4.5.1 Kết quả đạt đƣợc
“
ODA trong thời gian qua đã đóng góp tích cực cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Các chương trình, dự án đã và đang phát huy tích cực, đem lại những lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp cho một bộ phận người dân. Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thì vốn này đã thúc đẩy tăng trưởng, xóa đói giảm nghèo và tăng cường hạ tầng cho những khu vực còn gặp nhiều khó khăn, phần nào đã nâng
cao sức khỏe cho người dân trong khu vùng, nâng cao trình độ dân trí để đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa của các tỉnh trong vùng. ODA thời gian qua triển khai tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là không nhiều, quy mô dự án là nhỏ, tỷ lệ đóng góp vào tổng mức đầu tư của toàn tình là không cao, nhưng không thể phủ nhận thành quả và tác động của ODA đối với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Những thành quả đã đạt được là:
Thứ nhất, ODA cùng với vốn đầu tư trong nước đã đóng góp vai trò quan trọng trong tổng công cơ cấu vốn đầu tư xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nhằm nâng cao GDPBQ. Đóng góp của ODA với GDPBQ không chỉ trong năm mà còn đóng góp vào những năm tiếp theo. Hơn nữa trong điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, vốn đầu tư phần lớn được trợ cấp từ ngân sách Trung ương, cơ sở hạ tầng còn chưa hoàn chỉnh, đời sống người dân còn nhiều khó khăn. ODA đã kịp thời bổ sung và giảm gánh nặng cho ngân sách của tỉnh.
Thứ hai, ODA đã góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý, thông qua việc sử dụng ODA cho tập trung đầu tư, nâng cấp, cải tạo và xây dựng các công trình phục vụ nhu cầu bức thiết như: Đường giao thông, hệ thống điện, cấp thoát nước, hệ thống giáo dục, y tế. Khu vực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ chỗ cơ sở hạ tầng của khu vực, đặc biệt là khu vực vùng sâu, vùng xa còn yếu và thiếu, nhờ có hoạt động đầu tư các công trình đã góp phần tăng cường đi lại, giao lưu, buôn bán và trao đổi của người dân; thúc đẩy hoạt động dịch vụ - thương mại cải thiện cơ cấu ngành dịch vụ trong tổng cơ cấu GDP của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Việc đầu tư vào hạ tầng cơ sở như vậy thật sự vừa có tác dụng trước mắt, vừa tạo nền tảng cho quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa của khu vực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Thứ ba, ODA chủ yếu được sử dụng nhằm xóa đói giảm nghèo, tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Các chương trình, dự án ODA đã nâng hiệu quả sản xuất nông nghiệp, cải tạo và xây dựng mới hệ thống thủy lợi, mở rộng diện tích đất canh tác, phát triển hệ thống sau thu hoạch và đưa các công nghệ mới vào sản xuất để đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp nhằm khai thác được thị trường tiêu thụ. Qua đó, thu nhập và điều kiện sống của người dân khu vực vùng sâu, vùng xa đã được cải thiện, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng và Việt Nam nói chung.
Thứ tư, thực hiện các chương trình, dự án ODA giúp cho các thôn bản, các xã, các huyện của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thực hiện được mục tiêu chiến lược, kế hoạch của tỉnh và Nhà nước. Hiệu quả của các chương trình, dự án ODA đã thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân khu vực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chương trình, dự án ODA thực hiện tại địa phương đã mang lại cho người dân nhiều lợi thế họ được sử dụng, họ được tham gia, họ được giám sát và hơn hết là họ đã cảm nhận thấy phù hợp với năng lực thực hiện của mình.
Thứ năm, các chương trình, dự án sử dụng ODA mang tính bền vững khá cao. Điều này được thể hiện mặc dù đã kết thúc nhưng các chương trình, dự án này vẫn được chính quyền địa phương các cấp tiếp tục quan tâm để phát huy cho các dự án dó sẽ tiếp tục được thực hiện, tiếp tục được sử dụng trong lâu dài.
Thứ sáu, tiến độ giải ngân ODA của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là gần bằng với tiến độ chung của cả nước. Mặc dù tiến độ giải ngân này khá tốt so với cả nước đã là một thành công, cố gắng nổ lực thực hiện các chương trình, dự án ODA để ODA đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, cải thiện.”
4.5.2 Những hạn chế
“
Bên cạnh những thành công trong việc thu hút và sử dụng ODA của các tỉnh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ở trên, việc thu hút và sử dụng nguồn vốn này vẫn còn nhiều hạn chế và chưa đạt yêu cầu. Những hạn chế trong quá trình sử dụng ODA đã làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn vốn này. Trong quá trình tìm hiểu thực trạng sử dụng ODA của tỉnh có thể thấy rất rõ những hạn chế còn tồn tại:
Thứ nhất, hiệu quả sử dụng ODA của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đều ở mức độ trung bình. Sự phù hợp trong việc thực hiện dự án cũng chỉ đạt ở mức trung bình. Sự tác động đến mọi mặt đời sống xã hội cũng chỉ ở mức bình thường và sự bền vững của ODA cũng là một yếu tố đạt mức độ trung bình.
Thứ hai, tiến độ thực hiện của các dự án vẫn còn một số khá chậm, mức độ phù hợp của ODA với năng lực của địa phương trong việc thực hiện, hấp thụ và quản lý ODA chưa cao. Tiến độ thực hiện các chương trình dự án vẫn còn tình trạng kéo dài, phải gia hạn
Thứ ba, trong quá trình xây dựng dự án tiền khả thi, thực hiện các chương trình dự án, một số chương trình, dự án chưa thực sự xuất phát từ mục tiêu, nhu cầu thực sự của địa phương, chưa tính đến năng lực thực hiện của địa phương,....”
4.5.3 Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế chế
“
Năng lực của cán bộ có liên quan đến ODA còn yếu kém thể hiện ở các mặt sau: Năng lực của nhiều ban quản lý còn rất yếu, đặc biệt là các đơn vị lần đầu tiên sử dụng ODA. Các yếu kém này bắt nguồn từ thực tế cán bộ chưa được đào tạo đầy đủ, chưa có những kinh nghiệm trong việc thông hiểu các điều lệ, điều kiện theo quy định của nhà tài trợ. Đội ngũ cán bộ chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của ODA trong phát triển kinh tế xã hội.
Bên cạnh đó, có thể nói cách thức quản lý các chương trình, dự án ODA của tỉnh hiện nay là chưa tốt. Giao đầu mối quản lý cho Sở Kế hoạch và Đầu tư, cùng phối hợp là Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh,... trình Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình thực hiện, đánh giá hiệu quả của các chương trình, dự án đang thực hiện trên địa bàn tỉnh. Tại Sở Kế hoạch và Đầu tư giao tập hợp báo cáo là phòng Hợp tác đầu tư, còn các phòng chuyên môn sẽ quản lý từng chương trình, dự án ODA thuộc lĩnh vực chuyên môn của phòng. Chính việc chưa thu về một mối trong quản lý ODA cũng xuất phát từ nhận thức tầm quan trọng của nguồn vốn này
Cơ chế, chính sách quản lý và sử dụng ODA chưa đồng bộ: Hệ thống quy hoạch, định hướng dẫn thực hiện và quản lý ODA của Chính phủ và của Nhà tài trợ chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý đối với những loại hình dự án và tài trọ mới như đối với các dự án đầu tư hay các dự án có nhiều tầng quản lý. Một số khâu trong quy trình quản lý chưa có hướng dẫn chi tiết phù hợp như khâu thẩm định dự án hay theo dõi, đánh giá.
Công tác quản lý, chỉ đạo điều hành, thực hiện các chương trình dự án ODA còn nhiều bất cập: Yếu kém trong khâu lập và chuẩn bị dự án, hoạt động theo dõi, giám sát về oda còn nhiều bất cập thông tin về chương trình trình, dự án ODA đang triển khai thực hiện là chưa được quan tâm,...”
Chƣơng 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN ODA TẠI TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
5.1 Định hƣớng thu hút, sử dụng ODA tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
“
Trên cơ sở khả năng thu hút ODA của cả nước, trong thời kỳ tới, đối với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cần ưu tiên ODA vào các lĩnh vực sau: Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế đồng bộ theo hướng hiện đại: xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục đào tạo, dân số và các lĩnh vực khác); phát triển nông nghiệp và nông thôn( nông lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản, kết hợp xóa đói giảm nghèo); bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Tiếp tục duy trì việc sử dụng các dự án phát triển nông nghiệp nông thôn kết hợp xóa đói giảm nghèo với tỷ trọng cao nhất 25 - 30%. Tập trung sử dụng vốn ODA vay ưu đãi (30 - 35%) cho đầu tư hạ tầng kinh tế như: Giao thông, điện, nước, hạ tầng đô thị. Đầu tư hạ tầng xã hội như: Giáo dục, y tế, dân số tiếp tục duy trì ở mức 20 - 25%, còn lại là các lĩnh vực khác.”
Định hướng ưu tiên sử dụng ODA theo ngành và lĩnh vực được cụ thể như sau:
- Lĩnh vực phát triển nông nghiệp nông thôn (nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp, thủy sản kết hợp xóa đói giảm nghèo): Đây là lĩnh vực cần ưu tiên sử dụng ODA để thực hiện các chương trình và dự án nhằm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, xây dựng các mô hình cây trồng vật nuôi năng suất cao, phát triển làng nghề, mô hình nông lâm nghiệp kết hợp để nâng cao đời sống dân cư.
- Lĩnh vực xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng: Cần ưu tiên ODA xây dựng hạ tầng kinh tế theo hướng kiên cố, bền vững, hiện đại đảm bảo hiệu quả lâu dài, đồng bộ. Đây là lĩnh vực quan trọng, tạo nền tảng cho việc thúc đẩy kinh tế phát triển. Vì vậy, cần tích cực vận động thu hút nguồn vốn ODA cho lĩnh vực này.
“
- Lĩnh vực y tế, giáo dục: Trong y tế, dân số: Ưu tiên ODA đầu tư nâng cấp và tăng cường trang thiết bị y tế cho bệnh viện tỉnh, bệnh viện đa khoa huyện, bệnh viện y học cổ truyền tỉnh,...; hỗ trợ thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản các bà mẹ, trẻ em; trong giáo dục đào tạo: Cần ưu tiên ODA vào hỗ trợ xây dựng trường học ở các bản, xã phục vụ giáo dục đào tạo tại vùng sâu, vùng xa.
- Lĩnh vực bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên: Ưu tiên ODA và vốn vay ưu đãi khác của nhà tài trợ để đầu tư các dự án bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cải thiện môi trường đô thị, tăng cường khả năng phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai.
- Định hướng sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi khác của nhà tài trợ cho các doanh nghiệp: Tạo điều kiện và có cơ chế chính sách cho các doanh nghiệp tư nhân tiếp cận ODA và vốn vay ưu đãi khác của nhà tài trợ. Hơn 95% vốn ODA từ trước đến nay được cung cấp cho khu vực Chính phủ. Nay khu vực tư nhân sẽ được tiếp cận nguồn vốn này ra sao trên nguyên tắc cùng chia sẻ trách nhiệm, lợi ích và rủi ro. Hướng dẫn doanh nghiệp tư nhân tiếp cận nguồn vốn ODA (gồm hỗ trợ kỹ thuật, viện trợ không hoàn lại và vốn vay, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ).”
Các nhà tài trợ đều có chính sách, quy mô tài trợ khác nhau và thế mạnh riêng trong việc cung cấp ODA cho Việt Nam. Vì vậy, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cần có sự phối hợp với các Bộ, ngành, Trung ương để khai thác tối đa thế mạnh của từng nhà tài trợ nhằm sử dụng có hiệu quả vốn viện trợ như sau:
- Đối với các tổ chức phát triển như Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng tái thiết Đức (KFW) cần sử dụng ODA của các tổ chức trực ngày cho các công trình xây cơ sở ở hạ tầng kinh tế lớn, hạ tầng đô thị trọng điểm, dự án xóa đói giảm nghèo và tăng cường năng lực con người.
- Đối với các nhà tài trợ song phương như: Nhật Bản, Phần Lan, Trung Quốc, Na Uy... và các tổ chức đa phương như Qũy KUWAIT, Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) Quỹ quốc tế phát triển nông nghiệp (IFAD), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cần ưu tiên ODA vào các lĩnh vực: Hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội có quy mô nhỏ, khu vực nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc, gắn với xóa đói giảm nghèo; hỗ trợ tăng cường năng lực con người; tham gia đồng tài trợ để tăng quy mô và hiệu quả cho các dự án nhỏ, riêng rẽ; cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để chuẩn bị dự án đầu tư, đơn giản hóa quy trình và thủ tục ODA góp phần thúc đẩy nhanh tiến độ giải ngân.
“
Về phương thức viện trợ rất đa dạng vì vậy tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cần căn cứ vào quy mô, tính chất và điều kiện áp dụng để lựa chọn một cách phù hợp và sử dụng ODA đạt hiệu quả cao. Có 3 phương thức viện trợ chủ yếu sau:
Đối với viện trợ ODA không hoàn lại: Cần tập trung ưu tiên ODA cho các chương trình và dự án không có khả năng hoàn vốn, chủ yếu hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo, những địa phương có nhiều khó khăn; các dự án hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị đầu tư cho dự án; các dự án bảo vệ môi trường; dự án trong lĩnh vực y tế giáo dục, cải cách hành chính, phát triển nguồn nhân lực,....
Đối với ODA hoàn lại nhất là các khoản vay có ưu đãi cao: Cần ưu tiên để phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, những công trình giao thông thủy lợi, cấp thoát nước, hạ tầng đô thị, trang thiết bị bệnh viện, trường dạy mghề, trang thiết bị phòng thí nghiệm Trường Đại học. Đối với các khoản vay ưu đãi kém hơn (lãi suất cao hơn, thời gian trả nợ và ân hạn ngắn) cần sử dụng cho các chương trình, dự án có tính khả thi về mặt kinh tế và có khả năng trả nợ như lưới điện nông thôn, bê tông hóa kênh mương.
Đối với ODA có phương thức hỗn hợp: Do tính đặc thù của phương thức này thường phục vụ lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn gắn với công tác xóa đói giảm nghèo. Nên đối với các dự án loại này vừa sử dụng ODA hoàn lại và không hoàn lại (trong đó có khoản nhà nước vay cấp lại cho tỉnh và có khoản tỉnh phải đứng ra làm thủ tục cho dân vay để hoàn trả cho nhà tài trợ). Đây là phương thức quan trọng vì vậy cần tập trung cho các dự án lớn, các dự án tổng hợp để phát triển nông thôn.”
5.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với nguồn vốn ODA tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
5.2.1 Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ
Năng lực của đội ngũ cán bộ tham gia quản lý, điều hành và có liên quan đến ODA đang là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả sử dụng ODA. Vì vậy, giải