Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương

Một phần của tài liệu 0519 Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP Đại Dương Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 53 - 61)

2.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần ĐạiDương Dương

2.2.1.1. Nợ quá hạn

Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, NQH là các khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. Một khách hàng có nhiều khoản

Bảng 2.4: Tình hình nợ quá hạn theo thời hạn tại Ocean Bank giai đoạn 2009 - 2012

Năm 2009, tổng NQH của Ngân hàng là 269 tỷ đồng chiếm 2,64% tổng dư nợ cho vay, đến năm 2010 tăng lên 1.045 tỷ đồng chiếm 5,93% tổng dư nợ cho vay và tiếp tục tăng lên trong năm 2011 là 1.546 tỷ đồng chiếm 8,06% tổng dư nợ cho vay và năm 2012 là 2.212 tỷ đồng chiếm 8,43% tổng dư nợ cho vay.

So sánh giữa tốc độ gia tăng NQH với tốc độ tăng trưởng tín dụng, ta thấy tốc độ gia tăng NQH của Ocean Bank luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng. Mặc dù tín dụng của Ocean Bank vẫn tăng trưởng nhưng tốc độ tăng trưởng chậm lại một cách rõ rệt: năm 2010 tổng dư nợ tăng 73,04% so với năm 2009 nhưng đến năm 2011 chỉ tăng 8,82% so với năm 2010, năm 2012 tốc độ tăng tổng dư nợ được cải thiện, tăng 36,76% lên 26.240 tỷ đồng. Trong khi đó, tốc độ gia tăng NQH tuy có giảm nhưng vẫn ở mức rất cao: tổng NQH năm 2010 tăng gần gấp ba lần năm 2009, năm 2011 tăng 47,94%, năm 2012 tăng 43,08% so với năm trước đó. Điều này chứng tỏ chất lượng tín dụng của Ocean Bank chưa được đảm bảo, công tác quản lý nợ tại Ocean Bank chưa được chú trọng thích đáng khi đẩy mạnh cho vay. Mặt khác, trong hai năm 2011, 2012 nền kinh tế có nhiều biến động, giá cả hàng hóa leo thang, các ngân hàng đua

Chỉ tiêu/Năm Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) NQH cho vay doanh nghiệp quốc doanh 40 14,87 53 5,07 123 7,96 160 7,23 NQH cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh 216 80,30 885 84,69 1.270 82,15 1.858 84,02 NQH cho vay cá nhân và hộ gia đình 13 4,83 107 10,24 153 9,89 194 8,75 Tổng NQH 269 10 0 1.045 10 0 1.546 100 2.212 10 0

nhau tăng lãi suất cho vay... các nhân tố này đã tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã phá sản, giải thể

và không đủ khả năng trả nợ vay cho Ngân hàng.

■ Nợquá hạn ngan hạn

■ Nợ qua hạn trung va dài hạn

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nợ quá hạn của Ocean Bank giai đoạn 2009 - 2012 (Nguồn: Báo cáo tài chính Ocean Bank giai đoạn 2009 - 2012)

Trong giai đoạn từ năm 2009 - 2012, tỷ trọng NQH cho vay ngắn hạn có xu hướng giảm dần, ngược lại NQH trong cho vay trung và dài hạn lại có xu hướng tăng lên. Năm 2009, NQH trong cho vay trung và dài hạn chỉ chiếm 33,03% thì đến năm 2012 đã lên tới 68,58% tổng NQH. Điều đó cho thấy công tác cho vay trung và dài hạn chưa tốt bắt nguồn từ biến động thất thường của nền kinh tế thế giới cũng như kinh tế trong nước hai năm vừa qua ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước.

NQH ngắn hạn năm 2009 chiếm tới 66,97% tổng NQH nhưng trong ba năm 2010, 2011, 2012 nợ quá hạn ngắn hạn chỉ chiếm tới trên 31% tổng dư nợ. Một phần là do chất lượng tín dụng ngắn hạn đã dần được cải thiện phần khác là do tỷ trọng tín dụng ngắn hạn trong tổng dư nợ đã giảm đáng kể.

b) Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

Việc phân tích NQH theo thành phần kinh tế giúp cho ngân hàng có được cái nhìn tổng quát hơn về tình hình cho vay đối với khu vực kinh tế quốc doanh cũng như ngoài quốc doanh và cho vay cá nhân và hộ gia đình. Qua đó, Ngân hàng có thể đưa ra được những nhận xét về tính rủi ro khi cho vay đối với từng khu vực, đồng thời có biện pháp hạn chế rủi ro.

Bảng 2.5: Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế tại Ocean Bank giai đoạn 2009 - 2012

doanh

luôn chiếm tỷ trọng lớn (trên 80% tổng NQH). Đối với khu vực kinh tế quốc doanh, NQH có xu hướng tăng lên về số tuyệt đối nhưng tỷ trọng thì có xu hướng giảm: năm 2009 chiếm 14,87% đến năm 2010 là 5,07%, năm 2011 và năm 2012

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Nhóm 3 20,21 8,17 153,77 64,64 Nhóm 4 100,86 39,70 43,91 164,89 Nhóm 5 42,59 246,75 201,79 694,22 Tổng nợ xấu 163,66 294,62 399,47 923,75 Tổng dư nợ 10.188,90 17.630,96 19.187,08 26.240,06 Tỷ lệ nợ xấu 1,60% 1,67% 2,08% 3,52%

tăng nhẹ lên 7,96% và 7,23% nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với năm 2009. Cho vay cá nhân và hộ gia đình tăng trong năm 2010 do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, dẫn tới nhiều khoản vay của khách hàng thể nhân ở Ocean Bank không được hoàn trả đúng hạn. Hiện tượng tăng lên trong tỷ trọng NQH của khu vực ngoài quốc doanh và cho vay cá nhân, hộ gia đình và giảm đi của khu vực quốc doanh có thể giải thích bởi một số nguyên nhân sau:

- Thứ nhất, năm 2010 tỷ trọng cho vay doanh nghiệp quốc doanh rất thấp chỉ chiếm 0,21% tổng dư nợ nên tỷ lệ NQH trên tổng dư nợ đối với khu vực quốc doanh cũng thấp. Sang năm 2011 và 2012, mặc dù cho vay doanh nghiệp quốc doanh tăng vọt nhưng do công tác phân tích thẩm định, lựa chọn đối tác cho vay tốt nên tỷ trọng NQH ở khu vực này trên tổng dư nợ không tăng nhiều so với năm 2010, thậm chí còn thấp hơn nhiều so với năm 2009.

- Thứ hai, ngược lại với việc chất lượng cho vay các doanh nghiệp nhà nước gia tăng thì chất lượng cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cho vay cá nhân và hộ gia đình bị giảm đi, đặc biệt trong năm 2010. Năm 2010, Ocean Bank đã gặp phải một số khó khăn từ rủi ro không thu hồi được nợ khi cho vay một số doanh nghiệp lớn với mức độ tập trung tín dụng cao. Mặt khác, công tác thẩm định cho vay cá nhân và hộ gia đình đặc biệt là cho vay tiêu dùng còn sơ sài. Do vậy, năm 2010 tỷ lệ nợ quá hạn của Ocean Bank tăng đột biến và ảnh hưởng sang cả năm 2011 và 2012.

2.2.1.2. Thực trạng nợ xấu

Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 trong bảng phân loại nợ [3].

Bảng 2.6: Tình hình nợ xấu tại Ocean Bank giai đoạn 2009 - 2012

Dự phòng RRTD được trích lập 50,25 182,81 231,40 675,08 Tổng nợ xấu 163,66 294,62 399,47 923,75 Hệ số khả năng bù đắp RRTD 30,70% 62,05% 57,93% 73,08%

(Nguồn: Báo cáo tài chính Ocean Bank giai đoạn 2009 - 2012)

Nhìn chung nợ xấu của Ocean Bank đang có xu hướng tăng lên theo chiều hướng gia tăng của tổng dư nợ. Cụ thể là năm 2009 tỷ lệ nợ xấu chiếm 1,60% tổng dư nợ (163,66 tỷ đồng), năm 2010 đã tăng nhẹ lên 1,67% (294,62 tỷ đồng) tiếp tục tăng lên 2,08 % (399,47 tỷ đồng) vào năm 2011 và lên tới 3,52% (923,75 tỷ đồng) năm 2012. Nợ xấu của Ocean Bank tăng lên rõ rệt trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 2009 đến năm 2012, đặc biệt là trong năm 2012. Tình trạng này bắt nguồn từ việc thắt chặt tín dụng và lãi suất tăng cao trong những tháng đầu năm 2010, làm áp lực trả nợ thêm đè nặng lên doanh nghiệp khiến nhiều doanh nghiệp mất khả năng trả nợ. Mặt khác, liên quan đến tình hình kinh tế, năm 2011 và 2012 tổng cầu của nền kinh tế giảm mạnh, tiêu thụ hàng hóa gặp nhiều khó khăn, hàng tồn kho lớn, thị trường bất động sản đóng băng, năng lực tài chính của doanh nghiệp giảm sút ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ Ngân hàng của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu như vậy vẫn chưa phản ánh đúng thực trạng nợ xấu của Ocean Bank vì trong giai đoạn này các khoản vay của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Vinashin và các đơn vị thành viên của Tập đoàn này đang

48

được Ngân hàng xem xét khoanh và chưa được đưa vào nợ xấu theo tinh thần công văn số 357/NHNN-TD của Ngân hàng Nhà nước.

Trong cơ cấu nợ xấu, tỷ trọng dư nợ nhóm 5 là cao: năm 2010 là 246,75 tỷ đồng, tương ứng 83,75% tổng nợ xấu, năm 2011 là 201,79 tỷ đồng chiếm trên 50% tổng nợ xấu, đặc biệt năm 2012 là 694,22 tỷ đồng chiếm tới 75,15% tổng nợ xấu. Vì vậy, rủi ro mất vốn của Ngân hàng lớn và khả năng phải sử dụng dự phòng để bù đắp rất cao.

2.2.1.3. Thực trạng trích lập và sử dụng dự phòng

Việc trích lập dự phòng rủi ro có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Nó giúp ngân hàng có được nguồn tài chính để xử lý rủi ro tín dụng, đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Công tác trích lập dự phòng rủi ro đòi hỏi ngân hàng phải thực hiện nghiêm túc, đầy đủ theo đúng quy định. Từ năm 2009 đến năm 2012, tình hình trích lập dự phòng RRTD của Ocean Bank như sau:

Bảng 2.7: Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng của Ocean Bank giai đoạn 2009 - 2012

tác phòng ngừa rủi ro tín dụng nhằm hạn chế thiệt hại xảy ra đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Dự phòng RRTD tăng qua các năm về giá trị tuyệt đối, cụ thể năm 2009 dự phòng RRTD là 50,25 tỷ đồng, năm 2010 tăng lên 182,81 tỷ đồng và tăng lên đến 231,40 tỷ đồng vào năm 2011, đặc biệt năm 2012 dự phòng rủi ro tín dụng tăng gần gấp 3 lần lên đến 675,08 tỷ đồng. Dự phòng RRTD được trích lập tăng lên qua các năm một phần là do sự gia tăng nhanh chóng của tổng dư nợ tín dụng.

Một phần của tài liệu 0519 Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP Đại Dương Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 53 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w