Phương hướng, mục tiêu phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam

Một phần của tài liệu 0884 nâng cao chất lượng xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 70 - 73)

Mục tiêu chung của Agribank những năm tiếp theo là tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò ngân hàng thương mại hàng đầu, trụ cột trong đầu tư vốn cho nền kinh tế đất nước, chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nông thôn, kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động cho “tam nông”. Ưu tiên đầu tư cho “tam nông”, trước tiên là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, giữ tỷ lệ dư nợ cho lĩnh vực này đạt 70%/tổng dư nợ. Đẩy mạnh huy động vốn từ nhiều nguồn. Tăng cường hợp tác, kết nối thanh toán với các tổ chức, doanh nghiệp lớn. Tăng cường huy động vốn tại các đô thị, thành phố để bổ sung vốn cho nông thôn, đảm bảo các yêu cầu vốn phục vụ “tam nông”.

Để tiếp tục giữ vững vị trí là ngân hàng hàng đầu cung cấp sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng, đồng thời tăng nguồn thu ngoài tín dụng, Agribank không ngừng tập trung đổi mới, phát triển mạnh công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hóa trên hệ thống IPCAS II để phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ mới có chất lượng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, nâng cao thế cạnh tranh, trong đó chú trọng phát triển các sản phẩm thanh toán như thanh toán biên giới, chi trả kiều hối, kinh doanh ngoại tệ, đầu tư giấy tờ có giá.

Không ngừng hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ theo mô hình quản lý mới phù hợp với thông lệ quốc tế của ngân hàng hiện đại. Đặc biệt, chú trọng xây dựng, đào tạo nguồn nhân lực mạnh về số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển của Agribank trong giai đoạn mới, đưa thương hiệu, văn hóa Agribank không ngừng lớn mạnh, có tầm ảnh hưởng trong nước và vươn xa hơn trên thị trường khu vực và quốc tế, với phương châm vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững của ngân hàng, khách hàng, đối tác và cộng đồng.

3.1.2. Định hướng hoạt động tín dụng và xếp hạng tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam

- NHNo&PTNT Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu năm 2012 lợi nhuận trước thuế tăng trưởng tối thiểu là 10%, tỷ lệ thu ngoài tín dụng tăng 20% so với năm 2011, tiếp tục mở rộng thị phần vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

- Giữ vững và củng cố vị thế chủ đạo và chủ lực trong vai trò cung cấp tài chính tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn; tập trung đầu tư và phát triển các phân khúc thị trường đem lại hiệu quả cao tại khu vực đô thị, khu công nghiệp, các trường đại học, cao đẳng.

- Phát triển đủ 39 sản phẩm dịch vụ mới theo dự án WB trên nền tảng công nghệ thông tin phù hợp đáp ứng nhu cầu của khách hàng và yêu cầu hội nhập.

- Phát triển thương hiệu và xây dựng văn hóa doanh nghiệp Agribank, từng bước đưa Agribank trở thành “lựa chọn số một” đối với khách hàng hộ sản xuất, doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh tế trang trại, hợp tác xã tại các địa bàn nông nghiệp nông thôn và là “ngân hàng chấp nhận được” đối với khách hàng lớn, dân cư có thu nhập cao tại các khu vực đô thị, khu công nghiệp.

- Lành mạnh hóa tài chính, thông qua việc cải thiện chất lượng tài sản, nâng cao hiệu quả kinh doanh, giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả nguồn vốn đáp ứng các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế về an toàn hoạt động.

- Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tập trung, độc lập và toàn diện theo tiêu chuẩn quốc tế để phát triển bền vững.

- Triển khai áp dụng công nghệ thông tin, nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ ngân hàng, xây dựng và triển khai hệ thống thông tin quản trị trên nền tảng của hệ thống kế toán theo tiêu chuẩn quốc tế.

- Nâng cao chất lượng lao động. Ưu tiên đầu tư phát triển nguồn nhân lực, tăng cường đào tạo tại chỗ, khuyến khích tự học để nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên, tích cực áp dụng công nghệ thông tin, đào tạo từ xa.

68

- Nâng cao năng lực quản trị điều hành và phát triển các kỹ năng quản trị ngân hàng hiện đại, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

- Cải tạo cơ cấu tổ chức và điều hành nhằm đưa Agribank trở thành một Tập đoàn tài chính đa ngành, đa lĩnh vực, đa sở hữu hàng đầu Việt Nam đóng vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn.

Định hướng hoạt động tín dụng và xếp hạng tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam cụ thể như sau:

- về hoạt động tín dụng.

Mục tiêu của NHNo&PTNT Việt Nam là tiếp tục chủ động kiểm soát tăng trưởng kết hợp với cơ cấu tín dụng trên nguyên tắc kiên trì thực hiện chiến lược, nâng cao chất lượng tài sản. Đạt mục tiêu cơ cấu tín dụng chuẩn mực theo thông lệ, nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao hiệu quả kinh doanh và góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước. Các mục tiêu tín dụng cụ thể như sau:

Mức tăng trưởng tín dụng: đảm bảo mục tiêu tăng trưởng đáp ứng yêu cầu kiểm soát an toàn, định hướng mức tăng trưởng tín dụng bình quân 20%.

Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu: NHNo&PTNT Việt Nam tiếp tục thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước, đồng thời tiến dần đến thông lệ quốc tế, đến năm 2012 đảm bảo tỷ lệ nợ xấu trong phạm vi cho phép của NHTM theo thông lệ < 5%.

Cơ cấu tín dụng: Tăng cường kiểm soát quy mô tín dụng trung và dài hạn, phấn đấu năm 2012 cơ cấu tín dụng trung và dài hạn đạt 50%. Đẩy mạnh cho vay thành phần kinh tế phi Nhà nước, mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- về công tác quản lý rủi ro tín dụng.

Ban hành chính sách định hướng công tác tín dụng, chính sách quản lý tín dụng cho từng thời kỳ; các quy trình, quy định và các công văn chỉ đạo điều hành cụ thể về hoạt động tín dụng phù hợp với điều kiện thực tiễn từng giai đoạn, phân cấp uỷ quyền phê duyệt tín dụng cho từng tập thể, cá nhân tham gia quy trình thẩm định và phê duyệt tín dụng; xây dựng và phân giao các chỉ tiêu kế hoạch tín dụng cho các đơn vị; rà soát danh mục, phân loại nợ

và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định; thực hiện kiểm tra rà soát định kỳ, đột xuất hoặc theo chuyên đề.

- về công tác xếp hạng tín dụng.

Trong những năm tới, NHNo&PTNT Việt Nam sẽ áp dụng những chính sách cho vay thận trọng kết hợp chặt chẽ với hệ thống XHTD nội bộ trong quá trình cho vay nhằm ngăn chặn nợ xấu phát sinh. Công tác XHTD, quản lý tín dụng sẽ được thực hiện chi tiết đến từng ngành nghề kinh doanh, từng vùng, từng loại hình sản phẩm. Tuân thủ tuyệt đối quy trình, quy chế, nâng cao chất lượng thông tin cho công tác XHTD. Tiếp tục căn cứ vào kết quả XHTD để ra quyết định cho vay với chủ trương: lựa chọn khách hàng có loại A trở lên, kiên quyết không tăng thêm dư nợ với khách hàng loại B trở xuống. Thường xuyên nghiên cứu biến động kinh tế, môi trường kinh doanh để điều chỉnh các chỉ tiêu, cơ cấu điểm cho phù hợp điều kiện thực tiễn từng giai đoạn.

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NHNo&PTNT Việt Nam

Một phần của tài liệu 0884 nâng cao chất lượng xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w