Rủi ro danh mục (Portfolio risk): là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân chia thành hai loại rủi ro nội tại (Intrinsic risk) và rủi ro tập trung (Concertration risk). Quản trị danh mục đầu tư có nghĩa là hạn chế rủi ro danh mục bằng cách nhận dạng, dự báo và kiểm soát mức độ rủi ro tín dụng đối với từng thị trường, ngành hàng khác nhau, khách hàng, mặt hàng, loại sản phẩm tín dụng và điều kiện hoạt động khác nhau. Để hạn chế rủi ro cho danh mục tín dụng, Ocean Bank cần áp dụng một số biện pháp sau:
> Áp dụng công cụ đo lường rủi ro hợp lý
Như đã đề cập ở trên, tại Ocean Bank việc đo lường rủi ro về cơ bản được thực hiện theo phương pháp định tính là chủ yếu, tức là dựa trên kinh nghiệm trình độ của cán bộ tín dụng để đánh giá mức độ rủi ro của khoản vay dựa trên bộ hồ sơ mà khách hàng cung cấp. Chính vì vậy, đây là một khâu rất dễ xảy ra sai sót dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng. Để hạn chế rủi ro và nâng cao chất lượng quản trị rủi ro, Ngân hàng nên áp dụng các công cụ đo lường hợp lý, cụ thể như áp dụng Hiệp ước Basel.
Theo yêu cầu của Basel 2, các Ngân hàng sẽ sử dụng các mô hình dựa trên hệ thống dữ liệu nội bộ để xác định khả năng tổn thất tín dụng. Các ngân hàng sẽ xác định các biến số như PD- Prbability of Default: xác suất khách
hàng không trả được nợ; LGD: Loss Given Default- tỷ trọng tổn thất ước tính; EAD: Exposure at Default- tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả nợ được. Thông qua các biến số trên, ngân hàng sẽ xác định được EL: Expected Loss- tổn thất có thể ước tính.
Với mỗi kỳ hạn xác đinh, tổn thất có thể ước tính được tính toán dựa trên công thức sau:
EL = PD x EAD x LGD
Như vậy, thông qua các biến số LGD, PD và EAD, Ngân hàng sẽ xác định được EL- tổn thất ước tính của các khoản vay. Trước hết, việc áp dụng phương pháp IRB sẽ xác định đúng thực tế mức độ rủi ro của từng trạng thại rủi ro gồm các khoản cho vay doanh nghiệp, cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), cho vay bán lẻ, cho vay thế chấp bất động sản, góp vốn cổ phần và các trạng thái không cân bằng khác. Từ đó, Ngân hàng có thể xây dựng hợp lý hơn các quỹ dự phòng, nâng cao chất lượng giám sát và tái xếp hạng khách hàng sau khi cho vay, xác định tính chính xác giá trị khoản vay phục vụ hoạt động Swap tín dụng sau này.
Ngoài ra tổn thất ngoài dự tính cũng được tính toán bằng công thức:
UL = ƯP.DỊ.1. ••• P/Ụ: x EAD x LGD
Ước tính về những tổn thất ngoài dự tính (UL) có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Từ kết quả đó sẽ giúp ngân hàng đảm bảo an toàn trong hoạt động bằng việc duy trì vốn tự có đủ mức để bù đắp khi rủi ro phát sinh.
> Đa dạng hóa danh mục đầu tư
Đa dạng hóa đối tượng đầu tư là biện pháp tốt nhất, chủ động nhất để Ocean Bank phân tán rủi ro. Ngân hàng nên chia nguồn tiền của mình vào nhiều loại hình đầu tư, nhiều ngành nghề khác nhau cũng như nhiều khách hàng ở những địa bàn khác nhau. Cách làm này vừa mở rộng được phạm vi
hoạt động tín dụng của Ngân hàng vừa đạt được mục đích phân tán rủi ro. Để thực hiện đa dạng hóa đối tượng đầu tư, chiến lược kinh doanh của Ocean Bank cần xây dựng theo hướng:
+ Đầu tư vào nhiều ngành kinh tế, đầu tư vào nhiều đối tượng sản xuất kinh doanh nhiều loại hàng hóa khác nhau, tránh tập trung cho vay sản xuất một số loại sản phẩm đặc biệt là những loại sản phẩm không thiết yếu mà Nhà nước không khuyến khích hay những sản phẩm xuất hiện quá nhiều trên thị trường.
+ Tránh cho vay quá nhiều đối với một đối tượng khách hàng, luôn đảm bảo một tỷ lệ vay nhất định trong tổng số vốn hoạt động của khách hàng để tránh sự ỷ lại và rủi ro bất ngờ của khách hàng đó.
+ Cho vay với nhiều loại thời hạn khác nhau bảo đảm sự cân đối giữa số vốn cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đảm bảo sự phát triển vững chắc và tránh RRTD do sự thay đổi lãi suất trên thị trường.
+ Tạo lập một tỷ lệ thích hợp giữa cho vay bằng VND và cho vay bằng ngoại tệ đảm bảo đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng, tránh được RRTD do sự thay đổi tỷ giá hối đoái.