Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát khoản vay

Một phần của tài liệu 0519 Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP Đại Dương Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 86 - 87)

Ocean Bank cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát khoản vay bằng cách đưa ra một số yêu cầu đối với cán bộ phòng quản lý rủi ro tín dụng như: cần đảm bảo số lượng CBTD cho bộ phận giám sát khoản vay; thực hiện phân công rõ ràng trách nhiệm CBTD trong công tác cho vay...

Cán bộ giám sát khoản vay cần:

- Giám sát các khoản vay một cách thường xuyên để phát hiện ra các dấu hiệu của rủi ro để từ đó có biện pháp phòng ngừa và khắc phục.

- Giám sát tổng thể danh mục tín dụng để có thể phát hiện ra RRTD. - Tăng cường công tác giám sát đối với những khách hàng có dấu hiệu rủi ro, những khoản cho vay lớn, tập trung.

- Tích lũy và chia sẻ kinh nghiệm trong việc giám sát tín dụng để phát hiện dấu hiệu rủi ro và những biện pháp ứng phó kịp thời.

Giám sát rủi ro tín dụng được phân chia thành giám sát từng khoản vay và giám sát tổng thể danh mục tín dụng. Cụ thể như việc rà soát và phân tích báo cáo tài chính cần được tiến hành một cách thường xuyên. Ngoài ra, CBTD cần phải thường xuyên đi thực địa khách hàng, từ đó có thể xác định được sự tồn tại và tình trạng thực tế của nhà xưởng, máy móc thiết bị, tài sản bảo đảm. Hơn nữa, việc đi thăm thực địa cũng có thể kiểm chứng lại chất lượng và tính chính xác của báo cáo tài chính.

Giám sát tổng thể danh mục tín dụng. Phân tích tổng thể danh mục tín dụng nhằm phát hiện tập trung tín dụng, đánh giá chất lượng của danh mục tín dụng.

Việc tồn tại những khoản nợ có vấn đề tại Ocean Bank nói riêng và hệ thống NHTM nói chung là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, bằng nhiều biện pháp trong đó có việc giám sát chặt chẽ những khoản tín dụng cấp cho khách hàng sẽ giúp giảm tỷ lệ nợ có vấn đề tại Ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0519 Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP Đại Dương Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 86 - 87)