Tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý vốn ODA trên địa bàn tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 49)

4.2.1 Tình hình cam kết, ký kết và giải ngân vốn ODA

Trong những năm qua, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tích cực vận động, thu hút tài trợ từ các tổ chức quốc tế đa phương, song phương. Tổng vốn ODA ký kết trong các điều ước quốc tế cụ thể từ năm 1993 đến 2017 đạt trên 137,367 nghìn USD. Khoảng thời gian từ năm 1993 đến năm 2005 số lượng ODA của các nhà tài trợ ký kết hỗ trợ cho tỉnh có sự gia tăng liên tục. Tuy nhiên giai đoạn 2006 - 2010 có sự sụt giảm (giảm 4.5% so với giai đoạn 2001 – 2005). Đến giai đoạn 2011 - 2015 lượng ODA đổ vào nhiều nhất. Còn từ 2016 - 2017 tỉnh ký kết thêm được khá ít chương trình, dự án ODA giá trị nguồn vốn đổ vào chỉ khoảng một nửa so với giai đoạn 2011 – 2015. Đây là điều đáng lưu ý và nó cho thấy trong việc thu hút ODA của tỉnh còn

nhiều khó khăn.” Số liệu ODA ký kết vào tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:

Bảng 4.1: Số lượng ODA ký kết vào khu vực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời kỳ 1993 - 2017:

ĐVT: Nghìn USD

Giai đoạn ODA KÝ KẾT THEO HIỆP ĐINH ODA GIẢI NGÂN

Tổng số vốn ODA Trong đó Tổng số vốn ODA Trong đó Viện trợ không hoàn lại Vốn vay Viện trợ không hoàn lại Vốn vay 1993 - 1995 6,380 6380 - 5421 5421 - 1996 – 2000 19,628 - 19,628 18,562 - 18,562 2001 – 2005 22,768 510 22,258 18,514 510 18,004 2006 – 2011 21,753 3,747 18,006 19,047 3,747 15,300 2011 – 2015 44,608 7,336 37,272 25,442 8,000 17,442 2016 - 2017 22,230 22,230 - 18,170 8,170 10,000 Tổng số 137,367 40,203 97,164 105,156 25,848 79,308

,0 5000,0 10000,0 15000,0 20000,0 25000,0 30000,0 35000,0 40000,0 45000,0 50000,0 1993 - 1995 1996 – 2000 2001 – 2005 2006 – 2011 2011 – 2015 2016 - 2017 85% 95% 81% 88% 57% 82% 1993 - 1995 1996 – 2000 2001 – 2005 2006 – 2011 2011 – 2015 2016 - 2017

Hình 4.2 Số lượng ODA ký kết vào khu vực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời kỳ 1993 – 2017

Tỷ lệ giải ngân hàng năm là một yếu tố phản ánh hiệu quả sử dụng ODA. Số liệu về giải ngân ODA, giải ngân vốn đối ứng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho thấy trong giai đoạn từ 1993 - 2017 luôn đạt mức cao từ 57% - 95%, trung bình 24 năm qua của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thì tỷ lệ giải ngân đạt trên 77% và khi so với tỷ lệ trung bình của Việt Nam giai đoạn này là 65.55% như vậy tỷ lệ giải ngân ODA của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là khá tốt.”

Hình 4.3 Tỷ lệ giải ngân ODA khu vực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời kỳ 1993 – 2017

4.2.2 Cơ cấu vốn ODA theo ngành, lĩnh vực

Căn cứ vào nhu cầu vốn đầu tư và định hướng phát triển theo ngành, lĩnh vực và vùng lãnh thổ đề ra trong các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, khu vực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, UBND đã đưa ra định hướng chiến lược, chính sách ưu tiên sử dụng vốn ODA cho từng thời kỳ. Các lĩnh vực sử dụng vốn nhiều ODA trong thời gian qua bao gồm lĩnh vực du lịch, kinh tế biển, nông nghiệp, nông thôn và xóa đói giảm nghèo khoảng 44% tổng ODA và đã được giải ngân. Lĩnh tập trung sử dụng ODA nhiều thứ 2 là lĩnh vực cấp thoát nước, các dự án này tập trung chủ yếu ở các khu vực nông thôn,... Lĩnh vực sử dụng nhiều ODA thứ ba trong các năm qua là Giao thông. Trong những năm qua những dự án xây dựng, cải tạo hệ thống giao thông đã góp phần hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của các ngành kinh tế, xã hội tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Thứ 4 trong lượng vốn ODA đầu tư là lĩnh vực Y tế và đối với các chương trình, dự án đầu tư bệnh viện đa khoa tỉnh, phòng chống HIV/AIDS,... chiếm khoảng chiếm gần 11% tổng lượng vốn ODA đã đem lại những dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân ngày một tốt hơn góp phần nâng cao an sinh xã hội cho tỉnh.”

Như vậy, tại khu vực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời kỳ 1993 - 2017, ODA được ký kết nhiều nhất là lĩnh vực nông thôn và xóa đói giảm nghèo lượng ODA ký kết nhiều nhất, thứ 2 là lĩnh vực cấp thoát nước, thứ ba là Giao thông. Những kết quả phân tích về cơ cấu sử dụng ODA ở khu vực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trên đây được coi là hoàn toàn bình thường vì với ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay việc tập trung nhiều hơn phải tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, phát triển nông nghiệp, nông thôn vì dân số ở khu vực này vẫn trên 80% ở khu vực nông thôn, dựa vào nông thôn. Các lĩnh vực khác ngoài nông nghiệp nông thôn hiện nay chỉ chiếm khoảng 20% và cũng phát triển nhằm nâng cao đời sống người dân.

Bảng 4.2 Cơ cấu sử dụng ODA theo ngành, lĩnh vực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời kỳ 1993 – 2017 (Nguồn: UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)

3% 11% 16% 11% 43% 7% 9% Giáo dục Y tế

Cấp thoát nước Giao thông Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Môi trường Năng lượng, truyền hình

ĐVT: Nghìn USD

STT Lĩnh vực đƣợc hỗ trợ vốn ODA ODA KÝ KẾT THEO HIỆP ĐỊNH

Tổng Số vốn ODA Trong đó Viện trợ không hoàn lại Vốn vay 1 Giáo dục 4,704 887 3,817 2 Y tế 14,704 11,337 3,367 3 Cấp thoát nước 21,670 650 21,020 4 Giao thông 15,314 8,230 7,084

5 Phát triển Nông nghiệp Nông thôn 59,862 0 59,862

6 Môi trường 9,322 9,322 0

7 Năng lượng, truyền hình 11,791 9,777 2,014

4.2.3 Cơ cấu vốn ODA theo nhà tài trợ

Bảng 4.3: 10 Nhà tài trợ có cam kết ODA lớn nhất thời kỳ 1993 – 2017

STT Nhà tài trợ Tổng số Tỷ lệ

1 Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) 31,924 23.24%

2 Chính phủ Ý 21,750 15.83%

3 Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) 14,831 10.80% 4 Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA, JICA2) 12,473 9.08%

5 Ngân hàng Thế Giới (WB) 10,204 7.43%

6 Chính phủ Canada 9,560 6.96%

7 Chính phủ Bỉ 9,322 6.79%

8 Liên minh Châu Âu (EU) 5,800 4.22%

9 Cơ quan phát triển Pháp, Hiệp hội phát triển Quốc tế (AFD, IDA)

4,027 2.93%

10 Hiệp hội phát triển Quốc tế (IDA) thuộc WB 3,132 2.28%

Nguồn : UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, 2017

Những nhà tài trợ lớn và thường xuyên coa mặt ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là: Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Chính phủ Ý, Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (WB), Chính phủ Canada, Chính phủ Bỉ, Liên minh Châu Âu (EU), Cơ quan phát triển Pháp, Hiệp hội Quốc tế (AFD, IDA), Hiệp hội phát triển Quốc tế(IDA) THUỐC WB. Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) là nhà tài trợ song phương lớn nhất cho tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong giai đoạn 1993-2017 với khoảng 31,924 nghìn USD tập trung chủ yếu hỗ trợ thể chế và khu vực tư nhân. Chính phủ Ý đứng thứ hai với 21,750 nghìn USD. Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản ( JBIC) đứng thứ ba với 14,831 nghìn USD. Hiện nay, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho các nước bị sụt giảm do nền kinh tế gặp khó khăn của suy thoái kinh tế cũng như ảnh hưởng của thiên tai và động đất... trong thời gian qua, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn là khu vực được nhận viện trợ nhiều vốn của ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Bên cạnh đó,

Chính phủ Ý, ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) cũng là các nhà tài trợ lớn chi tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.”

Chính sách của Chính phủ Ý, Nhật Bản về cung cấp ODA cho tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tập trung vào các lĩnh vực sau: Thứ nhất: Thúc đẩy tăng trưởng bao gồm các lĩnh vực: Cỉa thiện môi trường đầu tư; Giao thông; Năng lượng điện, Phát triển nguồn nhân lực; cải cách kinh tế bao gồm cả cải cách doanh nghiệp nhà nước; Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ; Thứ hai: Cải thiện mức sống và điều kiện xã hội bao gồm: Giao dục; Y tế; Phát triển đô thị; Phát triển nông thôn; Bảo vệ môi trường. Thứ ba: Tăng cường thể chế bao gồm các lĩnh vực: Cải thiện hệ thống pháp luật và cải cách hành chính. WB cũng là ngân hàng hàng đầu trong việc đầu tư phát triển với khoảng 10,204 nghìn USD. Trong nhiều năm qua, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã và đang nhận được sự hỗ trợ của WB, một trong những định chế tài chính lớn nhất thế giới thường cung cấp vốn và tri thức cho các nước đang phát triển để hỗ trợ cho công cuộc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống người dân. Thông qua việc sử dụng nguồn vốn ưu đãi, viện trợ không hoàn lại của WB, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thiết lập quan hệ đối tác chặt chẽ với WB nhằm giải quyết các thách thức trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. WB quan tâm dành vốn ODA cho tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vào các chương trình dự án thuộc lĩnh vực phát triển nông thôn, năng lượng, giao thông, phát triển đô thị, giáo dục, y tế và cả các ngành tài chính. Hiện nay, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã trở thành một trong những khu vực hưởng thụ lớn từ nguồn ưu đãi của WB.”

Bên cạnh đó, là các nhà tài trợ khác nhau Chính phủ Canada, Chính phủ Bỉ, Liên minh Châu Âu (EU), Cơ quan phát triển Pháp, Hiệp hội phát triển Quốc tế (AFD,IDA), Hiệp hội phát triển Quốc tế (IDA) thuộc WB thường tập trung vào các lĩnh vực công nghệ, phát triển con người, quản lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển nông nghiệp...

4.3 Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với nguồn vốn ODA tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Tàu

Trong giai đoạn vừa qua, việc thu hút vốn ODA cho phát triển kinh tế của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đạt được nhiều bước tiến vượt bậc. Bên cạnh đó, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã cũng đã rất nỗ lực trong việc tạo ra một hành lang pháp lý ổn định cũng như phát huy tối đa hiệu quả từ nguồn vốn ODA cho sự nghiệp phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, thời gian qua thực trạng quản lý Nhà nước về vốn ODA tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn còn bộc lộ một số hạn chế cả về việc áp dụng nguyên tắc quản lý Nhà nước cũng như việc thực thi từ phía cơ quan quản lý Nhà nước”

Môi trƣờng pháp lý về ODA là không đồng bộ, tản mạn, tính pháp lý chƣa cao và không ổn định

Việc quản lý nguồn vốn ODA tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thực hiện theo các văn bản pháp quy để quản lý nguồn vốn ODA Chính phủ. Cụ thể trong khoảng thời gian từ năm 1993 đến năm 2017, Chính phủ đã ban hành các Nghị định về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA: Nghị định 20/CP ban hành ngày 15/3/1994, Nghị định 87/CP ban hành ngày 5/8/1997, Nghị định 17/2001/NĐ-CP ra ngày 04/05/2001, Nghị định 131/2006/NĐ-CP ban hành ngày09/11/2006 và Nghị định 38/2013/NĐ-CP ban hành ngày 23/4/2013,... Trong khoảng 24 năm, từ năm 1993 đến năm 2017, Chính phủ đã lần lượt ban hành các Nghị định có khung pháp lý cao nhất cho hoạt động quản lý, thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA rất quan trọng này. Đây cũng là những văn bản tạo hành lang pháp lý cho hoạt động quản lý Nhà nước đối với nguồn vốn ODA Tuy nhiên những hạn chế trong việc tạo hành lang pháp lý cho hoạt động quản lý Nhà nước đối với nguồn vốn ODA:

Sự chậm trễ ban hành Thông tư hướng dẫn các Nghị định cũng là một trong những lý do làm hạn chế trong quản lý và sử dụng vốn ODA. Cách quản lý chặt chẽ vốn ODA lại có thể hình thành thêm các rào cản hành chính, trong khi các thủ tục hành chính vẫn đang gây khó khăn cho việc thực hiện các dự án đầu tư nói chung và dự án ODA nói riêng. Nhiều quy định cụ thể về tái định cư, tạo mặt bằng sạch cho thi công và vốn đối ứng vẫn chưa được giải quyết tốt, tiếp tục gây khó khăn cho việc thực hiện vốn ODA trong điều kiện có Luật Đất đai mới, nhưng còn rất nhiều vướng mắc trong việc triển khai. Luật Ngân sách chưa được sửa đổi sau Hiến pháp mới nên việc ưu tiên bố trí vốn đối ứng của Việt Nam cho giải ngân các khoản ODA đã cam kết chưa được triệt để thực hiện, vẫn tiếp tục là rào cản.”

Công tác theo dõi, đánh giá các chƣơng trình, dự án còn nhiều hạn chế.

Việc theo dõi các chương trình, dự án đầu tư công tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay vẫn thực hiện theo phương pháp cũ, chủ yếu trung tập vào theo dõi tiến độ

hoàn thành khối lượng công việc và tài chính, mà chưa chú trọng đến theo dõi quá trình tạo ra kết quả trực tiếp và tác động của dự án. Bên cạnh đó, cũng chưa có quy định pháp lý yêu cầu phải theo dõi kết quả dự án và gắn những kết quả đó với mục tiêu phát triển của ngành, lĩnh vực, địa phương và của cả nước. Tóm lại, hệ thống theo dõi hiện tại còn nhiều hạn chế và thiếu cụ thể, dẫn đến việc khó áp dụng đánh giá và phân tích từng bước của một dự án cũng như tổng thể đầu tư công tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.”

Chƣa thực sự quan tâm đúng mức và tạo điều kiện tốt nhất cho khu vực tƣ nhân tiếp cận vốn ODA

Trong thời gian qua nguồn vốn ODA đã có tác động tích cực giúp chúng ta phát triển mạnh cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội khi nguồn vốn của ngân sách còn hạn hẹp và thực lực của khu vực kinh tế tư nhân chưa đủ mạnh, đồng thời các chương trình, dự án hạ tầng kinh tế vốn chậm thu hồi vốn chưa phải là đối tượng ưu tiên đầu tư của khu vực này. Do quan niệm ODA là viện trợ chính thức do các tổ chức nước ngoài cho vay với sự đảm bảo của Nhà nước nên việc tiếp cận nguồn vốn này là do các cơ quan nhà nước, hoặc các doanh nghiệp nhà nước được ủy quyền. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn này. Trong nền kinh tế nhiều thành phần, thật vô lý khi với những nguồn vốn vay giá rẻ, các doanh nghiệp nhà nước giải ngân không hết thì với các doanh nghiệp tư nhân vẫn trong cảnh thiếu vốn triền miên, phải huy động vốn với giá cao, thường phải chịu lãi gấp hai đến ba lần nguồn ODA. Với các nước khu vực, hợp tác đầu tư Nhà nước - tư nhân (PPP) là cách làm thường thấy để các doanh nghiệp sử dụng tốt nguồn viện trợ chính thức theo chủ trương của Nhà nước.”

Trách nhiệm và thực thi trách nhiệm quản lý của các cơ quan Nhà nƣớc

Hiện nay, quản lý nhà nước về ODA và vốn vay ưu đãi, điều hành vĩ mô công tác quản lý và sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được thực hiện bởi các cơ quan quản lý Nhà nước như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Sở Tài chính, Ngân hàng Nhà nước tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu,... hầu hết là cơ quan giúp việc cho Chính phủ, nặng về tổng hợp và tham mưu cho chính phủ trong quản lý và điều hành các vấn đề liên quan đến ODA. Trên nền tảng khung pháp lý hiện hành, tất cả các cơ quan quản lý Nhà nước nói trên đều có trách nhiệm, nhưng vấn đề ở chỗ trách nhiệm đó không được xác định cụ thể và không chịu trách nhiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý vốn ODA trên địa bàn tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)