Kiến nghị đối với Bộ tài chính

Một phần của tài liệu 0884 nâng cao chất lượng xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 82 - 85)

Thứ nhất, Bộ Tài chính cần phát triển các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam nhằm tăng tính chính xác, minh bạch trong nguồn thông tin được sử dụng để xếp hạng.

Thứ hai, Bộ cần hoàn thiện chế độ kế toán phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Hiệu quả của hệ thống xếp hạng tín dụng của các ngân hàng thương mại phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện của chế độ, chuẩn lực kế toán do Bộ tài chính ban hành cũng như mức độ tuân thủ pháp luật về kế toán kiểm toán của doanh nghiệp. Nguồn thông tin tài chính để chấm điểm khách hàng chủ yếu được căn cứ vào báo cáo tài chính của khách hàng. Tuy nhiên, mức độ tuân thủ chế độ kế toán, độ chính xác trung thực của số liệu. lại chịu sự tác động từ các chính sách, các quy định do các cơ quan quản lý chi phối. Do đó, để kết quả chấm điểm của

hệ thống xếp hạng tín dụng có cơ sở hoàn thiện hơn nữa thì hệ thống kế toán cần phải được các cơ quan quản lý ban hành quy định chế độ kế toán phù hợp với chuẩn mực quốc tế, các quy định về kế toán thống kê cần phải có tính thống nhất, công bằng và ổn định trong một khoảng thời gian nhất định.

80

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ thực trạng công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp, định hướng hoạt động tín dụng và xếp hạng tín dụng, chiến lược phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam đến năm 2020, luận văn đã đưa ra một số giải pháp như:

- Nâng cao hiệu quả thu thập và xử lý thông tin phục vụ cho công tác xếp hạng khách hàng doanh nghiệp.

- Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp và hệ thống các chỉ tiêu xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp.

- Phát triển đồng bộ hệ thống công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin vào xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm việc trong bộ phận nghiệp vụ đánh giá, xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế thị trường là một trong những hoạt động kinh tế có nhiều rủi ro. Có thể nói rủi ro như một yếu tố không thể tách rời quá trình hoạt động của ngân hàng thương mại trên thị trường. Rủi ro trong cho vay còn được nhân lên nhiều lần, vì ngân hàng không những phải hứng chịu những rủi ro do những nguyên nhân chủ quan của mình, mà còn gánh chịu những rủi ro do khách quan.

Rủi ro trong hoạt động của NHTM nói chung và NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng có thể gây ra những tổn thất to lớn cho nền kinh tế hơn bất cứ rủi ro của các loại hình doanh nghiệp khác, vì tính chất lây lan của nó có thể làm rung chuyển hệ thống kinh tế của nước ta và theo phản ứng dây chuyền nó sẽ phần nào tác động đến các quốc gia khác trên thế giới.

Để phòng tránh rủi ro tín dụng cũng như rủi ro trong hoạt động kinh doanh, NHNo&PTNT Việt Nam cần có những giải pháp toàn diện để nâng cao chất lượng công tác xếp hạng tín dụng nói chung và công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp nói riêng, bởi đây là những giải pháp có hiệu quả cải thiện rõ rệt nhất đến hoạt động quản trị rủi ro.

Bằng nỗ lực hết mình của chính bản thân NHNo&PTNT Việt Nam, cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước chắc chắn NHNo&PTNT Việt Nam sẽ ngày càng nâng cao chất lượng công tác xếp hạng tín dụng, khẳng định được vị thế của mình, xứng đáng là doanh nghiệp hàng đầu góp phần quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật các tổ chức tín dụng 1997.

2. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004.

3. Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN.

4. Quyết định 34/2008/QĐ-NHNN bổ sung một số điều trong quyết định 457. 5. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN.

6. Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN.

7. Quyết định 359/QĐ-HĐQT-XLRR của Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam.

8. Quyết định 1197/QĐ-HĐTV-XLRR của NHNo&PTNT Việt Nam 9. Báo cáo thường niên của NHNo&PTNT Việt Nam các năm 2008-2011. 10. Cẩm nang tín dụng (2004) - NHNo&PTNT Việt Nam

11.Lê Thị Khoa Nguyên (2005), Xây dựng phương pháp xếp hạng tín nhiệm các tổ chức kinh tế trong quan hệ tín dụng tại Việt Nam, Luận án Tiến sỹ, TP HCM 12. Trần Đắc Sinh (2002), Định mức tín nhiệm tại Việt Nam, NXB TP HCM 13.guyễn Thanh Huyền (2008) - Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm của

Một phần của tài liệu 0884 nâng cao chất lượng xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w