vị phụ thuộc NHTMCP Ngoại thương Trung Ương (Hội sở chính), thực hiện các hoạt động của NHTMCP Ngoại thương Trung Ương. Sở giao dịch đóng vai trò là đầu mối thực thi chiến lược phát triển các sản phẩm, dịch vụ của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam với khách hàng.

Ngay từ khi ra đời, Sở Giao dịch NHTMCP Ngoại thương Việt Nam luôn cố gắng mở rộng và phát triển cả về quy mô và nghiệp vụ. Cùng với hệ thống NHTMCP Ngoại thương Việt Nam, Sở giao dịch thực hiện đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ, đưa ra nhiều sản phẩm mới, đi đầu trong ngành ngân hàng như: Thẻ rút tiền tự động ATM, thẻ tín dụng quốc tế Vietcombank MasterCard, thẻ tín dụng Vietcombank VISA, thẻ Amex, triển khai hệ thống dịch vụ VCB - Online và hệ thống giao dịch tự động ATM...

Ngày 28-12-2005, theo Quyết định số 1215/QĐ-NHNT.TCCB&ĐT của Hội đồng Quản trị Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Sở giao Dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức được thành lập, địa chỉ tại 198 Trần Quang Khải, Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Sở giao dịch chính thức tách ra khỏi Hội sở chính, hoạt động như một chi nhánh, có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng và trở thành một chi nhánh được thực

31

hiện tất cả các nghiệp vụ ngân hàng của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam. Ngày 30/10/2008, Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam đã chính thức khai trương trụ sở hoạt động mới tại địa chỉ 31-33 Ngô Quyền, Phường Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội, đồng thời tổ chức hội nghị khách hàng năm 2008.

Điểm giao dịch mới của Sở giao dịch nằm ngay giữa trung tâm thủ đô, thuận lợi về giao thông, với mật độ dân cư lớn, hệ thống doanh nghiệp và cơ quan dày đặc, cùng với sự xuất hiện của rất nhiều ngân hàng, sẽ tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ và là một lợi thế để Sở giao dịch Vietcombank phát huy tốt hiệu quả hoạt động với thế mạnh về vốn và các hoạt động nghiệp vụ chuyên biệt của một ngân hàng đối ngoại, cũng như các dịch vụ ngân hàng bán lẻ và nhiều sản phẩm mới hướng đến khách hàng cá nhân mà Sở giao dịch đang triển khai.

Với trụ sở làm việc mới, Sở giao dịch đã thêm một bước khẳng định sự độc lập, tự chủ trong hoạt động của mình. Ban lãnh đạo Vietcombank tin tưởng rằng Sở giao dịch sẽ phát huy những thành quả đã đạt được để tiếp tục phát triển trong bối cảnh tình hình kinh tế trong và ngoài nước nhiều khó khăn và thị trường tài chính tiền tệ có nhiều biến động phức tạp như giai đoạn hiện nay. - Ban Giám đốc:Bao gồm 1 giám đốc và 5 phó giám đốc phụ trách các

mảng nghiệp vụ khác nhau. Ban Giám đốc có chức năng quản lý và điều hành hoạt động của Sở giao dịch. Ban Giám đốc có quyền khen thưởng đối với mọi cá nhân xuất sắc và kỷ luật đối với cá nhân mắc khuyết điểm. Còn lại các phòng ban bao gồm 5 nhóm phòng. - Nhóm hỗ trợ - Nhóm tín dụng - Nhóm thanh toán - Nhóm kinh doanh dịch vụ - Các phòng giao dịch

Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức quản lý Vietcombank - Chi nhánh Sở giao dịch

(Nguồn: SGD - Vietcombank)

Giữa các phòng ban của có quan hệ mật thiết với nhau. Phòng tham muu hỗ trợ các phòng khác hoạt động liên tục liền mạch, phòng nghiệp vụ phải phối hợp phòng tham muu để quá trình thực hiện nghiệp vụ diễn ra thuận lợi trôi chảy, có tổ chức.Mặc dù độc lập thực hiện nghiệp vụ của phòng mình nhung giữa các phòng nghiệp vụ này vẫn có sự liên hệ phối hợp làm việc với nhau, quy trình làm việc trong nội bộ Sở giao dịch đuợc tiến hành chính xác nhu một dây chuyền mà mỗi phòng ban là một mắt xích. Các phòng giao dịch tuy đuợc đặt ở nhiều địa điểm khác nhau, không tập trung cùng địa điểm tại

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng vốn huy động 51.700 100 % 56.900 100% 64.700 100% 33

trụ sở chính của Sở giao dịch nhưng hoạt động lại liên quan mật thiết với phòng Ngân quỹ, phòng Hành chính Quản trị.

2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh những năm gần đây

Trong những năm qua, Vietcombank chi nhánh Sở giao dịch đã có những thành tích rất tích cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên toàn hệ thống NHTMCP Ngoại thương Việt Nam.

- Công tác huy động vốn

Trong giai đoạn 2015-2017, Vietcombank chi nhánh Sở giao dịch đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai, cung cấp dịch vụ của mình đến với khách hàng, trong đó trọng tâm vẫn là hoạt động truyền thống tại Chi nhánh là hoạt động huy động vốn và cho vay .

Cụ thể, đối với hoạt động huy động vốn, chi nhánh đã không ngừng triển khai các chương trình khuyến mãi nhằm thu hút tiền gửi từ dân cư như: triển khai chương trình tặng lì xì “Đón lộc đầu xuân Tết Đinh Dậu 2017”; tặng quà hè 2016... Sở giao dịch luôn theo sát biến động của nguồn vốn và sử dụng vốn để có những giải pháp điều chỉnh huy động vốn kịp thời, số dư huy động của khách hàng cá nhân và tổ chức có tăng qua các năm. Phương án dự phòng thanh khoản của năm được xây dựng và luôn sẵn sàng nhằm đảm bảo an toàn thanh khoản cho hệ thống.

Tính đến 31/12/2015, huy động vốn từ nền kinh tế đạt 51.700 tỷ quy đồng, trong đó huy động vốn từ dân cư đạt 22.919 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 44,3% huy động vốn từ nền kinh tế.

Tính đến 31/12/2016, huy động vốn từ nền kinh tế của Sở giao dịch đạt 56.900 tỷ đồng. Trong đó huy động vốn từ dân cư đạt 25.469 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 44,8%, trong khi huy động vốn từ TCKT đạt 31.431 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 55,2% .

34

Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn của Vietcombank - Chi nhánh Sở Giao dịch từ 2015 - 2017

% % % Phân theo kỳ hạn - Không kỳ hạn 11.240 21,7 % 13.024 22,9 % 16.306 25,2 % - Ngắn hạn 3.24 6 % 6,3 3.625 6,4% 3.104 4,8% - Trung và dài hạn 37.214 72,0 % 40.251 %70,7 45.290 %70,0

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng du nợ 17.25 1 % 100 5 20.81 37% 24.750 38%

Phân theo đối tượng

- Cá nhân 5.84 8 33,9 % 6.080 29,2% 7.623 30,8 % - Doanh nghiệp 11.40 3 % 66,1 5 14.73 70,8% 7 17.12 % 69,2 Phân theo kỳ hạn - Ngắn hạn 10.43 7 60,5 % 12.17 7 58,5% 13.91 0 56,2 %

(Nguồn: Báo cáo kêt quả kinh doanh của Chi nhánh từ 2015 - 2017)

Đến 31/12/2017, Tổng huy động vốn của SGD đạt gần 64.700 tỷ quy đồng, tăng gần 7.800 tỷ đồng (14%) so với cuối năm 2016 & hoàn thành 104% kế hoạch năm 2017. Huy động từ tổ chức cá nhân đạt 35.620 tỷ đồng tăng 4.189 tỷ (13%) so với 31/12/2016, chiếm 55% tổng huy động vốn & hoàn thành 106% kế hoạch đuợc giao. Huy động từ khách hàng cá nhân đạt 29.059 tỷ đồng, tăng 3.564 tỷ (14%) so với 31/12/2016, hoàn thành 103% kế hoạch đuợc giao.

Trong tổng nguồn vốn huy động, chủ yếu là vốn huy động từ các tổ chức kinh tế, luôn chiếm trên 55% qua các năm, bên cạnh đó, vốn gửi trung dài hạn chiếm đến hơn 70% còn lại là tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng thứ 2 (luôn chiếm khoảng 20% tỷ trọng và cuối cùng là tiền gửi ngắn hạn (chiếm dưới 7%)

Cơ cấu nguồn vốn huy động được thay đổi theo hướng tích cực, tỷ trọng nguồn vốn không kỳ hạn có xu hướng gia tăng do Sở giao dịch đã chủ

35

động tiếp cận các nguồn tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán để tăng hiệu quả hoạt động.

- Hoạt động tín dụng

Song song với hoạt động huy động vốn, chi nhánh Sở Giao dịch cũng cố gắng trong việc tăng truởng cho vay. Với vai trò là một chi nhánh lớn của ngân hàng thuơng mại lớn, bên cạnh việc tuân thủ thực hiện chính sách kiểm soát tăng truởng tín dụng của Ngân hàng Nhà Nuớc, Sở giao dịch Vietcombank luôn linh hoạt theo sát tình hình thị truờng để điều chỉnh hoạt động tín dụng cho phù hợp nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả cáo nhất cho

Một phần của tài liệu 0885 nâng cao chất tín dụng khách hàng doanh nghiệp bán buôn tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh sở giao dịch luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 37)