(1) Chỉ đạo các Ban chỉ đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, các Bộ, Ban, ngành và hoàn thiện các thông tư, hướng dẫn trong quản lý, điều hành ODA
“
- Giám sát Bộ Tài chính hoàn thiện văn bản điều hành về Quy định về cơ chế quản lý tài chính có liên quan đến ODA. Đặc biệt quan tâm đến phân phối vốn đối ứng, xây dựng kế hoạch vốn đối ứng có liên quan đến cácchương trình, dự án ODA. Đồng thời, hoàn thiện các thủ tục trong việc thực hiện chương trình, dự án ODA để hài hòa các thủ tục theo hướng đồng bộ quy trình giữa Chính phủ và nhà tài trợ.
- Chỉ đạo Ban chỉ đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nghiên cứu đưa ra các tiêu chí trong công tác vận động ODA để thực hiện các chương trình và dự án trực tiếp cho các tỉnh, cho các khu vực. Hệ thống các tiêu chí này là một trong những cơ sở để xem xét, lựa chọn các chương trình và dự án ưu tiên của các địa phương để vận động các nhà tài trợ xem xét hỗ trợ. Hàng năm cần cập nhật hệ thống tiêu chí này và công bố rộng rãi trong nội bộ cũng như cung cấp cho các nhà tài trợ để sử dụng trong quá trình vận động ODA ở Trung ương cũng như ở các địa phương. Có như vậy, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn yếu, kém về khâu vận động mới có thể vận động được ODA phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội.
(2) Ban hành chính sách có liên quan đến việc chỉ đạo Ban chỉ đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và các vùng khác tham gia trong quản lý về ODA.
- Ban chỉ đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là bộ phận chịu trách nhiệm trong công tác xây dựng chiến lược thu hút, sử dụng ODA. Ban chỉ đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức thường xuyên hoạt động xúc tiến đầu tư, hội nghị với các nhà tài trợ nhằm tăng cường thu hút ODA vào thực hiện tại vùng.
- Ban chỉ đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tham gia vào quá trình giám sát, đánh giá thực hiện chương trình, dự án ODA.”
(3) Một số kiến nghị khác
- Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương cần nghiên cứu tăng cường hơn nữa công tác đào tạo, nâng cao năng lực thực hiện các dự án ODA từ cấp Trung ương tới cấp địa phương đặc biệt quan tâm đến cán bộ thuộc khu vực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Xây dựng chính sách ưu tiên phân phối ODA cho các khu vực khó khăn của tỉnh.
- Hỗ trợ kinh phí trong khu vực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong việc nâng cao năng lực quản lý, sử dụng ODA từ khâu xây dựng danh mục tài trợ đến khâu xây dựng văn kiện chương trình, dự án, tổ chức quản lý và thực hiện các chương trình, dự án. Hiện nay việc kinh phí hỗ trợ cho khâu này không có nên công tác xây dựng đề cương, dự án tiền khả thi chưa tốt.
5.3.2 Kiến nghị với Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ
- Nghị định số 16/2006/NĐ-CP ngày 16/3/2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức thay cho Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ là văn bản pháp quy mới nhất quy định công tác quản lý ODA ở phạm vi cả nước. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bộ tài chính, và các bộ, ban, ngành Trung ương Cần sớm hoàn thiện hệ thống Văn bản, quy định/quy chế hướng dẫn việc thu hút và sử dụng ODA trong phạm vi cả nước, nội bộ Bộ, ban, ngành, Trung ương. Những yếu tố cần quan tâm khi xây dựng thông tư hướng dẫn thực hiện nghị định số 16/2016/NĐ-CP:
+ Hệ thống quy định, hướng dẫn mới này cần cung cấp không chỉ các hướng dẫn đối với việc thực hiện các quy định mới của Chính phủ và nhà tài trợ mà còn phải tính đến những đặc thù riêng của các dự án ODA trong từng lĩnh vực cũng như sự xuất hiện của những mô hình tài trợ mới trong tương lai.
+ Đồng thời,cần bổ sung thêm quy định, hướng dẫn ấn riêng về quy trình thẩm định, công tác theo dõi và đánh giá, trong đó có thể đề xuất cơ chế cho phép thuê chuyên gia thẩm định, đánh giá đối với những dự án quan trọng, phức tạp.
+ Hiện nay nhiều quy, định thủ tục từ lập báo cáo khả thi, thủ tục phê duyệt chương trình, dự án, lập kế hoạch tài chính hàng năm của các chương trình, dự án, thủ tục rút và thanh toán ODA, công tác đấu thầu, mua sắm,… còn chưa đồng bộ với nhà tài trợ. Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kết hợp với Bộ Tài chính xây dựng, điều chỉnh kịp thời trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các quy định để phù hợp với các nhà tài trợ theo thông lệ quốc tế. Điều chỉnh chi tiết đến từng nhà tài trợ cũng là một nhà nhiệm vụ cần đặt ra.
5.3.3 Kiến nghị với Bộ Tài chính
“
Cơ chế quản lý tài chính trong việc sử dụng ODA hiện nay được Bộ Tài chính ban hành tại Thông tư 111/2016TT-BTC Quy định về quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ do Bộ Trưởng Bộ tài chính ban hành ngày 30/6/2016. Thông tư này đã giải quyết mọi vấn đề liên quan đến cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án ODA. Nhưng trong việc bố trí vốn đối ứng từ các cấp Trung ương đến địa phương, chưa xác định nêu nêu bật được việc phải dành ưu tiên hàng đầu vốn ngân sách Nhà nước để thanh toán cho các chương trình, dự án ODA. Đề nghị Bộ Tài chính cần cụ thể hơn vấn đề này trong việc sửa đổi cơ chế quản lý tài chính tới đây để cụ thể hóa Nghị định số 16/2016/NĐ-CP.
Trong cơ chế tài chính điều chỉnh cần phải quan tâm đến vấn đề:
- Ngân sách trung ương sẽ hỗ trợ toàn bộ hoặc phần lớn vốn đối ứng cho các địa phương có dự án ODA trên địa bàn vùng bằng nguồn hỗ trợ vốn đối ứng cho các tỉnh khó khăn với tiêu chí công khai, minh bạch;
- Các dự án ODA của các Bộ, ngành thực hiện trên địa bàn vùng phải sử dụng nguồn vốn đối ứng cân đối từ ngân sách ngành, Trung ương, không yêu cầu sự đóng góp đối ứng từ ngân sách địa phương;
- Ban hành các chế độ quy định việc lập kế hoạch và bố trí vốn cho việc duy tu, bảo dưỡng các công trình xây dựng từ nguồn vốn ODA sau khi dự án đã kết thúc;
- Hoàn thiện thể chế, chính sách về ODA liên quan đến việc lập kế hoạch, quản lý, thực hiện và giám sát vốn đối ứng, công tác điều hành kế hoạch vốn đối ứng hàng năm,
Tóm tắt chƣơng 5
Chương này dựa trên định hướng hu hút, sử dụng ODA cho tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tác giả đã nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng ODA của khu vực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Bên cạnh đó, tác giả khuyến nghị với Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ tài chính, Ban Chỉ đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu một số công việc nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng ODA.”
KẾT LUẬN
“
ODA đã và đang đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nói chung và khu vực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng. Nó sẽ tiếp tục vai trò quan trọng của mình này nếu như tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có biện pháp để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng hiệu quả. Thông qua nghiên cứu này của tác giả đã cho người đọc thấy rõ được thực trạng quản lý và hiệu quả sử dụng ODA tại khu vực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu theo cách đánh giá ở góc độ định lượng và định tính. Kết quả, cho thấy rằng hiệu quả quản lý sử dụng ODA tại khu vực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay mới chỉ dừng lại ở mức trung bình. Cần phải thực hiện cùng lúc nhiều giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng ODA. Đề tài nghiên cứu đã cũng đã đề xuất nhóm giải pháp thực hiện tại địa phương. Đồng thời cũng kiến nghị với Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong việc nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng ODA.
Bên cạnh những thành công của nghiên cứu này thì nghiên cứu này vẫn còn tồn tại một số hạn chế và hạn chế đó sẽ là hướng nghiên cứu tiếp theo mà tác giả đề xuất:
Một là, mô hình nghiên cứu tác động tới GDP bình quân gồm các các nhân tố: ODA, VDTTN, LD15 và các nhân tố này với độ trễ 1 năm. Mô hình này chưa thể thực hiện được hết đóng góp của các mặt khác đến GDP bình quân. Nghiên cứu tương lai có thể sẽ xem xét các mô hình gồm: Chỉ gồm ODA và GDP bình quân để xem xét có tồn tại mô hình bình phương không, như vậy để khẳng định thêm khả năng tác động lớn nhất của ODA khi nào và khi nào tác động của nó sẽ giảm đi?.
Hai là, nghiên cứu này chưa tập trung chính vào nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng ODA. Vì vậy, hướng nghiên cứu tiếp theo sẽ tập trung vào việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng ODA. Vì có như vậy mới có được nghiên cứu đầy đủ, chính xác, chi tiết nhất về các nhân tố ảnh hưởng và từ đó đưa ra được giải pháp chi tiết theo từng nhân tố ảnh hưởng đó.”
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ kế hoạch và Đầu tư, Các bản tin về nguồn vốn ODA.
2. Chính phủ (2016), Nghị định 16/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, ban hành ngày 16 tháng 3 năm 2016
3. Chính phủ (1997), Nghị định 87/CP về “Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ chính thức (ODA)” ban hành ngày 05/08/1997.
4. Chính phủ (2001), Nghị định 17/2001/CP về “Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ chính thức (ODA)” ban hành ngày 04/05/2001.
5. Chính phủ (2006), Nghị định 111/2006/NĐ-CP ban hành ngày 29/09/2006 hướng dẫn luật đấu thầu 10/ Nghị định 131/2006/ về “Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ chính thức (ODA)” ban hành ngày 09/11/2006.
6. Chính phủ (2008), Nghị định 56/2008/NĐ-CP về “Hướng dẫn Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật xây dựng” ban hành ngày 05/05/2008.
7. Chính phủ (2009), Nghị định 113/2009/NĐ-CP về “Giám sát và đánh giá đầu tư”
ban hành ngày 15/12/2009.
8. Chính phủ (2016), Nghị định 38/2013/NĐ-CP về “quản lý và sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi” ban hành ngày 23/4/2013.
9. Đào Thị Thùy (2013), Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở tỉnh Ninh Bình, luận văn Thạc sỹ kinh tế Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
10. Hồ Quang Minh (2010), Đánh giá tình hình thực hiện đề án định hướng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA thời kỳ 2006 - 2010 và định hướng ODA sau năm 2010,
Diễn đàn hiệu quả viện trợ (AEF).
11. Lương Mạnh Hùng (2007), Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, luận văn Thạc sỹ kinh tế, trường Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội, Hà Nội.
12. Luật đấu thầu số 61/2005/QH11, ban hành ngày 29/11/2005. 13. Luật đấu thầu số 43/2013/QH13, ban hành ngày 1/7/2014.
14. Lê Thanh Nghĩa (2009), Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam, luận văn Thạc sỹ kinh tế, trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
15. Nguyễn Quang Thái, Trần Thị Hồng Thủy (2014), “Vốn ODA trong điều kiện mới”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, 30(1),tr. 19 – 25.
16. Nguyễn Ngọc Vũ (2010), “Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong việc huy động và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và công nghệ - Đại học Đà Nẵng, 40(5), tr. 305 – 311.
17. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định 290/2006/QĐ-Ttg Phê duyệt đề án “Định hướng thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ chính thức thời kỳ 2006 – 2010”
báo cáo tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA” ban hành ngày 30/07/2007.
18. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định 71/2010/QĐ-TTg “Về việc ban hành Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công – tư” ban hành ngày 09/11/2010. Ban hành kèm theo Quyết định này có “Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công – tư”.
19. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 106/QĐ-TTg phê duyệt đề án: “Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và các khoản vốn vay ưu đãi khác của các nhà tài trợ thời kỳ 2011 – 2015” ban hành ngày 19/01/2012.
20.Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 216/QĐ-TTg: “Về việc thành lập Ban chỉ đạo Quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi” ban hành ngày 23/01/2013.
21.Thủ tướng Chính phủ (2014), Thông tư số 01/2014/TT-BKHĐT “Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ” ban hành ngày 09/01/2014.