Với mục tiêu cuối cùng là thỏa mãn nhu cầu tối đa của khách hàng trong khi vừa đảm bảo khả năng sinh lời cùng với khả năng cạnh tranh an toàn
trong kinh doanh thì marketing đã trở thành công cụ không thể thiếu được trong giai đoạn hiện nay.
Hoạt động Ngân hàng có tính xã hội hóa cao, phụ thuộc chặt chẽ vào môi trường kinh doanh cũng như môi trường dân cư, môi trường kinh tế, môi trường chính trị... nên sự thay đổi của bất kỳ yếu tố nào cũng ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng.
Chính sách marketing do đó mà có hai nhiệm vụ chính, đó là: Nắm bắt kịp thời sự thay đổi của môi trường, thị trường cũng như nhu cầu của khách hàng đối với dịch vụ sản phẩm mà Ngân hàng cung cấp. Mặt khác, việc xây dựng chính sách, giải pháp phải thích hợp để thắng đối thủ cạnh tranh và đạt được mục tiêu lợi nhuận.
Việc nắm bắt kịp thời sự thay đổi của môi trường và nhu cầu của khác h hàng sẽ giúp Ngân hàng đưa ra được những giải pháp thích hợp, những sản phẩm phù hợp, linh hoạt, thích ứng với nhu cầu của khách hàng đồng thời thu hút được lượng vốn lớn. Bên cạnh đó cũng từ việc nghiên cứu thị trường, Ngân hàng sẽ đưa ra những sản phẩm mới. Chính sách marketing tốt cũng sẽ giúp người dân hiểu rõ ràng, đầy đủ về Ngân hàng thông qua phương tiện thông tin đại chúng, xây dựng một hình ảnh nhân viên Ngân hàng tận tình, chu đáo, có trình độ chuyên môn. và tạo niềm tin với khách hàng.
* Nhân tố khách quan - Môi trường kinh tế vĩ mô
Một nền kinh tế trong nước và thế giới ổn định và phát triển sẽ làm cho thu nhập của người dân tăng lên và như vậy khả năng tích lũy và nhu cầu đầu tư sẽ tăng lên, từ đó mà Ngân hàng cũng sẽ có được nguồn thu lớn từ chênh lệch cho vay và huy động vốn. Ngược lại khi nền kinh tế suy thoái, lạm phát hay có biến động lớn sẽ tác động tiêu cực cho hoạt động này của NH.
24
Bên cạnh đó, lạm phát cũng là một yếu tố được nhắc đến thường xuyên trong công tác huy động vốn của Ngân hàng. Nếu như lạm phát gia tăng, lãi suất thực tế của Ngân hàng thấp hơn so với các kênh đầu tư khác như bất động sản hay chứng khoán thì người dân sẽ gửi tiền vào Ngân hàng ít đi và do đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc bảo đảm nguồn vốn thường xuyên của Ngân hàng. Ngoài ra các yếu tố về thời vụ chi tiêu, thói quen tiêu dùng tiền mặt của người dân cũng ảnh hưởng lớn đến nguồn huy động không kỳ hạn của Ngân hàng, do có thể nhận thấy rằng tại một đất nước mà người dân có thói quen chi tiêu tiền mặt nhiều chắc chắn hệ thống Ngân hàng sẽ mất đi một khoản tiền gửi lớn vào tài khoản thanh toán chi tiêu thường xuyên, hạn chế việc phát huy hiệu quả của tài khoản giao dịch...