Nghĩa công tác tăng cường hoạt động huy động vốn dân cư của Ngân hàng

Một phần của tài liệu 0512 Giải pháp tăng cường huy động vốn dân cư tại NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Thành phố Vinh Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 45 - 47)

1.3. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ VIỆC TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN

1.3.3. nghĩa công tác tăng cường hoạt động huy động vốn dân cư của Ngân hàng

Tóm lại, tăng cường hoạt động huy động vốn dân cư được đánh giá dựa trên những chỉ tiêu định tính và định lượng. Việc tuân thủ các chỉ tiêu trên sẽ giúp ngân hàng tránh được các rủi ro, đảm bảo hoạt động huy động vốn tăng trưởng nhanh, ổn định và vững chắc.

1.3.3. Ý nghĩa công tác tăng cường hoạt động huy động vốn dân cư củaNgân Ngân

hàng thương mại

Tất cả mọi NHTM đều hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Nguồn vốn là yếu tố đầu vào và là yếu tố quyết định sự sống còn của NHTM, nó chiếm khoảng 90% trong tổng nguồn vốn. Sự tăng trưởng về quy mô cũng như chất lượng nguồn vốn là yếu tố không thể thiếu cho sự phát triển của NHTM. Nếu NHTM có nguồn vốn và cơ cấu hợp lý thì sẽcung cấp được các loại hình tín dụng tốt nhất, đáp ứng nhu cầu về sử dụng dịch vụ ngân hàng tối đa nhất trong phạm vi. Từ đó tạo nên uy tín và thương hiệu mạnh cho NHTM.

Ởcác nước phát triển thì tỷ trọng vốn huy động từdân cư chiếm khoảng 80% tổng vốn huy động. Do đó, công tác huy động vốn dân cư được các NHTM đặc biệt chú trọng, nhất là ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Những quốc gia có tỷ lệ tiết kiệm cao thì quy mô huy động vốn từ tiền gửi sẽ tăng lên.

Sựhợp lý về số lượng và cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng được dùng đểđánh giá hiệu quả công tác mởrộng huy động vốn. Ngày nay thì các NHTM đã không ngừng đưa ra các hình thức huy động vốn của riêng mình để có thể thu hút khách hàng và tối đa lượng tiền huy động từ dân cư. Bởi vậy, ý nghĩa của công tác tăng cường huy động vốn dân cư không chỉ quan trọng đối với NHTM mà còn đối với

cả người dân và toàn bộ nền kinh tế:

- Đối với bản thân NHTM: nhờ nguồn vốn huy động được từ dân cư mà các NHTM có thể vận hành bộ máy kinh doanh tiền tệ của mình, có thể tạo ra lợi nhuận

qua chênh lệch giữa thu từ hoạt động cho vay và chi từ hoạt động huy động vốn.

- Đối với người dân có vốn nhàn rỗi: việc huy động vốn của ngân hàng trước hết sẽ giúp họ có những khoản tiền lãi, vì vậy các khoản tiền nhàn rỗi của họ sẽ

không bịchết, luôn được vận động và quay vòng thông qua các hoạt động của ngân

hàng. Bên cạnh đó, họ sẽ được sử dụng nhiều dịch vụ thanh toán của ngân

hàng, tạo

sự an toàn, thuận tiện và nhanh chóng trong việc chi trả.

- Đối với những người cần vốn: họ sẽ có thêm những cơ hội đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh từ chính nguồn vốn huy động của ngân hàng với mức chi phí

hợp lý. Hoạt động cấp tín dụng của NHTM là loại hình tài chính gián tiếp,

giúp cho

những cá nhân, tổchức có nhu cầu vềvốn có thể kịp thời tiếp cận vốn. Loại tài chính gián tiếp này có ưu điểm là thời gian vay vốn xác định, số vốn vay tập trung,

chi phí vay vốn phù hợp. Trong khi đó, loại tài chính trực tiếp (người cần vốn tiếp

cận và vay vốn của người thừa vốn) thường không chắc chắn về thời hạn vay vốn,

sốvốn vay từ một chủthể có vốn có thể không đủ đáp ứng nhu cầu vốn cho người

cần vốn. Đồng thời chi phí vay vốn trực tiếp thường không được pháp luật

các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, giảm lượng tiền lưu thông trên thị trường, có ý nghĩa rất lớn đối với nền kinh tế.

Một phần của tài liệu 0512 Giải pháp tăng cường huy động vốn dân cư tại NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Thành phố Vinh Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 45 - 47)