1.4. NHÂN TỐẢNH HƯỞNG ĐẾN HUY ĐỘNG VỐN DÂN CƯ CỦA NGÂN
1.4.1. Nhân tố bên ngoài
Đây là những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành kinh tế, các nhân tố này là các nhân tố bên ngoài của một NHTM và các NHTM dựa trên các tác động sẽ đưa ra những chính sách, hoạt động kinh doanh phù hợp
❖ Môi trường pháp lý
Mọi hoạt động kinh doanh, trong đó hoạt động của ngân hàng đều phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Các hoạt động của NHTM chịu sự điều chỉnh của luật các tổ chức tín dụng và hệ thống văn bản pháp luật khác của Nhà nước như : Luật các tổ chức tín dụng, Luật Ngân hàng Nhà nước, luật đầu tư,... Các NHTM đều phải hoạt động kinh doanh trong một khuôn khổ pháp lý chặt chẽ được xây dựng trên nguyên tắc đảm bảo lợi ích chung cho toàn xã hội trong đó quyền lợi của người gửi tiền và ngân hàng.
Môi trường pháp lý có tầm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, tác động đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ một tổ chức hay cá nhân. Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và nghiệp vụ huy động vốn nói riêng đều chịu ảnh hưởng nhất định của môi trường pháp lý, cụ thể là chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá, chính sách giá cả,.
- Việc đề ra chính sách tiền tệ quốc gia: hệ thống ngân hàng là công cụ đắc lực để thực hiện. Chẳng hạn khi nền kinh tế lạm phát tăng, Nhà nước có chính
sách thắt
chặt tiền tệ bằng cách tăng lãi suất tiền gửi để thu hút người dân gửi tiền tiết kiệm
nhiều hơn để có thu nhập cao hơn, các doanh nghiệp sẽ vay ít hơn để không
mất quá
nhiều chi phí; khi nhà nước có chính sách khuyến khích đầu tư sản xuất kinh doanh
hiện chính sách tiền tệ của NHTW, mỗi công cụ đều tác động đến nghiệp vụ tạo vốn nói
chung cũng như hoạt động huy động vốn dân cư của NHTM nói riêng.
- Chính sách đầu tư của Nhà nước: chính sách đầu tư của Nhà nước hợp lý hay không hợp lý đều ảnh hưởng đến chính sách huy động vốn của ngân hàng. Bởi vì trên thực tế, những chính sách này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường kinh doanh không chỉ đối với khách hàng mà còn đối với ngân hàng.
Từ đây có thể thấy, nếu hệ thống các văn bản pháp quy đồng bộ, chi tiết rõ ràng sẽ có tác dụng làm cho các hoạt động của Ngân hàng đi vào quỹ đạo luật hóa phát huy các hiệu quả, bằng các quy định cụ thể rõ ràng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tạo niềm tin cho mỗi cá nhân cũng như thúc đẩy họ tham gia vào các quan hệ giao dịch với ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn của ngân hàng, đáp ứng nhu cầu của cá nhân. Ngược lại, với hệ thống pháp luật không phù hợp, thiếu đồng bộ sẽ gây khó khăn cho các NHTM trong hoạt động kinh doanh và chưa tạo được niềm tin cho các cá nhân trong việc gửi tiền vào hệ thống ngân hàng. Mặt khác, các văn bản pháp luật rườm rà, nặng nề về thủ tục hành chính, can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của các NHTM trên thị trường. Không những thế, trong tác nghiệp còn phải tham chiếu nhiều văn bản hướng dẫn của các cơ quan quản lý khác nhau. Chính vì vấn đề này đã kìm hãm sự phát triểm huy động vốn dân cư của các NHTM.
❖Môi trường kinh tế
Nền kinh tế phát triển là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các hoạt động kinh doanh nói chung và phát triển huy động vốn dân cư của NHTM nói riêng. Môi trường kinh tế bao gồm những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu nhập, thanh toán, chi tiêu và nhu cầu về vốn và tiền gửi của dân cư bao gồm: thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc dân, chính sách đầu tư, tiết kiệm của chính phủ, sự ổn định của nền kinh tế,...
Môi trường kinh tế có tác động mạnh mẽ đến nhu cầu và cách thức sử dụng sản
tỷ lệ thích hợp, các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động sản xuất, thu nhập và tích lũy của
nguời dân tăng lên, ngân hàng sẽ có cơ sở để tăng số du tiền gửi. Nguợc lại, khi nền kinh
tế suy thoái, lạm phát cao, nguời dân phải chi tiêu nhiều hơn, do đó làm giảm tích lũy,
vốn huy động của ngân hàng cũng giảm tuơng ứng.
Ngoài ra tình hình kinh tế thế giới cũng ảnh huởng không nhỏ tới hoạt động ngân hàng của từng quốc gia. Ví dụ khi giá vàng thế giới tăng, làm giá vàng trong nuớc tăng theo, nguời dân sẽ chuyển sang giữ vàng thay vì giữ tiền.
❖ Môi truờng văn hóa xã hội
Mỗi quốc gia, vùng miền đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội đặc trung, và những yếu tố này là đặc điểm của nguời tiêu dùng tại các khu vực đó.
Những giá trị văn hóa là những giá trị làm nên một xã hội, có thể vun đắp cho xã hội đó tồn tại và phát triển. Chính vì thế các yếu tố văn hóa thông thuờng đuợc bảo vệ hết sức quy mô và chặt chẽ, đạc biệt là các văn hóa tinh thần. Môi truờng văn hóa đuợc hình thành và có ảnh huởng cơ bản đến giá trị của xã hội nhu cách nhận thức, trình độ dân trí, trình độ văn hóa, lối sống, thói quen sử dụng và cất trữ tiền tệ và sự hiểu biết của dân chúng về hoạt động ngân hàng.
Trong thói quen, phong tục tập quán đặc biệt có tính phổ biến của nguời Việt Nam là cất trữ vàng, đá quý hoặc đầu tu vào bất động sản để huởng chênh lệch giá thay cho việc gửi tiền vào ngân hàng để có lãi. Bên cạnh đó, thu nhập cũng có tác dụng đến sự phát triển của nguồn vốn huy động của ngân hàng. Ngân hàng không thể gia tăng tiền gửi tiết kiệm nếu thu nhập của nguời dân còn thấp, đời sống còn nhiều khó khăn. Ngoài ra, các đặc điểm về xã hội cũng khiến các NHTM quan tâm khi nghiên cứu thị truờng, những yếu tố xã hội phân chia cộng đồng thành những nhóm khách hàng, mỗi nhóm có những đăc điểm, tâm lý, thu nhập khác nhau. Chính các yếu tố này đã có tác động không nhỏ đến việc phát triển huy động vốn dân cu của ngân hàng.
cư về sản phẩm dịch vụ ngân hàng, mà còn là căn cứ trong việc hình thành hệ thống phân phối của ngân hàng.
❖ Môi trường công nghệ
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học đã tạo nên cuộc cách mạng về công nghệ. Hàng loạt các công nghệ mới được ra đời và được tích hợp vào các sản phẩm, dịch vụ. Neu như trước đây máy tính chỉ là một công cụ dùng để tính toán thì ngày nay nó đã có đủ chức năng thay thế một con người làm việc hoàn toàn độc lập. Và chính từ đó đã tạo điều kiện cho các NHTM có thể cung ứng tới khách hàng những sản phẩm phù hợp với nhu cầu phong phú của khách hàng.
Công nghệ mới cho phép các NHTM không chỉ đổi mới các quy trình nghiệp vụ, mà còn đổi mới cả cách thức phân phối, đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ mới như sự phát triển của mạng lưới máy tính cho phép ngân hàng cung ứng dịch vụ mà không bị ảnh hưởng bởi rào cản không gian và thời gian.
Tuy nhiên, để có thể phát huy được những tác động tích cực của môi trường công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động, đòi hỏi các NHTM cần phải hiều rõ được những kỹ thuật công nghệ đang được áp dụng trong kinh doanh của ngân hàng trong nước và ngoài nước, xu thế thay đổi của nó trong tương lai nhằm có thể đưa ra các quyết định phù hợp với mô hình hoạt động của ngân hàng và chiến lươc đầu tư tối ưu. Từ đó giúp ngân hàng mở rộng không giới hạn về không gian và các dịch vụ ngân hàng mới, đem lại cho khách hàng một tập hợp lợi ích và tiện ích là xu hướng đang được xác định trong kinh doanh ngân hàng hiện đại.
Để nghiên cứu tác động của môi trường công nghệ, NHTM phải xác định được một cách cụ thể về trình độ công nghệ hiện tại của cả khách hàng và ngân hàng, những lợi thế về công nghệ của ngân hàng đánh giá, xác định rõ khoảng cách về công nghệ của ngân hàng đối với ngân hàng các nước và trong khu vực và thế giới. Nắm bắt được xu thế phát triển của công nghệ ngân hàng trong nước, trong khu vực và trên thế giới.
❖ Môi trường cạnh tranh và hội nhập
tranh, đặc biệt trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới đang diễn ra mạnh mẽ, hoạt động của các ngân hàng đang chịu sự canh tranh gay gắt. Hiện nay các khách hàng chủ động lựa chọn Ngân hàng để quan hệ giao dịch, một khách hàng cùng một lúc có thể quan hệ với nhiều ngân hàng khác nhau, đồng thời các ngân hàng cũng chủ động tiếp cận khách hàng và đua ra nhiều hình thức khuyến mãi khác nhau. Vì vậy, chất luợng dịch vụ của ngân hàng nào tốt hơn, giá cả phù hợp hơn đáp ứng đuợc nhu cầu của khách hàng thì sẽ thu hút đuợc khách hàng.
Ngoài ra, truớc xu thế toàn cầu hóa và hội nhập, các ngân hàng trong nuớc sẽ phải đối mặt với áp lực cạnh tranh mạnh mẽ hơn bao giờ hết với các ngân hàng nuớc ngoài có nhiều thuận lợi về tiềm lực tài chính mạnh, luợng vốn dồi dào, trình độ công nghệ cao, có bề dày kinh nghiệm quản lý... Điều này tạo ra sức ép lớn buộc các NHTM trong nuớc phải tăng tốc thực hiện những kế hoạch nâng cao năng lực canh tranh, vuợt qua những thách thức sống còn bằng nhiều cách khác nhau nhu: đầu tu đổi mới và ứng dụng công nghệ hiện đại; đa dạng hóa các loại hình dịch vụ với nhiều tiện ích và chất luợng; đổi mới phong cách giao dịch, thái độ phục vụ khách hàng; đua ra các hình thức khuyến mãi hấp dẫn, mức phí phù hợp; nhất là phải có sự thay đổi mô hình quản trị kinh doanh phù hợp với thông lệ quốc tế và phát triển cơ chế chính sách của Nhà nuớc. Vì vậy, cạnh tranh trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng cũng là một trong những nhân tố thúc đẩy việc mở rộng và phát triển các dịch vụ của ngân hàng.