Hiệu quả quản trị RRTD là một khái niệm tổng hợp, vừa mang tính cụ thể, vừa mang tính trừu tượng. Nó được biểu hiện qua các chỉ tiêu liên quan đến nhiều đối tượng: mục tiêu chung của ngân hàng, mục tiêu của quản trị RRTD, chất lượng tín dụng, xây dựng và quản lý quỹ DPRR... Các chỉ tiêu đó
có thể là chỉ tiêu định lượng hay định tính và có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, có thể bổ sung cho nhau nhưng cũng có thể là mâu thuẫn với nhau. Do đó để đánh giá một cách chính xác hiệu quả quản trị RRTD thì phải đánh giá toàn bộ các chỉ tiêu đó trong một hệ thống các chỉ tiêu cả định tính lẫn định lượng. Đồng thời, tùy vào từng trường hợp cụ thể để dành sự ưu tiên cho từng chỉ tiêu, từng đối tượng khác nhau. Có rất nhiều chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị RRTD, dưới đây là một số chỉ tiêu chủ yếu.
1.3.4.1. Các chỉ tiêu định tính
Về mặt định tính, hiệu quả quản trị RRTD được đánh giá ở các mặt sau:
Một là, góp phần thực hiện được các mục tiêu chung của ngân hàng
thông qua nhận dạng phân tích đo lường khả năng xảy ra rủi ro của khoản vay khách hàng từ đó góp phần không nhỏ vào quá trình ra quyết định tín dụng, khả năng thu hồi được nợ gốc và lãi trong khoảng thời gian đã quy định trong hợp đồng vay vốn, bảo toàn được vốn kinh doanh. Thực hiện được tốt nhất các mục tiêu mà chiến lược quản trị đã đặt ra. Những mục tiêu chính là các tiêu chuẩn để đo lường sự thành công hay thất bại của chương trình và cũng quyết định triết lý nền tảng cho những hoạt động quản trị rủi ro.
Hai là, góp phần tạo ra một danh mục cho vay đa dạng, hiệu quả.
Thông qua phân tích đánh giá, đo lường RRTD trong từng nhóm khách hàng, từng ngành nghề cụ thể từ đó tìm ra những danh mục cho vay có mức độ rủi ro thấp, đem lại hiệu quả cao để đầu tư, đồng thời qua đó cũng có thể tìm ra được những nhu cầu mới, những danh mục hoạt động mới cho ngân hàng.
Ba là, hiệu quả quản trị RRTD còn thể hiện ở khả năng nhận dạng, xác
định một cách chính xác và đầy đủ những rủi ro có thể xảy ra đối với từng món vay, từng nhóm khách hàng và từng ngành nghề hay lĩnh vực hoạt động để có phương án đối phó kịp thời đối với những thay đổi đó, tận dụng được những cơ hội trong các phán đoán nhận định đó.
Bốn là, hiệu quả quản trị RRTD thể hiện ở phân tích và đo lường một cách chính xác khả năng rủi ro có thể xảy ra, không những thế những nhận định, đo lường rủi ro còn phải kịp thời góp phần nâng cao khả năng quản lý, kiểm soát RRTD trong hoạt động của ngân hàng.
Năm là, hiệu quả quản trị RRTD còn thể hiện ở việc lựa chọn các biện
pháp quản lý và kiểm soát rủi ro một cách tối ưu với chi phí thấp góp phần giảm thiểu những tổn thất, mất mát do rủi ro gây ra đối với ngân hàng.
Sáu là, đóng góp vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của địa
phương, nó thể hiện thông qua hiệu quả sử dụng nguồn lực về vốn cũng như góp phần đầu tư vào các ngành nghề, lĩnh vực thế mạnh, mũi nhọn của địa phương, thông qua tìm kiếm những nhu cầu mới, thế mạnh mới của địa phương. Đồng thời góp phần vào việc tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng kim ngạch xuất khẩu, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo thêm việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống của người dân.
Bảy là, hiệu quả quản trị RRTD biểu hiện ở tính linh hoạt của chiến lược
quản trị RRTD. Chiến lược quản trị RRTD giúp cho ngân hàng thấy rõ mục đích và định hướng kinh doanh của mình, là cơ sở để xác định hình ảnh tương lai của ngân hàng nhưng điều kiện môi trường kinh doanh luôn biến đổi và tạo ra những thách thức mới. Sự biến đổi nhanh chóng của môi trường có thể tạo ra những cơ hội và nguy cơ bất ngờ, vì vậy tính linh hoạt trong chiến lược quản trị RRTD thông qua thông tin liên lạc và giám sát có hiệu quả, khả năng nhận ra và dự đoán những thay đổi trong môi trường và phản ứng đối với chúng một cách tốt nhất, hợp lý nhất, giảm thiểu được những rủi ro có thể xảy ra cũng chính là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của quản trị RRTD.
1.3.4.2. Các chỉ tiêu định lượng
giá thông qua các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng và các chỉ tiêu về
trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.
* Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng
- Nợ quá hạn
Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN của NHNN, “NQH là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn”[3]. NQH là thước đo quan trọng nhất đánh giá sự lành mạnh thể chế. Nó tác động tới tất cả các hoạt động chính của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao thì mức độ RRTD của ngân hàng càng lớn, việc quản trị RRTD của ngân hàng càng kém hiệu quả.
- Tỷ lệ nợ quá hạn
Nếu chỉ sử dụng chỉ tiêu nợ quá hạn thôi thì chưa đủ để đánh giá một cách đúng đắn hiệu quả quản trị RRTD của ngân hàng. Ngoài chỉ tiêu số tuyệt đối, người ta còn sử dụng chỉ tiêu số tương đối là tỷ lệ nợ quá hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ giữa tổng dư nợ quá hạn và tổng dư nợ hiện có của ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn được xác định như sau:
Nợ quá hạn trong kỳ Tỷ lệ nợ quá hạn trong kỳ = ,____._____1 , x 100%
Tổng dư nợ trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh bao nhiêu phần trăm tổng dư nợ chưa thanh toán bị quá hạn. Tỷ lệ này càng cao thì khả năng xảy ra RRTD của ngân hàng càng lớn, phản ánh hoạt động quản trị RRTD của ngân hàng là chưa tốt. Ngược lại, tỷ lệ này thấp phản ánh việc quản trị RRTD của ngân hàng đạt hiệu quả.
- Tỷ lệ nợ xấu
Số dư nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu = , ' , x 100%
Tổng nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu cho biết chất lượng và rủi ro của danh mục cho vay của ngân hàng. Tỷ lệ này cao so với trung bình ngành và có xu hướng tăng lên có
thể là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng các khoản cho vay. Ngược lại, tỷ lệ này thấp so với các năm trước cho thấy chất lượng các khoản tín dụng được cải thiện. Hoặc cũng có thể ngân hàng có chính sách xóa các khoản nợ xấu hay thay đổi các phân loại nợ.
- Tỷ lệ khách hàng có NQH
Tỷ lệ khách hàng có NQH = Số klκlcl' hàn g có NQH Tổng khách hàng có dư nợ
Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn cao chứng tỏ rủi ro tín dụng tập trung ở nhiều khách hàng, ngược lại tỷ lệ này thấp chứng tỏ rủi ro tín dụng tập trung ở một số ít khách hàng lớn. Trong trường hợp nhiều khách hàng có nợ quá hạn thì
nguyên nhân gây ra rủi do tín dụng có thể do biến động mang tính chu kỳ, là rủi
ro hệ thống hay là do việc thẩm định khách hàng của ngân hàng không tốt.
* Các chỉ tiêu về trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
> Tình hình rủi ro mất vốn + Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng
_____ Dự phòng RRTD được trích lập Tỷ lệ dự phòng RRTD = —---—
Dư nợ cho kỳ báo cáo
Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập bao gồm cả dự phòng cụ thể và dự phòng chung. Tỷ lệ dự phòng RRTD cho ta biết trong cơ cấu NQH thì nhóm nợ xấu, đặc biệt là nợ nhóm 5 có chiếm tỷ lệ cao không. Thông thường, tỷ lệ này càng cao hay số tiền trích lập dự phòng RRTD càng lớn chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng càng thấp.
+ Tỷ lệ mất vốn:
,■, 1a A. Λ _ Mất vốn đã xóa cho kỳ báo cáo Tỷ lệ mất vốn = ---——- ---
Dư nợ trung bình cho kỳ báo cáo Mất vốn đã xóa trong kỳ báo cáo chính là số dự phòng đã sử dụng để đưa nợ ra khỏi bảng cân đối, dư nợ trung bình cho kỳ báo cáo chính là trung
bình cộng giữa dư nợ đầu kỳ và dư nợ cuối kỳ báo cáo. Ngân hàng có tỷ lệ mất vốn càng cao thì rủi ro tín dụng càng cao, hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng càng thấp.
> Tỷ lệ dự phòng/Tổng tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng bù đắp thiệt hại trên tổng số rủi ro có thể xảy ra. Nếu chỉ tiêu này cao phản ánh khả năng bù đắp thiệt hại khi có rủi ro xảy ra là tốt và khả năng tài chính của ngân hàng là mạnh tuy nhiên nó cũng phản ánh một phần nguồn vốn không hiệu quả (bị giữ lại để dự phòng). Nếu chỉ tiêu này thấp thì khả năng bù đắp rủi ro là yếu. Vì vậy, tính toán tỷ lệ dự phòng một cách hợp lý là rất quan trọng.
> Tỷ lệ dự phòng/Nợ quá hạn
Chỉ tiêu này chủ yếu phản ánh khả năng bù đắp rủi ro cho những khoản nợ được xác định là không thu hồi được.
> Khả năng bù đắp rủi ro
+ Hệ số khả năng bù đắp các khoản cho vay bị mất
Hệ số khả năng bù đắp = Dự phòng RRTD được trích lập các khoản cho vay bị mất Dư nợ bị thất thoát
Hệ số này dùng để đánh giá khả năng ngân hàng trích dự phòng để bù đắp nợ thất thoát như thế nào. Nếu hệ số này bằng 1 chứng tỏ dự phòng rủi ro đủ bù đắp nợ tổn thất. Hệ số này lớn hơn 1 tức là ngân hàng đã trích thừa dự phòng. Tuy nhiên, hệ số này thường nhỏ hơn 1 vì dư nợ thất thoát có thể ở nhóm 1 đến nhóm 5 trong khi nợ nhóm 1 không được trích lập dự phòng.
+ Hệ số khả năng bù đắp RRTD
Hệ số khả năng bù đắp Dự phòng RRTD được trích lập
RRTD Nợ xấu
Hệ số này phản ánh khả năng ngân hàng bù đắp cho những khoản nợ có nguy cơ rủi ro cao. Hệ số này càng cao thì khả năng bù đắp rủi ro tín dụng của
ngân hàng càng cao.
Trên đây là một số chỉ tiêu chính nhằm đánh giá hiệu quả quản trị RRTD tại một ngân hàng. Tuy nhiên, có thể nói kết quả hoạt động quản trị RRTD thực chất là kết quả của việc thực hiện các biện pháp nhằm xác định, đo lường, kiểm soát và tài trợ cho những rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Vì thế hiệu quả quản trị RRTD chính là giảm thiểu tối đa những mất mát đến với ngân hàng.