Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 0884 nâng cao chất lượng xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 75 - 77)

• Đối với nhóm chỉ tiêu tài chính.

Ngoài việc phân tích các chỉ tiêu tài chính như hiện nay, NHNo&PTNT Việt Nam nên bổ sung thêm hai nhóm chỉ tiêu là nhóm chỉ tiêu tăng trưởng của doanh nghiệp và nhóm chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính đối với doanh nghiệp cổ phần phát hành cổ phiếu ra công chúng.

- Nhóm chỉ tiêu tăng trưởng của doanh nghiệp: Đây là nhóm chỉ tiêu đánh giá sức tăng trưởng của doanh nghiệp giúp hiểu rõ mức độ tăng trưởng và sự mở rộng về quy mô của doanh nghiệp. Trong đó, có hai chỉ tiêu chủ yếu cần quan tâm là: tỷ lệ tăng trưởng doanh thu và tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế. Thực chất, NHNo&PTNT Việt Nam cũng đã đưa chỉ tiêu tăng trưởng lợi nhuận sau thuế vào chỉ tiêu xếp hạng nhưng lại xếp ở phần thông tin phi tài chính, mục chấm điểm tín dụng theo tiêu chí các đặc điểm hoạt động khác. Điều này chưa thật sự hợp lý.

- Đối với doanh nghiệp phát hành cổ phiếu ra công chúng, để đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp, một số chỉ tiêu cơ bản cần quan tâm là:

72

+ Thu nhập một cổ phần (P/E).

Giá cổ phiếu

P/E =--- --- --

Thu nhập cùa một cổ phiếu

Chỉ số này so sánh giá cổ phiếu với thu nhập tính trên một cổ phần. Tỷ lệ giá trên thu nhập một cổ phần càng cao thì doanh nghiệp càng được đánh giá cao, bởi P/E không chỉ phản ánh mức sinh lời hiện tài mà còn cho thấy khả nắng sinh lời tương lai của doanh nghiệp. P/E cũng thay đổi theo ngành và chiến lược kinh doanh.

+ Tỷ lệ giá cả trên giá trị ghi sổ (P/B).

Giá cổ phiểu

P/B --- - --- -;—

Giá trị ghi sổ ròng của một cổ phần

Chỉ số này so sánh giá cổ phiếu với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó. Nếu giá trị này <1 thì có khả năng doanh nghiệp đang có vấn đề trong hoạt động.

Đối với nhóm chỉ tiêu phi tài chính.

Ở nhóm chỉ tiêu này, NHNo&PTNT Việt Nam cần đưa thêm việc đánh giá tài sản đảm bảo, hay mức độ bảo đảm tín dụng bằng tài sản đảm bảo và đánh giá khả năng trả nợ bổ sung của doanh nghiệp.

Trước hết, về mức độ đảm bảo tín dụng bằng tài sản đảm bảo.

Rõ ràng, việc đưa ra các yêu cầu về tài sản đảm bảo đối với những khoản vay là tất yếu và quan trọng. Do đó, tài sản đảm bảo cũng phải chiếm vị trí quan trọng trong việc xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. Việc đánh giá tài sản đảm bảo có thể dựa trên các chỉ tiêu:

- Loại tài sản.

- Khả năng phát mại tài sản. - Giá trị tài sản đảm bảo.

- Tỷ lệ giá trị tài sản đảm bảo trên dư nợ.

- Tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo trên tổng dư nợ.

Ngoài việc xem xét giá trị tài sản đảm bảo, ngân hàng cần đánh giá các khả năng trả nợ bổ sung từ tài khoản được bảo lãnh, từ sự hỗ trợ của công ty mẹ... Các nguồn trả nợ này

đều có thể tăng khả năng trả nợ ngân hàng, và có thể là căn cứ điều chính mức hạng của doanh nghiệp.

3.2.4. Hoàn thiện quy trình xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp

Hiện tại, quy trình xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp của NHNo&PTNT Việt Nam được đánh giá cao bởi tính chặt chẽ, logic.

Tuy nhiên, NHNo&PTNT Việt Nam cần bổ sung thêm bước so sánh kết quả xếp hạng nội bộ với kết quả xếp hạng (nếu có) của các cơ quan xếp hạng bên ngoài trong quy trình xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp. Mục đích của bước này để đưa ra một sự so sánh giữa hai hoặc các kết quả xếp hạng nhằm mục đích kiểm tra lại quy trình xếp hạng đã thực hiện, nếu có sự khác biệt thì cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân. Từ đó hoàn thiện quy trình cũng như hệ thống chỉ tiêu xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0884 nâng cao chất lượng xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w