Chính sách khách hàng và chiến lược kinh doanh của Ngân hàng

Một phần của tài liệu 0510 Giải pháp tăng cường hoạt động marketing tại NH TMCP Phương Nam - chi nhánh Thanh Xuân Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 29 - 31)

Chính sách khách hàng bao gồm các chương trình và giải pháp được Ngân hàng xây dựng và áp dụng nhằm khuyến khích, thu hút khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ. Đó có thể là các chương trình khuyến mãi, tặng quà, bốc thăm may mắn hay cung cấp cho khách hàng những tiện ích hấp dẫn. Nếu Ngân hàng áp dụng chính sách tốt và hiệu quả đối với khách hàng đến giao dịch, sử dụng các sản phẩm dịch vụ và gửi tiền tại Ngân hàng.

Một nhân tố nữa tác động rất lớn đến việc huy động tiền gửi cá nhân chính là chiến lược kinh doanh của Ngân hàng. Trong một Ngân hàng, nghiệp vụ huy động vốn chịu tác động trực tiếp từ các hoạt động về sử dụng vốn. Mỗi Ngân hàng đều có một chiến lược kinh doanh riêng theo từng thời kỳ, tùy thuộc vào đặc điểm của bản thân Ngân hàng và điều kiện môi trường kinh doanh. Vì thế, Ngân hàng phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh phù hợp. Trong chiến lược kinh doanh Ngân hàng phải quyết định mở rộng hoặc thu hẹp nguồn vốn, thay đổi tỉ trọng của nguồn vốn trong tổng nguồn vốn, lãi suất huy động. Nếu chiến lược kinh doanh được xây dựng đúng đắn, phù hợp với điều kiện bản thân Ngân hàng, các nguồn vốn được khai thác tối đa và hợp lý thì công tác huy động vốn sẽ phát huy hiệu quả.

- Quy mô, mạng lưới hoạt động và điều kiện cơ sở vật chất của Ngân

hàng

hoạt động là một nhân tố rất quan trọng trong dịch vụ Ngân hàng. Nếu Ngân hàng có một mạng luới rộng khắp, phân bố ở nhiều quốc gia, tỉnh thành, địa phuơng cũng nhu mở chi nhánh ở những nơi chưa có sự tồn tại của những Ngân hàng khác, Ngân hàng sẽ tăng tính cạnh tranh trong công tác huy động so với những Ngân hàng khác.

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất là yếu tố quan trọng tạo dựng hình ảnh của Ngân hàng. Có được một cơ sở vật chất hiện đại, Ngân hàng sẽ giúp khách hàng yên tâm hơn khi gửi tiền và giao dịch.

- Nguồn nhân lực của Ngân hàng

Trình độ nghiệp vụ của cán bộ Ngân hàng là điều kiện để thực hiện tốt các nghiệp vụ Ngân hàng. Cán bộ Ngân hàng có chuyên môn tốt sẽ có khả năng quản lý nguồn vốn tốt, thực hiện tốt công việc sử dụng vốn góp phần nâng cao chất lượng huy động vốn. Hình ảnh của Ngân hàng còn được thể hiện qua những cán bộ, nhân viên làm việc trực tiếp với khách hàng như giao dịch viên hay bộ phận quan hệ khách hàng. Một Ngân hàng có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, đoàn kết, thân thiện, năng động sẽ là nền tảng thành công của Ngân hàng. Bởi lẽ khách hàng luôn muốn giao dịch, kinh doanh với một Ngân hàng bề thế, tiện lợi, các nhân viên dễ mến, lịch sự và có chuyên môn cao.

Mặt khác đối với công tác huy động vốn, con người là yếu tố quan trọng trong việc tiếp xúc khách hàng, đặt quan hệ giao dịch... Như vậy để nâng cao hiệu quả huy động vốn thì một yêu cầu được đặt ra là Ngân hàng cần phải có một đội ngũ cán bộ có năng lực được đào tạo một cách bài bản, đồng thời phải nắm bắt được những kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngoài những yêu cầu về nghiệp vụ thì một cán bộ tín dụng phải có tư cách phẩm chất đạo đức, liêm khiết và tuân thủ pháp luật cũng như các quy định của Ngân hàng. Tổ chức nhân sự một cách hợp lý do đó sẽ tạo nên một chi phí hợp lý đối với

22

nguồn nhân lực và góp phần nâng cao hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0510 Giải pháp tăng cường hoạt động marketing tại NH TMCP Phương Nam - chi nhánh Thanh Xuân Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w